Đang online: 6
Hôm nay: 315
Trong tuần: 1567
Trong tháng: 6458
Tổng truy cập: 658494

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM PHÙ HỢP CHUẨN VIETGAP CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG

Thứ Tư 16/12/2020 16:58
1068

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM PHÙ HỢP CHUẨN VIETGAP CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG

Ngày 01/9/2020, Trung tâm Khuyến nông đã ban hành Quyết định số 159/QĐ-TTK về công bố trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp chuẩn VietGAP.

Các bước thực hiện chức nhận sản phẩm phù hợp chuẩn VietGAP:

STT

Nội dụng

Bước 1

Đăng ký chứng nhận

Cơ sở sản xuất/sơ chế có nhu cầu đăng ký đánh giá lần đầu, đánh giá lại, đánh giá mở rộng sản phẩm trồng trọt được sản xuất, sơ chế phù hợp Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) làm đơn đăng ký chứng nhận sản phẩm VietGap (theo mẫu BM.TT.01.01) và gửi kèm theo kết quả kiểm tra nội bộ;

Đối với cơ sở sản xuất có nhiều thành viên gửi kèm theo đơn đăng ký chứng nhận là hồ sơ chứng minh quy định nội bộ về phân công nhiệm vụ, tổ chức sản xuất, kiểm tra, giám sát và được phổ biến đến tất cả các thành viên, địa điểm sản xuất.

Hồ sơ đăng ký gửi về Trung tâm Khuyến nông (TTKN) bằng đường bưu điện, hoặc đến nộp hồ sơ trực tiếp.

Bước 2

Xem xét hồ sơ đăng ký, hợp đồng chứng nhận

 

Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP, Trong vòng 03 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận sẽ xem xét hồ sơ đăng ký của cơ sở nêu trên (theo mẫu BM.TT.01.02) để xác nhận và thông báo cho cơ sở về tình trạng hồ sơ đăng ký, phạm vi đăng ký chứng nhận, hướng dẫn cho cơ sở sản xuất bổ sung những nội dung còn thiếu (nếu có), lập hợp đồng đánh giá với cơ sở đề nghị chứng nhận (theo mẫu BM.TT.01.03).

Trong vòng 01 ngày làm việc sau khi lập hợp đồng với cơ sở, Bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ cho bộ phận xử lý hồ sơ (theo mẫu BM.TT.01.23)

Bước 3

Chuẩn bị đánh giá, đánh giá

Ngay khi nhận được hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận, Bộ phận xử lý hồ sơ phối hợp với Bộ phận đánh giá lập Chương trình đánh giá (theo mẫu BM.TT.01.04) và xây dựng kế hoạch đánh giá (theo mẫu BM.TT.01.05), dự kiến danh sách chuyên gia đánh giá, dự kiến số thành viên (đối với cơ sở nhiều thành viên) hoặc địa điểm sản xuất (đối với cơ sở nhiều địa điểm sản xuất) cần đánh giá và kế hoạch lấy mẫu sản phẩm (số lượng, nơi lấy mẫu, chỉ tiêu phân tích) trình lãnh đạo xem xét phê duyệt.

Sau đó Bộ phận xử lý hồ sơ gửi cho cơ sở đề nghị chứng nhận và đề nghị cơ cở phản hồi ý kiến. Trong vòng 02 ngày làm việc từ khi cơ sở nhận được thông báo, cơ sở phải có ý kiến phản hồi về TTKN qua điện thoại, email hoặc fax (theo mẫu BM.TT.01.23)

Sau khi nhận được ý kiến phản hồi của cơ sở, trong vòng 02 ngày làm việc, Bộ phận xử lý hồ sơ có thể điều chỉnh hay không điều chỉnh nội dung chương trình đánh giá, kế hoạch đánh giá. Sau đó, xây dựng quyết định thành lập đoàn (theo mẫu BM.TT.01.06) trình lãnh đạo phê duyệt và chuyển cho các chuyên gia.

Sau đó Bộ phận đánh giá sẽ trực tiếp xuống cơ sở tiến hành đánh giá quá trình sản xuất thuộc lĩnh vực trồng trọt theo VietGAP (theo mẫu BM.01.09), lấy mẫu đất, nước, và mẫu điển hình sản phẩm tại cơ sở sản xuất, xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định VietGAP rồi gửi đến cơ quan phân tích, xét nghiệm mẫu không quá 02 ngày làm việc.

Bước 4

Thẩm xét hồ sơ đánh giá

Sau khi nhận báo cáo kết quả đánh giá, kết quả thử nghiệm mẫu từ bộ phận đánh giá. Bộ phận thẩm xét tiến hành thẩm tra, xem xét các đặc tính của mẫu qua kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định liên quan để đánh giá kết quả thử nghiệm. Nếu kết quả mẫu điển hình không đạt, Bộ phận thẩm xét thông báo cho Trưởng đoàn đánh giá yêu cầu cơ sở điều tra nguyên nhân, biện pháp khắc phục và báo cáo kết quả thực hiện về TTKN để thẩm tra, tiến hành lấy mẫu điển hình lần 2. Mẫu điển hình được lấy lần 2 là lần cuối cùng để xem xét kết luận sự phù hợp

Bước 5

Quyết định cấp chứng nhận

Sau khi tiến hành thẩm xét hồ sơ, đánh giá sự phù hợp mẫu. Bộ phận thẩm xét lập báo cáo thẩm xét (theo mẫu BM.TT.01.15) trình lên cho lãnh đạo phê duyệt

 

Nếu được lãnh đạo phê duyệt, Bộ phận thẩm xét dự thảo Quyết định cấp giấy chứng nhận (theo mẫu BM.TT.01.16) và Giấy chứng nhận (theo mẫu BM.TT.01.18) trình lãnh đạo phê duyệt.

 

Quyết định cấp giấy chứng nhận và Giấy chứng nhận sau đó được chuyển lại cho Bộ phận tiếp nhận thông báo, theo dõi và trả cho cơ sở. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận tối đa không quá 03 năm kể từ ngày ký.

Bước 6

Giám sát sau chứng nhận

Đánh giá giám sát được thực hiện sau khi cơ sở được cấp Giấy chứng nhận VietGAP. Đánh giá giám sát có thể thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc đột xuất (không báo trước).

rong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận là 3 (ba) năm, định kỳ 12 tháng/01 lần TTKN sẽ cử đoàn đánh giá đến cơ sở để tiến hành đánh giá giám sát.

Kết quả đánh giá giám sát định kỳ đối với cơ sở là căn cứ để TTKN xem xét duy trì/ cảnh báo/ đình chỉ chứng nhận.

Bước 7

Đánh giá lại (Tái chứng nhận)

 

Đánh giá lại được thực hiện khi cơ sở sản xuất/sơ chế yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận VietGAP đã hết hiệu lực. 01 tháng trước khi hết hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận, TTKN sẽ thông báo hướng dẫn cho cơ sở biết để làm thủ tục đăng ký đánh giá lại để cấp Giấy chứng nhận mới. Cơ sở có nhu cầu chứng nhận lại gửi đơn đăng ký theo biểu mẫu về TTKN.

Chi tiết trình tự xem file đính kèm:

- Quyết định 159/QĐ-TTKN ngày 01/9/2020

- Phụ lục các biểu mẫu đính kèm QĐ 159/QĐ-TTKN ngày 01/9/2020

Các đơn vị, cơ sở đăng ký chứng nhận thanh long VietGAP có thể tham khảo quy trình thủ tục chứng nhận hoặc liên hệ trực tiếp tại:  

Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận

Đ/c: số 299 đường 19/4, P. Xuân An, TP. Phan Thiết, Bình Thuận

SĐT: 0252 3839 468 (trong giờ hành chính)

Để được tư vấn và hỗ trợ!

Linh Linh