Đang online: 2
Hôm nay: 125
Trong tuần: 125
Trong tháng: 6584
Tổng truy cập: 658620
  • TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG BÌNH THUẬN SINH HOẠT CHÀO CỜ ĐẦU THÁNG 4 NĂM 2024
    TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG BÌNH THUẬN SINH HOẠT CHÀO CỜ ĐẦU THÁNG 4 NĂM 2024
    03/04/2024 08:46
    Sáng ngày 01 tháng 4 năm 2024, tại hội trường Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận đã diễn ra buổi chào cờ đầu tháng 4 năm 2024. Tham dự buổi chào cờ có đồng chí Ngô Thái Sơn – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông cùng tập thể cán bộ viên chức người lao động của Trung tâm Khuyến nông tham gia trực tiếp tại Trung tâm, các Trạm tham gia qua hình thức trực tuyến. Sau buổi chào cờ và hát Quốc ca, đồng chí Ngô Thái Sơn đã thông qua báo cáo của các Trưởng Phó phòng, Trạm và các viên chức Kỹ thuật tham gia thực hiện mô hình triển khai, xây dựng các kế hoạch thông qua dự toán chi tiết công việc hoạt động Khuyến nông năm 2024. Thông qua việc chào cờ nhằm giáo dục, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, thể hiện tình cảm, lòng kính yêu đối với lãnh tụ nhắc nhở cán bộ, đảng viên thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phát huy tinh thần, trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Tạo không khí thi đua trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thực hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp, nề nếp sinh hoạt văn hóa, văn minh công sở. Toàn cảnh buổi chào cờ tại Hội trường trung tâm Khuyến nông QT
  • Triển vọng từ mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ
    Triển vọng từ mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ
    12/03/2024 10:28
    Hướng tới nền nông nghiệp sạch, vừa có giá trị kinh tế cao vừa mang lại lợi ích đối với sức khỏe người nông dân. Năm 2023, Trung tâm Khuyến Nông phối hợp với xã Hàm Phú thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, hứa hẹn mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp bền vững.
  • Tánh Linh: Điểm sáng tiên phong của tỉnh Bình Thuận về cánh đồng lúa chất lượng cao
    Tánh Linh: Điểm sáng tiên phong của tỉnh Bình Thuận về cánh đồng lúa chất lượng cao
    05/03/2024 15:17
    Huyện Tánh Linh có tổng diện tích 1.174,22 km² trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp 34.500 ha, diện tích sản xuất lúa hằng năm khoảng trên 25.000 ha. Trong những năm gần đây tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Tánh Linh có nhiều chuyển biến tích cực, trong sản xuất nông nghiệp đều ứng dụng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần tăng sản lượng lương thực cả về số lượng, lẫn chất lượng. Việc tập trung sản xuất theo chiều sâu, hình thành các vùng chuyên sản xuất nông sản đạt sản phẩm chất lượng, sản xuất theo hướng an toàn sinh học, theo hướng hữu cơ, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững đã và đang được huyện Tánh Linh quan tâm tập trung đầu tư phát triển. Trong đó công tác sản xuất lúa là một trong những nhiệm vụ chính trị được đầu tư quan tâm hàng đầu. Quang cảnh Hội trường Đến nay, huyện Tánh Linh đã hình thành và mở rộng được trên 3.000 ha vùng lúa chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước và xuất khẩu. Từ chương trình vùng lúa chất lượng cao 3.000 ha đã lan tỏa ra các vùng lân cận, hầu hết các diện tích lúa trên địa bàn huyện đều sử dụng giống lúa xác nhận để gieo sạ, năng suất vùng lúa chất lượng cao đạt bình quân 65 tạ/ha. Cá biệt một số diện tích sản xuất đạt từ 70- 85 tạ/ha. Toàn cảnh Hội thảo Để địa phương chủ động chọn giống lúa tốt chất lượng cao phù hợp điều kiện sản xuất hằng năm UBND huyện Tánh Linh phối hợp với Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện khảo nghiệm giống lúa triển vọng nhằm chọn ra những giống lúa mới có những ưu điểm vượt trội hơn, thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính, tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt và đáp ứng được thị trường tiêu thụ và xuất khẩu. Từ đó, làm cơ sở để bổ sung giống lúa mới vào cơ cấu giống tại địa phương. Đến nay, việc sản xuất lúa thương phẩm của nông dân huyện nhà đều sử dụng chủ yếu các giống lúa mang thương hiệu OM của Viện Lúa Đồng Bằng sông Cửu Long để gieo trồng hằng năm. Tiếp nối thành công những năm trước vừa qua tại xã Bắc Ruộng, Ủy ban nhân huyện Tánh Linh phối hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức hội thảo khảo nghiệm các giống lúa triển vọng của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 và giải pháp canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu vụ đông xuân 2023-2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo Trung tâm giống Bình Thuận, công ty phân bón Bình Điền, đại diện lãnh đạo công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời. Ở huyện có Ông Nguyễn Hữu Phước - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, lãnh đạo các phòng ban ngành đoàn thể huyện, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã, Thị trấn các hộ nông dân tiêu biểu và các các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trong huyện. Các giống lúa mới tham gia khảo nghiệm: OM 22, OM 3, OM 16, OM 46, OM 8, OM 34 đây là những giống lúa đã được giới thiệu để nông dân lựa chọn trồng khảo nghiệm tại nhiều địa phương ở các tỉnh phía Nam. Qua gần 4 tháng khảo nghiệm, kết quả bước đầu cho thấy các giống lúa đều có khả năng thích nghi, có thời gian sinh trưởng ngắn (85 - 90 ngày) phù hợp với ruộng 3 vụ, sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, cứng cây, bộ lá khỏe, lá đòng rộng dài, bông dài. Các giống lúa đều thể hiện được tiềm năng năng suất cao (54 – 72 tạ/ha). Việc thực hiện đánh giá khảo nghiệm mang tính cộng đồng rất thiết thực, đáp ứng nhu cầu về sử dụng những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt trong sản xuất lúa thương phẩm của nông dân địa phương tại buổi hội thảo được các đại biểu bỏ phiếu đánh giá các giống theo thứ tự như sau: OM 34 OM 3 OM 22 OM 16 OM 8 OM 46. Nông dân tham quan và đánh giá giống lúa khảo nghiệm Với những kết quả đạt được rất khả quan, hy vọng trong thời gian tới, các giống lúa được tiếp tục khảo nghiệm thêm vụ đông xuân, vụ hè thu nhằm chọn được giống ưu việt nhất để bổ sung cơ cấu giống lúa của huyện Tánh Linh nói riêng cũng như cơ cấu giống lúa của tỉnh Bình Thuận nói chung. Hồ Công Bình
  • PHÁT TRIỂN TÁO TUY PHONG AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG
    PHÁT TRIỂN TÁO TUY PHONG AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG
    05/03/2024 10:01
    Tuy Phong là huyện nằm trong vùng nhiệt đới khô hạn, có khí hậu đặc trưng, thời tiết diễn biết khắc nghiệt lượng mưa rất ít, phân bố không đồng đều qua các năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, phổ biến: 600 - 800mm, số ngày mưa từ: 75 - 85 ngày chính vì thế ảnh hưởng lớn đối với việc sản xuất các loại cây trồng cần sử dụng lượng nước nhiều. Tuy nhiên với đặc điểm trên lại chính là ưu thế cho việc phát triển các loại cây trồng chịu hạn như cây Táo. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện phục vụ tưới tiêu tương đối hoàn thiện: Hệ thống đập Phan Dũng hệ thống đập Hồ Lòng Sông, hồ Đá Bạc và đặc biệt là hệ thống kênh tưới đã bê tông hóa trên 90%. Táo được coi là “vua” của các loại cây ăn quả vùng khô hạn, bởi tính thích nghi rộng trồng được ở những nơi khô hạn và vùng bán sơn địa ngoài giá trị kinh tế, cây táo như một loại cây ăn quả đa năng có tác dụng như chắn gió, chống xói mòn đất và dịch chuyển cát và làm nguồn thức ăn, gỗ và nhiên liệu (Anbu và ctv., 2019). Cây táo ta thuộc họ Rhamnaceae, tên khoa học Ziziphus mauritiana Lamk, có đặc điểm là cây nhỏ, cành thẳng xuống, quả lúc non tròn, có nhiều lông, sau nhẵn, màu xám, có gai nhọn đơn thẳng hay gai cắp đôi ngắn và cong. Lá hình bầu dục, trái xoan, trứng, tròn, màu xanh đậm và nhẵn ở mặt trên, có lông dày, mềm, màu trắng bạc ở mặt dưới, mép khía răng, ba gân gốc nổi rõ ở mặt dưới. Hoa tập trung thành xim (chùm) ở nách lá, năm đài hình tam giác, nhọn, nhẵn ở mặt trong, có lông ở mặt lưng. Tràng hoa có năm cánh hình bầu dục rộng, mép cong vào trong, rất lõm, màu trắng nhạt, có móng hẹp, đĩa mật có năm thùy. Bầu 2 ô ẩn sâu trong đĩa mật, chỉ lộ một ít ở đỉnh, vòi chia đôi, 2 ô mỗi ô có một noãn. Hoa nở từ tháng 6 đến tháng 10. Vì hoa ra liên tục trong thời gian dài nên số lượng hoa rất nhiều. Trong từng chùm, các hoa nở liên tiếp cho đến khi hoa có đậu, số lượng hoa/chùm lên tới 50 – 55 cái. Quả hạch hình cầu, vỏ nhẵn. Theo Vidrih và ctv., (2019) quả táo chín Ziziphus jujuba chứa 42,25% nước và 44,0% chất rắn hòa tan. Quả khô chứa glucose 36,5,0%, 33,4% fructose, 0,22% sucrose, 83,8 mg/100 g axit ascobic và 39,4 mg/100 g dehydroascorbic axit. Vỏ quả chứa 1,1% protein, 0,73% tổng phenol, 1,7% tro, 12,4% chất xơ không hòa tan và 6,7% chất xơ hòa tan. Hạt táo chứa 2,5% tổng lượng chất béo. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất của cây Táo phụ thuộc rất lớn vào việc quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Kết quả này giúp cho nông dân trồng táo phải chú ý đến việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu bệnh theo nguyên tắc “4 đúng” đó là: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng đặc biệt là đúng mùa vụ để nâng cao năng suất. Năm 2011, diện tích cây Táo trên địa bàn huyện Tuy Phong khoảng 3 ha nhưng đến nay diện tích trồng Táo đã tăng lên khoảng 128 ha. Qua thực tế sản xuất cây Táo trong những năm qua đã chứng tỏ được ưu thế so với những loại cây trồng khác. Với những đặc điểm về khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng như trên việc xác định từng bước đưa cây Táo vào trong cơ cấu sản xuất trên địa bàn huyện là phù hợp và có khả năng phát triển mạnh và bền vững trong những năm kế tiếp. Với những đặc điểm nêu trên, để sản xuất cây Táo an toàn, phát triển và bền vững, một số giải pháp tổ chức sản xuất Táo được đưa ra như sau: - Quy hoạch lại vùng trồng táo tập trung ở các địa phương có quy mô phù hợp với điều kiện về đất đai, hệ thống tưới tiêu hợp lý. Đầu tư các khu sản xuất tập trung mới có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào canh tác, điều tiết được thời gian cắt cành, bố trí trái vụ sẽ thu được giá cao, thời gian thu hoạch theo yêu cầu của thị trường. - Triển khai, áp dụng kỹ thuật mới vào nghề trồng táo từ khâu làm đất, chọn giống, ghép cành, trồng, chăm sóc, tưới tiết kiệm, làm nhà lưới, hệ thống tự động hóa trong quá trình tưới nước kết hợp với bón phân và thu hoạch. Người nông dân phải quan tâm nhiều hơn về chất lượng quả táo thể hiện trên các mặt: về độ lớn của quả, giòn, độ ngọt thanh, màu sắc và độ bóng của quả táo. - Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ nông nghiệp vào hoạt động sản xuất như sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, áp dụng các mô hình canh tác GAP, quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Integrated Pests Management), quản lý cây trồng tổng hợp ICM (Integrated Crop Management) và quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp IPHM. - Xúc tiến nhanh việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm OCOP táo Tuy Phong – Bình Thuận, xây dựng website sản phẩm về táo để giới thiệu đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu sản phẩm táo đến với người tiêu dùng. Xây dựng hệ thống phân phối phù hợp, chú ý đến các thị trường tiềm năng là các siêu thị, nhà hàng, chợ trái cây đầu mối và từng bước vươn tới xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài. - Cần mở các lớp tập huấn về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây táo theo hướng GAP, cách sử dụng thuốc BVTV, sản xuất cây Táo chất lượng cao, kỹ thuật trồng Táo giống mới. - Phát triển các dịch vụ hỗ trợ khác như cung cấp cây giống, phân bón, thuốc BVTV. Từng bước liên kết các hộ trồng táo riêng lẻ lại với nhau theo mô hình Tổ nghề nghiệp, Tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã để hạn chế những yếu kém về thiếu thông tin đầu vào, đầu ra, giá cả thị trường, thiếu kinh nghiệm về kỹ thuật trồng táo an toàn, phòng trừ sâu bệnh nhất là ruồi đục trái, sâu đục trái hiện đang gây thiệt hại rất lớn cho người trồng táo. Hàng năm để nâng cao trình độ kỹ thuật của những nông dân trồng táo. Ngoài việc đóng gói bao bì, tiêu thụ quả tươi, cần hỗ trợ, tư vấn các doanh nghiệp xây dựng cơ sở chế biến sau thu hoạch để đa dạng về như: mứt táo, nước ép, táo sấy khô, rượu táo và giảm thất thoát sau thu hoạch. Để tăng lợi nhuận trên đơn vị diện tích canh tác nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, giá trị kinh tế cho các hộ nông dân trồng cây Táo rất cần sự chung sức của các sở, ban, ngành, đoàn thể nhằm xây dựng thương hiệu Táo Tuy Phong ngày càng phát triển bền vững. LÂM BÍCH VIÊN – Trung tâm KT- DVNN
  • Kết nối xúc tiến xuất khẩu chính ngạch thanh long Bình Thuận
  • Tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Bình Thuận (Giải Cờ đỏ) lần thứ VIII - năm 2024
    Tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Bình Thuận (Giải Cờ đỏ) lần thứ VIII - năm 2024
    23/02/2024 09:25
    Nhằm mở rộng phạm vi, tầm ảnh hưởng sâu rộng của Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Bình Thuận (Giải Cờ đỏ); tiếp tục hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) hàng năm do Ban Tổ chức Trung ương Đảng chủ trì và phát động; đồng thời, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Bình Thuận mang tên “Giải Cờ đỏ” lần thứ VIII - năm 2024.
  • Tham gia Khảo sát cộng đồng về Chương trình nghị sự Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sau năm 2025
    Tham gia Khảo sát cộng đồng về Chương trình nghị sự Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sau năm 2025
    08/01/2024 15:47
    Cuộc Khảo sát cộng đồng về Chương trình nghị sự Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sau năm 2025 do Nhóm đặc trách cấp cao về Hội nhập Kinh tế ASEAN (HLTF-EI) khởi xướng. 
  • THÔNG BÁO: Về việc làm việc giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn định kỳ tháng 01/2024
    THÔNG BÁO: Về việc làm việc giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn định kỳ tháng 01/2024
    08/01/2024 15:31
    Thực hiện Công văn số 3326/UBND-KT ngày 04/10/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường làm việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận sẽ tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư theo định kỳ hàng tháng để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm kịp thời hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền quy định. Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo lịch gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư tháng 01/2024 như sau: 1. Thời gian: Dự kiến vào ngày 19/01/2024 (thứ sáu). 2. Địa điểm: Tại Phòng họp Sở Nông nghiệp và PTNT (số 17 Thủ Khoa Huân, phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận). Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các doanh nghiệp, nhà đầu tư gửi văn bản đăng ký làm việc (lưu ý nêu rõ địa chỉ và số điện thoại liên lạc), trong đó nêu những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị gửi Sở Nông nghiệp và PTNT (địa chỉ: số 17 Thủ Khoa Huân, phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đồng thời gửi bản scan văn bản có chữ ký, đóng dấu về hộp thư hienptd@snnptnt.binhthuan.gov.vn trước ngày 12/01/2024. Mọi kiến nghị nhận sau ngày này, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ xem xét, giải quyết ở đợt sau trong tháng 02 năm 2024. Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ thông tin về thời gian làm việc cụ thể đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư có đăng ký gặp, làm việc./. * Thông tin liên hệ khi cần hỗ trợ: Văn phòng Sở, số điện thoại: 0252.3821551.
  • Trung tâm Khuyến nông tỉnh có Lãnh đạo mới
    Trung tâm Khuyến nông tỉnh có Lãnh đạo mới
    03/01/2024 09:19
    Ngày 02 tháng 01 năm 2024 tại văn phòng Trung tâm Khuyến nông tỉnh, bà Thái Thị Ngọc Trân – Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận đã công bố quyết định của Giám đốc Sở về công tác cán bộ.
  • Đánh giá khoa học trong triển khai trồng cây thân gỗ trong các mô hình thâm canh thanh long trên địa bàn
    Đánh giá khoa học trong triển khai trồng cây thân gỗ trong các mô hình thâm canh thanh long trên địa bàn
    28/12/2023 16:38
    Dự án “Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp các – bon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện NDC của Việt Nam” được thực hiện do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) hỗ trợ trong 03 năm (2020 - 2023) với sự tham gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) và hai tỉnh thí điểm cho các sáng kiến, bao gồm Bình Thuận và Bạc Liêu. Mục tiêu của dự án là thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân để tài trợ, hỗ trợ và thực hiện các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện NDC tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, cộng đồng khu vực tư nhân ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, sẽ được hưởng lợi từ ba dòng dịch vụ/cơ sở hỗ trợ chính do dự án cung cấp. Tiến sỹ Đặng Thịnh Triều trình bày giải pháp tại TTKN Một trong những hoạt động của Dự án là hỗ trợ thực hiện việc xác định dấu vết các bon trong sản xuất Thanh Long tại Bình Thuận (tính bằng lượng phát thải khí CO2 cho 1 đơn vị sản phẩm quả tươi). Các nguồn phát thải chính trong canh tác Thanh Long liên quan đến sử dụng nguyên, nhiên liệu đầu vào như xăng, dầu, phân bón, thuốc BVTV, điện năng. Để giảm phát thải khí nhà kính, ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu đầu vào, biện pháp sinh học được chú trọng – đó là việc trồng xen cây gỗ để tăng hấp thụ các bon. Trình bày giải pháp tại Hội nghị chuyển đổi sản xuất xanh được tổ chức tại Hà Nội Để đạt được mục tiêu trên, nhóm tư vấn sẽ thực hiện một số nội dung như: Tổng hợp, phân tích các thông tin liên quan đến canh tác Thanh Long Rà soát, phân tích cơ cấu loài cây thân gỗ (cây lâm nghiệp, cây ăn quả) có phân bố tự nhiên và/hoặc được gây trồng tại Bình Thuận hoặc nơi có điều kiện khí hậu tương tự Khảo sát, đánh giá một số mô hình trồng cây thân gỗ với Thanh Long tại Bình Thuận Đề xuất danh mục cây thân gỗ và phương thức trồng với Thanh long. Qua kết quả phỏng vấn và khảo sát của nhóm chuyên gia tổ chức UNDP do TS. Đặng Thịnh Triều (Viện Nghiên cứu Lâm sinh) là Trưởng nhóm cho thấy, không nên trồng xen cây thân gỗ với Thanh long, ngay cả trường hợp chủ vườn có ý định thay thế Thanh long trong thời gian tới với một số lý do sau: (i) Khi trồng xen, năng suất của Thanh long sẽ bị giảm mạnh, đây không phải là mục tiêu mà Dự án hướng tới (ii) Cây thân gỗ như Sưa đỏ, Dáng hương, Cẩm lai đều sinh trưởng chậm, chỉ thu hoạch gỗ sau khi trồng ít nhất 20-30 năm. Vì vậy, mô hình này có thể không ổn định vì chủ vườn có thể thay đổi kế hoạch tùy thuộc và thị trường Thanh long hoặc những loài cây ngắn ngày khác. Nếu Thanh long hoặc loài cây khác mang lại lợi nhuận cao, có thể chủ vườn sẽ chặt bỏ cây thân gỗ để trồng loài cây khác có thể mang lại hiệu quả kinh tế nhanh hơn so với cây thân gỗ. Chính vậy, một số biện pháp khoa học được đưa ra: - Phương thức trồng trên đất trống: Theo Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14, diện tích liền vùng > 0,3 ha và độ tàn che > 0,1 có các loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau thì được gọi là rừng. Vì vậy, nếu trồng cây thân gỗ trên đất trống với diện tích > 0,3 ha sẽ được coi là trồng rừng, trong khi mục tiêu của Dự án là hướng tới sản phẩm là Thanh long và tôm, vì vậy không nên thực hiện hoạt động trồng cây thân gỗ trên đất trống. - Phương thức trồng cây thân gỗ phân tán quanh vườn Thanh long: Tùy vào mục tiêu sản xuất của chủ vườn, có thể áp dụng phương thức trồng cây thân gỗ phân tán quanh vườn Thanh long. Phương thức này vừa phù hơp với mục tiêu của Dự án, vừa phù hợp với nguyện vọng của chủ vườn Thanh long, trong đó có 2 lợi ích rất quan trọng do cây trồng thân gỗ mang lại để vườn Thanh long được duy trì bền vững là đáp ứng tiêu chí của GlobalG.A.P và làm hàng rào ngăn lây nhiễm. Bên cạnh đó các giá trị khác là cảnh quan, môi trường và nâng cao đa dạng sinh học của vườn Thanh long. Đặc biệt, tỉnh Bình Thuận có có 475 tổ hợp tác với khoảng 9.458 hộ gia đình 35 hợp tác xã và 2 liên hiệp hợp tác xã và có trên 200 trang trại trồng Thanh long với quy mô từ hàng chục ha đến trăm ha/trang trại. Đây là các đối tượng rất phù hợp để áp dụng và nhân rộng mô hình trồng cây thân gỗ phân tán quanh vườn Thanh long tại Bình Thuận. Vì vậy, tư vấn đề xuất áp dụng phương thức trồng cây phân tán cho hoạt động của Dự án. Đề xuất một số đối tượng cây trồng: + Cẩm lai (Dalbergia barriaensis Pierre): Cây gỗ nhỡ (cao 20-25 m, đường kính 40-60 cm). Sinh thái: Mọc chậm, ưa sáng, chịu bóng lúc nhỏ. Mọc nơi đất ẩm rừng thường xanh. Có thể thấy ở rừng rụng lá. Phân bố: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thuận Hải (Bình Thuận và Ninh Thuận), Đồng Nai, Sông Bé (Bình Dương và Bình Phước), Tây Ninh. Giá trị: Gỗ dùng để đóng đồ cao cấp, đồ mỹ nghệ. + Dáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus Kurz): Hình thái Cây gỗ lớn (cao 30-35 m, đường kính 100 cm). Sinh thái: Cây mọc tương đối chậm, ưa sáng, mọc trong rừng thưa cây lá rộng và rụng lá, nơi có khi hậu khô, nóng, mùa khô kéo dài. Mọc tốt trên đất thịt nhẹ, tầng dày, thoát nước, sống được trên đất nghèo dinh dưỡng. Phân bố: Tây Nguyên và Đông Nam bộ.Giá trị: Gỗ dùng để đóng đồ cao cấp, đồ mỹ nghệ. Nhựa dùng để nhuộm màu đỏ. + Sưa đỏ còn gọi là Trắc thối (Dalbergia tonkinensis Prain): Hình thái Cây gỗ nhỡ (cao 15 m, đường kính 50 cm). Sinh thái: Mọc nhanh, ưa sáng, ưa tầng đất sâu, dày, ít dốc. Mọc rải rác trong rừng thứ sinh có độ cao dưới 500 m. Phân bố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hào Bình, Hà Tây. Giá trị: Gỗ dùng để đóng đồ, làm nhà. Cây có tán thưa, trồng làm cảnh. Cây sưa đỏ trồng trong vườn thanh long tại Bình Thuận Trong khuôn khổ Dự án thực hiện tại Bình Thuận, hoạt động Tập huấn cho các chủ vườn được lựa chọn xây dựng mô hình về kỹ thuật trồng cây thân gỗ phân tán quanh vườn Thanh long, tổ chức hỗ trợ và hướng dẫn bà con biện pháp trồng tốt nhất./. CB.
Tổng số : 541 bài viết
Trang
12345678910Tiếp