Đang online: 7
Hôm nay: 802
Trong tuần: 1126
Trong tháng: 7585
Tổng truy cập: 659621

Sở hữu trí tuệ lĩnh vực giống cây trồng

Thứ Năm 12/04/2018 10:19
42
Thực hiện văn bản số 923/SNN-KHTC ngày 03/04/2018 của Sở Nông nghiệp và PTNT, Đúng 13h30’ ngày 09/04/2018 tại Sở Khoa học và công nghệ Bình Thuận, 11 viên chức Trung tâm Khuyến nông đã tham dự Hội nghị tập huấn Sở hữu trí tuệ về lĩnh vực giống cây trồng.

Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v. . Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên; Theo Điều 4, Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 6/2009), Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng .

Ngày nay, vấn đề quyền sở hữu trí tuệ được quan tâm hết sức mạnh mẽ bởi sự thay đổi trong cơ cấu các yếu tố tạo nên giá trị hàng hoá. Ở thời kỳ sản xuất nông nghiệp, phần lớn giá trị của nông sản là do lao động cơ bắp của người nông dân bỏ ra. Đến thời đại công nghiệp, máy móc đã dần dần thay thế lao động cơ bắp trong tỷ lệ giá trị hàng hoá; khi nhiều nước trên thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức thì hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm và dịch vụ ngày càng lớn lên, trở thành một yếu tố quyết định tính cạnh tranh. Vậy đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là gì? Đó là các loại hình sáng tạo khác nhau mà con người nghĩ ra; trong đó có các giống cây trồng mới có phẩm chất đột phá, năng suất cao.

Theo ông Trần Giang Khuê – Phụ trách VP phía Nam Cục SHTT, người ta đã nhóm các loại hình sáng tạo của con người thành một số loại đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm: Bản quyền; Bằng sáng chế; Thương hiệu; kiểu dáng công nghiệp; Sơ đồ bố trí mạch tích hợp; Chỉ dẫn địa lý. Ngoài bản quyền, các quyền còn lại được gọi chung là quyền “sở hữu công nghiệp”. Tại Việt Nam, các vấn đề về bản quyền do Cục Bản quyền Tác giả (Bộ VH-TT&DL) xem xét giải quyết, các quyền còn lại thuộc phạm vi quản lý của Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ KH&CN).




Tại Hội nghị tập huấn, ông Lê Thanh Tùng - Trưởng VP phía Nam, Cục Trồng trọt cho biết việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đem lại 2 lợi ích chính cho các nước đang phát triển và riêng Việt Nam chúng ta: Thứ nhất là ngăn chặn được sự sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái. Hàng giả, hàng nhái đều là những sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và gây thiệt hại cho nhà sản xuất chân chính cả về doanh thu và uy tín. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp loại bỏ các sản phẩm này ra khỏi thị trường, đảm bảo quyền lợi của cả nhà sản xuất chân chính và người tiêu dùng. Thứ hai là khuyến khích sáng tạo tại chỗ và chuyển giao công nghệ. Nhiều nhà phát minh trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài thường nản lòng khi không có chế độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đủ mạnh ở nước sở tại, họ không có động lực để sáng tạo và cũng không muốn đem công nghệ mới hoặc nghiên cứu phát triển công nghệ ở nước sở tại vì sợ bị mất bí mật công nghệ.

Hội nghị tập huấn hướng đến kỷ niệm ngày sở hữu trí tuệ 26/4, tôn vinh tài năng, sự khéo léo, ham học hỏi của những người bằng lao động sáng tạo của mình đang thay đổi thế giới và định hình tương lai của chúng ta. Cũng tại đây, Hệ thống các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ đã được thông qua (Khoản 2, Điều 62, Hiến pháp 2013; Các văn bản Luật; dưới Luật…); Đặc biệt, các học viên lớp tập huấn đã nắm được nội dung thủ tục đăng ký và thực thi quyền đối với giống cây trồng.

CB