Đang online: 12
Hôm nay: 741
Trong tuần: 1065
Trong tháng: 7524
Tổng truy cập: 659560

TÌNH HÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 TỈNH BÌNH THUẬN

Thứ Sáu 07/10/2022 21:02
529

TÌNH HÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 TỈNH BÌNH THUẬN

Trong 9 tháng năm 2022 thời tiết thuận lợi, nguồn nước tưới trong các công trình hồ chứa, đập thủy lợi đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tình hình sản xuất có những chuyển biến tích cực, trồng trọt giữ ổn định. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn còn khó khăn do biến đổi khí hậu, thị trường, giá vật tư nguyên liệu đầu vào tăng cao; ứng dụng khoa học - công nghệ và cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp còn ít.

1.     Cây hàng năm

Trong 9 tháng năm 2022 toàn tỉnh gieo cấy đạt 111.827,6 ha, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2021; diện tích giảm so với cùng kỳ tập trung vào các cây như lúa, ngô. Cụ thể:

- Cây lương thực: Diện tích ước đạt 87.790,1 ha, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2021; sản lượng đạt 496.682,1 tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó:  Diện tích lúa đạt 77.941,8 ha, giảm 1,9%; sản lượng lúa đạt 486.833,9 tấn, giảm 1,2%. Diện tích bắp đạt 9.848,3 ha, giảm 4,7%; sản lượng đạt 65.957 tấn, giảm 7,3%.

- Nhóm cây công nghiêp ngắn ngày: Diện tích đậu phộng đạt 4.334,4 ha, tăng 11,7% so với vụ cùng kỳ năm 2021; sản lượng đạt 8.670,8 tấn, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2021. Diện tích mè đạt 4.193,9 ha, tăng 10,2 %; sản lượng đạt 2.508,7 tấn, tăng 10,3%.

- Cây rau, đậu, hoa các loại: Diện tích gieo trồng đạt 13.719,4 ha, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó: Rau các loại diện tích đạt 7.172 ha, tăng 5,7%; sản lượng đạt 83.128,1 tấn, tăng 8,1%. Đậu đạt 6.489,6 ha, tăng 8,7%; nguyên nhân tăng do cây đậu phù hợp với điều kiện tưới tiêu khô hạn từ đầu vụ nên người dân tích cực gieo trồng, nổi bật là cây đậu xanh được trồng nhiều ở huyện Tuy Phong do giá trị kinh tế cao.

- Nhóm cây hàng năm khác: Diện tích gieo trồng đạt 1.316,8 ha, tăng 9,96% so cùng kỳ năm 2021; tăng mạnh ở các cây như ớt, gừng, sả, cỏ voi được người dân tích cực gieo trồng và chăm sóc.

- Để phát huy hiệu quả sử dụng đất và tăng cường tiết kiệm nguồn nước tưới, trong 9 tháng năm 2022 đã thực hiện chuyển đổi 5.188 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ngắn ngày khác hiệu quả hơn như: rau 1.246 ha, đậu các loại 1.002 ha, đậu phộng 1.234 ha, dưa hấu 164 ha, cây trồng khác 304 ha. Chương trình xã hội hoá giống lúa được chú trọng triển khai; vụ đông xuân và hè thu thực hiện được 662 ha (Bắc Bình 74 ha, Hàm Thuận Bắc 100 ha, Tánh Linh 488 ha); tiếp tục duy trì 3.000 ha lúa chất lượng cao tại huyện Tánh Linh.

* Tiến độ vụ Mùa

Tính đến ngày 15/9 xuống giống vụ mùa đạt 36.579,8 ha, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó lúa đạt 22.420 ha, tăng 5,8%; bắp đạt 2.100,6 ha, tăng 22,5%; rau các loại đạt 1.326,4 ha, tăng 12,9%; đậu các loại đạt 1.389 ha, tăng 6,2%.

2. Cây lâu năm

Trong 9 tháng năm 2022 chủ yếu tập trung chăm sóc diện tích các loại cây lâu năm hiện có. Thị trường xuất khẩu hàng nông sản gặp nhiều khó khăn; giá phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tăng cao, giá đầu ra của một số sản phẩm cây lâu năm giảm. Diện tích ước đạt 108.924,9 ha, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó diện tích cây công nghiệp đạt 67.181,7 ha, tăng 4%; cây ăn quả 40.886,8 ha, giảm 8,1%; các loại cây lâu năm khác 856,4 ha, tăng 3%. Một số cây trồng chính như sau:

- Thanh long: Tổng diện tích ước đạt 29.743,8 ha, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2021; giảm ở hầu hết các huyện, trong đó nhiều nhất là Hàm Thuận Bắc 1.720 ha, Bắc Bình 1.285 ha, Hàm Thuận Nam giảm 311 ha, La Gi 122,1 ha. Sản lượng thu hoạch 9 tháng năm 2022 ước đạt 475.500 tấn, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2021, nguyên nhân giảm chủ yếu do giá thấp trong thời gian dài, trong khi chi phí lao động, phân bón ngày càng tăng cao nên người nông dân bỏ vườn không chăm sóc ngày càng nhiều.

- Cây điều: Tổng diện tích ước đạt 18.572 ha, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2021, tăng chủ yếu ở huyện Đức Linh. Sản lượng thu hoạch 9 tháng năm 2022 ước đạt 14.300 tấn, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2021; trong những năm gần đây một số địa phương triển khai trồng điều ghép nên năng suất thu hoạch ngày được cải thiện hơn; tuy nhiên phần lớn diện tích điều trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các giống điều truyền thống, năng suất thấp, nhất là các huyện phía bắc chủ yếu trồng trên đất cát bạc màu nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao.

- Cây tiêu: Tổng diện tích ước đạt 1.133,5 ha, giảm 1,45% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng thu hoạch 9 tháng năm 2022 ước đạt 1.450 tấn, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2021. Do giá tiêu thấp trong một thời gian dài nên người trồng tiêu chặt bỏ một số diện tích già. Hiện nay giá tiêu tăng trở lại nhưng chưa cao, trong khi chi phí sản xuất lớn, trên cây lại thường xuyên xuất hiện nhiều sâu bệnh không thuốc đặc trị (chết nhanh chết chậm), không có lãi nhiều, rủi ro cao nên người trồng hạn chế đầu tư.

- Cao su: Tổng diện tích ước đạt 44.219 ha, tăng 4,3% so với cùng kỳ 2021. Sản lượng ước đạt 40.100 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 9 tháng năm 2022 thị trường xuất khẩu cao su chưa có dấu hiệu khả quan, sản phẩm thu hoạch chủ yếu tiêu thụ trong nước, dự tính trong thời gian đến diện tích trồng mới trên địa bàn tỉnh sẽ còn phát triển nhưng không cao.

- Cà phê: Tổng diện tích ước đạt 2.350 ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2021. Cây cà phê tập trung chủ yếu ở Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh và Đức Linh. Sản lượng ước đạt 985 tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2021.

- Các loại cây lâu năm còn lại đang được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích biến động không đáng kể.

3. Tình hình dịch bệnh trên các loại cây trồng

Trong tháng công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh trên các loại cây trồng được tăng cường. Diện tích nhiễm một số bệnh phổ biến so với cùng kỳ năm 2021 như sau:

- Cây lúa: Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá 1.007 ha, giảm 249 ha; bệnh bạc lá 427 ha, giảm 153 ha; sâu cuốn lá toàn vùng 323 ha; bọ trĩ nhiễm 551 ha, tăng 255 ha; chuột gây hại 405 ha, giảm 682 ha.

- Cây thanh long: Diện tích nhiễm bệnh đốm nâu 4.228 ha, tăng 44 ha. Các loại côn trùng khác gây hại với mật số thấp.

4. Tình hình thiệt hại do thiên tai

Trong tháng xảy ra 06 vụ thiên tai, trong đó có 3 vụ liên quan đến sản xuất nông nghiệp như mưa lớn kéo dài gây lũ, gió lốc xảy ở 03 huyện Tánh Linh, Bắc Bình, Đức Linh làm ngập 499 ha lúa mới xuống giống và 2,8 ha lúa hè thu sắp thu hoạch; ngập 0,1 ha bắp bị ngã đổ; 35 cây cao su bị trốc gốc và 96 cây bị xiên vẹo.

5. Tình hình thủy lợi phục vụ sản xuất

Kết quả cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân 2021-2022 được tưới từ nguồn nước thủy lợi, thủy điện trên toàn tỉnh là 53.944 ha. Trong đó cây lúa và cây màu 32.443 ha; cây thanh long, cây ăn quả 21.090 ha; nuôi trồng thủy sản 411 ha. Kết quả cấp nước sản xuất vụ hè thu 2022 được tưới từ nguồn nước thủy lợi, thủy điện là 49.793 ha. Trong đó cây lúa, cây màu 29.161 ha; cây thanh long, cây ăn quả 20.221 ha; nuôi trồng thủy sản 411 ha.

6. Công tác ứng dụng khoa học - công nghệ và khuyến nông vào sản xuất

Tổ chức nghiệm thu các mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trồng thâm canh cây đinh lăng theo liên kết chuỗi quy mô 3,4 ha, thực hiện tại xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong. Mô hình thâm canh cây thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP theo liên kết chuỗi quy mô 14 ha, thực hiện tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam. Mô hình thâm canh sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP theo liên kết chuỗi, quy mô 14 ha, thực hiện tại xã Đa Kai, huyện Đức Linh.  Mô hình thâm canh cây lúa theo phương pháp cải tiến SRI quy mô 19 ha, thực hiện tại xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh.

Đón tiếp đoàn Anh Quốc tham quan và tìm hiều về cây thanh long

Đỗ Thị Lý (St Cục thống kê)