Đang online: 11
Hôm nay: 684
Trong tuần: 1008
Trong tháng: 7467
Tổng truy cập: 659503

LUÂN CANH CÂY TRỒNG LÚA – MÈ TRONG CHUYỂN ĐỔI ĐẤT LÚA KÉM HIỆU QUẢ

Thứ Ba 25/04/2017 08:12
39

Huyện Tánh Linh là huyện gần cuối phía Tây Nam của tinh, là nơi giao thoa giữa cực Nam Trung bộ và Đông Nam bộ nên cơ cấu và chủng loại cây trồng đa dạng, phong phú. Trong đó, cây lúa là cây trồng chính, chiếm 70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, do sản xuất lúa có nhiều rủi ro, giá cả thấp nên hiệu quả không cao, dẫn đến đời sống của người sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc xác định cây trồng mới thay dần cây lúa trên chân đất lúa kém hiệu quả là rất cần thiết và từng bước xóa dần phương thức canh tác độc canh cây lúa bao đời.

Nhiều đối tượng trồng mới đã được đưa vào sản xuất thử nghiệm nhằm thay đổi mùa vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng như: bắp, đậu xanh, đậu nành, mè,... trên đất lúa kém hiệu quả để luân canh. Trong đó cây mè là cây nhiều triển vọng đem lại hiệu quả, được đánh giá cao trong mô hình canh tác 2 vụ lúa, 1 vụ màu. Để lượng giá mô hình Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Thuận tổ chức hội thảo tại HTX Đức Phú 2, huyện Tánh Linh. Qua buổi hội thảo, các nông hộ thực hiện mô hình cho biết: mặc dù thời tiết bất lợi (mưa dứt muộn) làm đất úng cục bộ nên cây mè chết; trồng mè dưới chân đất lúa kém hiệu quả lần đầu và thực hiện khâu làm đất chưa đồng bộ nên còn nhiều hạn chế để đạt được năng suất cao. Nhưng với mô hình này hiệu quả kinh tế vẫn khả quan so với trồng cây màu khác (bắp, đậu) bởi chi phí đầu tư, chăm sóc thấp hơn. Năng suất mè ước tính 10 tạ/ha, với giá mè 32.000 đồng/kg, cho lợi nhuận khoảng 17 triệu/ha, cao hơn gần gấp đôi so với trồng lúa cùng vụ.

Qua đánh giá của buổi hội thảo, các nông hộ cũng như các cơ quan chức năng kiến nghị tiếp tục thực hiện mô hình. Bời vì, nếu làm tốt khâu làm đất, cải tạo đất thì năng suất sẽ đạt được ở mức 12 - 14 tạ/ha, đồng thời sản phẩm làm ra có doanh nghiệp đặt vấn đề thu mua cho nông hộ.

Châu Quân