Đang online: 20
Hôm nay: 497
Trong tuần: 821
Trong tháng: 7280
Tổng truy cập: 659316

Chi bộ Trung tâm Khuyến nông: Sáng tạo trong xây dựng các chuyên đề học tập Bác.

Thứ Sáu 20/04/2018 16:06
60

Trong những năm qua, Chi bộ Trung tâm Khuyến nông luôn triển khai nghiêm túc việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, công tác tuyên truyền về gương Bác được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động.


Việc học tập Bác đã tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của các viên chức Trung tâm Khuyến nông nói chung và riêng các đảng viên về ý nghĩa, giá trị tư tưởng, phong cách, đạo đức; có ý thức và thái độ tích cực trong việc học tập và làm theo, tác động tích cực đến đời sống văn hóa tinh thần, từ đó tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức - hành động, góp phần đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống.

          Trên tinh thần học tập toàn diện, chủ động sáng tạo trong xây dựng các kế hoạch học tập Bác tại đơn vị, Chi bộ Trung tâm Khuyến nông sát sao chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ cùng chính quyền, công đoàn, đoàn thanh niên để tổ chức, triển khai tốt các chuyên đề học tập nhằm đem lại hiệu quả thiết thực, buổi học tập chuyên đề về Bác nhân dịp sinh hoạt chào cờ đầu tháng 04/2018 của Trung tâm Khuyến nông là một điển hình.

          Năm 2018,“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên”, Đồng chí Trần Mậu Tình – Đảng viên chi bộ, Phó Trưởng Trạm Khuyến nông Hàm Tân, Hội viên Hội Cựu chiến binh Sở Nông nghiệp&PTNT đã vinh dự được xây dựng, tuyên truyền một buổi học tập về người; Qua những câu chuyện, giai thoại, buổi học tập đi sâu vào liên hệ, vận dụng phong cách làm việc dân chủ, quần chúng, khoa học, nêu gương; phong cách lãnh đạo dân chủ nhưng quyết đoán, sâu sát, khoa học, năng động, sáng tạo, v.v..

“Sinh thời, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, suối; người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Vì vậy, việc chăm lo, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội. Then chốt trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng là thật thà tự phê bình và phê bình để gột rửa những tư tưởng, quan điểm, hành vi sai trái với phẩm chất đạo đức của người cách mạng, góp phần nâng cao sức chiến đấu của Đảng, loại bỏ những phần tử xấu ra khỏi Đảng, “cốt để đoàn kết và thống nhất nội bộ”. Đồng thời yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, đoàn kết, thương yêu, nuôi dưỡng và phát triển tình thương yêu đồng chí, chống bệnh công thần, ham địa vị, kèn cựa và cục bộ. Quan tâm và dày công xây dựng Đảng ta thành một khối trong sạch, vững mạnh gắn liền với việc chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đã luôn gắn lợi ích giai cấp, dân tộc với đoàn kết quốc tế để tranh thủ và phát huy nguồn sức mạnh nội lực của dân tộc và thời đại, để đảm bảo đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi. Thật đặc biệt song không phải ngẫu nhiên, trước khi từ biệt chúng ta trở về với cõi vĩnh hằng, Hồ Chí Minh lại căn dặn những lời đầy tâm huyết trong bản Di chúc lịch sử: “Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý, phục vụ nhân dân”. Thấm nhuần sâu sắc và nhận thức rõ vai trò, sức mạnh của đạo đức cách mạng và quy luật phát triển của nó, đồng thời coi đạo đức là cái gốc, cái căn bản, là nền tảng của người cách mạng, nên trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời điểm nào của sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh cũng luôn rèn luyện đạo đức cách mạng “như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Là một đảng viên của Đảng, Hồ Chí Minh từng nói: Đảng ta là đạo đức, là văn minh, là thống nhất, là độc lập, là hoà bình, ấm no, do đó, cán bộ, đảng viên của Đảng phải tiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm, danh dự của dân tộc và thời đại. Vì vậy, “để làm mực thước cho dân”, người cộng sản Hồ Chí Minh đã luôn thực hành gương mẫu “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, coi khinh sự xa hoa, giản dị trong nếp sống,v.v.. Đặc biệt, trong những năm tháng đứng ở đỉnh cao quyền lực, với vị thế một nguyên thủ quốc gia (1945-1969), Người vẫn tuyệt nhiên không cầu danh lợi, không màng phú quý, chỉ nhận sự ủy thác của nhân dân và cùng nhân dân Việt Nam vượt mọi gian khó, đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập,  thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho mọi đối tượng trong xã hội, từ công nhân, nông dân đến trí thức, văn nghệ sĩ; từ các cụ phụ lão đến phụ nữ, thanh niên, nhi đồng; từ đồng bào các dân tộc đến đồng bào các tôn giáo…Theo Người, đạo đức phải được thể hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động, từ sinh hoạt, học tập, lao động, đến lãnh đạo, quản lý; trong cả ba mối quan hệ chủ yếu, đối với mình, đối với việc, đối với người… Cùng với việc đề cập đạo đức công dân, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến đạo đức của cán bộ, đảng viên, vì “cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay cán bộ kém” và Người đã kiên trì giáo dục đạo đức mới - đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, nhằm ngăn chặn, khắc phục những hiện tượng suy thoái về đạo đức và lối sống; đặc biệt nhằm chống lại những khuynh hướng sai lệch về quyền lực như quan liêu, cậy thế, cậy quyền lợi dụng quyền lực, lạm dụng quyền lực, say mê quyền lực, chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực, tham quyền cố vị… vốn là những tệ nạn, nguy cơ làm sụp đổ sự nghiệp của một người, thậm chí của cả một Đảng.”

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng giữ vị trí nổi bật trong đời sống tinh thần của xã hội, trong xây dựng con người Việt Nam mới, góp phần quan trọng điều chỉnh hành vi của mỗi người Việt Nam theo hướng chân, thiện, mỹ.

CB