Đang online: 11
Hôm nay: 564
Trong tuần: 888
Trong tháng: 7347
Tổng truy cập: 659383

THÁNG CAO ĐIỂM PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐỐM NÂU TRÊN THANH LONG

Thứ Tư 31/08/2016 08:50
538

        Tính đến ngày 5/8/2016 diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu trên toàn tỉnh Bình Thuận là 6.168 ha, trong đó nhiễm nhẹ 4.855 ha (tỷ lệ bệnh 5 – 10%), nhiễm trung bình 1.140 ha (tỷ lệ 10 – 20%) và nhiễm nặng 173 ha (tỷ lệ bệnh 20 – 50%); so với tuần trước tăng 466 ha và giảm 1.188 ha so với cùng kỳ năm 2015, kết quả này có được là một trong những nổ lực của ngành nông nghiệp và nông dân địa phương thực hiện tốt biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long.

        Bệnh đốm nâu là bệnh có diễn biến phức tạp, hiện có chiều hướng tái phát và tiếp tục lây lan, thời tiết mưa nhiều xen kẻ với nắng nóng, là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển và gây hại mạnh trên các vườn thanh long, ẩm độ không khí cao, bệnh đốm nâu trên cây thanh long có xu hướng sẽ gia tăng cả về diện tích bị nhiễm và mức độ thiệt hại. Vì vậy, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh đốm nâu gây ra; đặc biệt không còn diện tích bị nhiễm bệnh nặng trên cây thanh long. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động "Đợt cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long trên địa bàn tỉnh", thời gian phát động Đợt cao điểm : Ra quân bắt đầu từ ngày 25/8/2016 đến ngày 31/10/2016.

 

Trái bị bệnh đốm nâu

        Theo Ban Chỉ đạo phát triển thanh long bền vững tỉnh, các địa phương cần tiếp tục vận động các hộ dân trồng thanh long thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh theo quy trình do cơ quan chuyên ngành hướng dẫn như sau :

        1. Vệ sinh vườn thanh long :

           - Tiến hành phát quang, làm sạch cỏ dại trong vườn và xung quanh vườn; khơi thông mương, rãnh tạo điều kiện thoát nước nhanh chóng cho vườn thanh long.

           - Tỉa bỏ triệt để những cành, nụ, hoa, trái thanh long bị bệnh, loại bỏ bớt những cành vô hiệu, ốm yếu, nằm sâu bên trong tán nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây.

           - Thu gom toàn bộ các cành, nụ, hoa, trái thanh long bị loại bỏ đem tiêu hủy, tuyệt đối không được vứt bỏ bừa bãi trong vườn hay dưới mương, rãnh nước làm cho mầm bệnh lây lan và phát tán nhanh trong vùng.

           - Thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và tài liệu, tờ rơi, ...

        2. Biện pháp tiêu hủy :

Có thể tiến hành tiêu hủy cành trái, nụ thanh long bị nhiễm bệnh theo 01 trong 02 trường hợp sau đây :

        2.1 Trường hợp chưa có chế phẩm sinh học BIO ADB :

           - Dùng tấm bạt nylon để ủ, kích thước tấm bạt nylon lớn hay nhỏ tùy thuộc vào khối lượng cành thanh long cần đem ủ.

           - Chọn 3 - 4 nơi trong vườn bằng phẳng, sạch cỏ và thuận lợi cho việc vận chuyển cành, quả bị bệnh để xử lý; sau đó trải tấm bạt nylon tại những nơi đã chọn.

           - Cành thanh long bị nhiễm bệnh được cắt thành từng đoạn từ 20 - 40 cm. Sau đó xếp thành từng lớp trên tấm nylon. Mỗi lớp khoảng từ 20 - 30 cm, rồi rãi 01 lớp vôi bột, tiếp tục đổ lớp khác (1 lớp cành + 1 lớp vôi bột) cho đến khi tạo thành đống cao khoảng 1 - 1,2 m thì phủ tấm bạt lại thật kín.

        2.2 Trường hợp có chế phẩm sinh học BIO ADB : thực hiện theo hướng dẫn của quy trình

           - Quy trình kỹ thuật Quản lý bệnh đốm nâu trên cây thanh long do Cục Bảo vệ thực vật ban hành tại công văn số 1162/BVTV-QLSVGHR ngày 28/6/2016

           - Quy trình xử lý cành, quả thanh long bị bệnh của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam

        3. Tổ chức tập huấn Quy trình kỹ thuật Quản lý bệnh đốm nâu hại thanh long do Cục Bảo vệ thực vật ban hành và Quy trình xử lý cành, quả thanh long bị bệnh do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam ban hành cho cán bộ các huyện, xã và các đoàn thể ở cơ sở để tham gia hướng dẫn cho bà con nông dân.

        4. Phát tán tài liệu Quy trình kỹ thuật quản lý bệnh đốm nâu hại thanh long và tóm tắt quy trình xử lý cành, quả thanh long bị bệnh đến từng bộ trồng thanh long tại địa phương.

        5. Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, hội thảo đầu bờ, tham quan thực tế, nhân rộng mô hình tiêu hủy cành trái thanh long bị bệnh đã thành công và đạt hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh, huyện.

        Nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long cho cán bộ, nhân dân địa phương và các tổ chức, cá nhân trồng và sơ chế thanh long trên địa bàn tỉnh và giảm diện tích, tỷ lệ gây hại của bệnh trên các vườn thanh long, đến cuối tháng 10/2016 không còn diện tích bị nhiễm nặng để hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh đốm nâu hại thanh long gây ra trong sản xuất./.

NKD