Đang online: 8
Hôm nay: 83
Trong tuần: 1209
Trong tháng: 7668
Tổng truy cập: 659704
  • Xuất bản Bản tin thị trường nông sản Quốc gia
    Xuất bản Bản tin thị trường nông sản Quốc gia
    08/05/2020 17:18
    Để tìm hiểu về thông tin thị trường nông sản và định hướng phát triển thị trường, bà con có thể truy cập vào trang Web của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản qua địa chỉ sau: http://www.chebien.gov.vn/Pages/Bao-Cao-Thuong-Ky-CSDL.aspx
  • Bổ sung lá kinh giới oregano khô vào thức ăn của cá rô phi giúp tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng chống lại nhiễm trùng vi khuẩn Streptococcus agalactiae.
    Bổ sung lá kinh giới oregano khô vào thức ăn của cá rô phi giúp tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng chống lại nhiễm trùng vi khuẩn Streptococcus agalactiae.
    08/05/2020 17:17
    Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, bổ sung lá kinh giới oregano khô vào thức ăn của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) đã làm tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng chống lại nhiễm trùng vi khuẩn Streptococcus agalactiae của cá.
  • Ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp - Thực trạng đáng lo ngại
    Ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp - Thực trạng đáng lo ngại
    31/12/2019 23:45
    Hiện nay, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng phổ biến trong hoạt động nông nghiệp. Cùng với đó là rác thải từ hoạt động sản xuất khiến ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp ngày càng phổ biến và trầm trọng với nhiều vấn đề thách thức.
  • Gạo hữu cơ và mâm cơm người Việt
    Gạo hữu cơ và mâm cơm người Việt
    31/12/2019 23:31
    Khi cuộc sống càng trở nên đủ đầy, “miếng cơm, manh áo” không còn là nỗi lo sớm chiều như thuở xưa. Khi đó, nhu cầu được thưởng thức những loại gạo thơm ngon, đặc biệt là các loại gạo sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn…đang là xu hướng của rất nhiều người nội trợ Việt nói chung và Bình Thuận nói riêng.
  • CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA THƯƠNG PHẪM CHẤT LƯỢNG CAO TỪ CÁNH ĐỒNG LỚN THÂM CANH LÚA ÁP DỤNG CƠ GIỚI HOÁ
    CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA THƯƠNG PHẪM CHẤT LƯỢNG CAO TỪ CÁNH ĐỒNG LỚN THÂM CANH LÚA ÁP DỤNG CƠ GIỚI HOÁ
    31/12/2019 23:11
    Huyện Tánh Linh nằm ở phía tây tỉnh Bình Thuận, có diện tích tự nhiên 117.422 ha. Địa hình thấp dần từ Đông sang Tây và từ Bắc vào Nam, được chia thành 4 dạng địa hình chính: núi cao trung bình: đồi núi thấp, đồi thoải lượn sóng: đồng bằng (đồng bằng bậc thềm sông, đồng bằng phù sa). Với diện tích canh tác lúa hơn 11.000 ha, nằm trong lưu vực sông La Ngà, huyện Tánh Linh được xác định là một trong những vùng lúa trọng điểm của tỉnh Bình Thuận. Để nâng cao chất lượng lúa gạo, đồng thời tạo động lực giúp nông dân có bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, những năm 2011 - 2017, huyện Tánh Linh đã thực hiện chương trình sản xuất như: sử dụng giống lúa xác nhận chất lượng cao, xây dựng hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất giống lúa xác nhận tại Đức Phú, Gia An, Lạc Tánh, Bắc Ruộng … Các giống lúa sử dụng chủ yếu là giống thuần chủng có nguồn gốc từ Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long như OM 4900, OM 6162, OM5451 hoặc ML202… đáp ứng nhu cầu về giống lúa xác nhận trên địa bàn, từng bước nâng cao chuyên môn hoá vùng sản xuất lúa có chất lượng cao. Để xây dựng được vùng sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao với diện tích 3.000 ha (cánh đồng mẫu lớn), sản phẩm lúa gạo có phẩm cấp chất lượng tại các xã: Đức Bình, Đồng Kho, Huy Khiêm và Bắc Ruộng …, trong mối liên kết “bốn nhà”. Đồng thời, trong quá trình tham gia mô hình sản xuất, nông dân được trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật tại các lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác: IPM (3 giảm: giảm lượng giống gieo, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân bón vô cơ, 3 tăng: tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế), sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng trong sản xuất lúa. Tiếp tục, năm 2017 – 2019, song song với qui hoạch và các giải pháp kỹ thuật đã thực hiện, việc sản xuất lại áp dụng sản xuất thâm canh lúa theo phương pháp canh tác SRI để tiết kiệm nước trong thời kỳ biến đổi khí hậu khô hạn, đưa cơ giới hoá vào sản xuất như: máy làm đất, máy cấy, máy thu hoạch lúa, máy sấy, máy phân loại sản phẩm … để sau thu hoạch, hạt lúa đảm bảo đủ phẩm cấp tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng sẽ tiêu thụ ổn định, giá bán có ưu thế cạnh tranh bình quân cao hơn hạt lúa sản xuất truyền thống. Cánh đồng mẫu lớn tại địa phương chính là liên kết nhiều nông hộ sản xuất trên cánh đồng cùng thực hiện một quy trình canh tác, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, trong đó, cơ giới hoá từ khâu làm đất cho tới khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại kích cỡ và máy thu hoạch phế phẩm (máy cuộn rơm, máy ép củi trấu) không thể thiếu. Việc cơ giới hoá làm nông hộ chủ động đúng lịch thời vụ (gieo cấy và thu hoạt đồng loạt), tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí đầu tư (công làm đất, gieo cấy, chăm sóc phân bón vô cơ thuốc trừ sâu bệnh, hạn chế thất thoát ….), nâng cao năng suất (tăng năng suất và giảm thất thoát sau thu hoạch), có được một khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, chất lượng và đồng đều phẩm cấp. Vì vậy, sản phẩm lúa gạo dễ cạnh tranh giá bán làm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác lúa và chắc chắn rằng môi trường sinh thái trên cánh đồng lớn cải thiện tích cực. Bên cạnh đó, mối liên kết giữa các nông hộ sản xuất cùng nhau được thắt chặt, mối liên kết giữa nông hộ với khuyến nông, nhà khoa học, doanh nghiệp cung ứng vật tư cho sản xuất hoặc thu mua sản phẩm sẽ bền vững hơn. Tạo được một vùng sản xuất hàng hoá ổn định với chuyên môn hoá sâu. Mô hình cánh đồng lớn thâm canh lúa, áp dụng các giải pháp kỹ thuật và cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất tại các địa điểm: xã Đức Phú, thị trấn Lạc Tánh, xã Bắc Ruộng, xã Đức Bình, xã Huy Khiêm … của huyện Tánh Linh được khuyến nông Bình Thuận thực hiện trong 3 năm (2017 – 2019) cho thấy một số vấn đề sau: Cánh đồng phì nhiêu hơn do đất canh tác được cải tạo (bón phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, cày phơi ải …) Làm năng suất lao động tăng lên như: máy cấy tăng từ 10 – 20 lần (tuỳ theo chủng loại: máy cấy cầm tay hay ngồi trên điều khiển), máy làm đất, máy gặt đập, lò sấy, máy phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)… so với làm thủ công Chi phí đầu tư cho sản xuất được tiết kiệm: Lượng giống lúa gieo giảm 80% (chỉ 50 kg giống lúa/ha – giảm 200 kg giống lúa/ha), ít bị sâu bệnh phá hoại, ít bị đổ ngã khi thu hoạch. Giảm lượng thuốc BVTV cũng như số lần phun thuốc 50%. Giảm lượng phân bón hoá học: Phân đạm giảm 19% (còn 193kg Urea/ha – giảm 47 kg Urea/ha), Phân Lân giảm 9,5% (còn 112kg Super Lân/ha – giảm 38 kg super Lân/ha), Phân Kali giảm 10% (còn 133kg CloruaKali/ha – giảm 12 kg Clorua Kali/ha) Năng suất lúa tăng 11%, bình quân 0,55 tạ/ha (chủ yếu giảm thất thoát trong và sau thu hoạch sản phẩm) Giá lúa trong mô hình bán được cao hơn từ 350 - 500 đồng/kg. Với giá lúa bán 5.800 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi hectare nông hộ thu về lợi nhuận tăng thêm bình quân 48% (4,2 triệu đồng/ha/vụ). Hiệu quả kinh tế cao này có sự góp phần của việc: giảm chi phí đầu tư cho sản xuất, tăng năng suất (giảm thất thoát sau thu hoạch) chất lượng sản phẩm tăng, phẩm cấp sản phẩm đồng đều (giá bán sản phẩm cạnh tranh, doanh thu đạt bình quân gần 40 triệu đồng/ha/vụ), phụ phẩm (rơm) dùng chủ yếu cho chăn nuôi gia súc nhai lại. Môi trường sinh thái trên cánh đồng lớn sản xuất lúa thâm canh cải thiện tích cực (giảm thiểu ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV, phân hoá học, bảo vệ thiên địch có lợi). Mối liên hệ cộng đồng nông hộ thắt chặt hơn trong quá trình sản xuất (thực hiện cùng qui trình sản xuất lúa nên có sự trao đổi, học hỏi lẫn nhau tốt hơn), chuyên môn hoá sâu tạo được vùng sản xuất hàng hoá rộng với khối lượng sản phẩm lớn và phẩm chất tốt hơn, giá bán sản phẩm có ưu thế cạnh tranh. Vì vậy, mối liên kết với doanh nghiệp (HTX Công Thành, Lò sấy lúa Thái Bình …) tiêu thụ sản phẩm với giá thu mua cạnh tranh, xây dựng được vùng lúa hàng hoá có chất lượng, chủ động ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm doanh nghiệp cung ứng vật tư sản xuất, máy móc chất lượng bảo đảm với giá cả thấp hơn cho nông hộ. Thâm canh lúa theo phương pháp canh tác SRI sẽ tiết kiệm một lượng nước tưới rất nhiều, điều này có một ý nghĩa to lớn trong điều kiện biến đổi khí hậu khô hạn hiện nay. Nông hộ tập làm quen dần với việc ghi chép sổ nhật ký sản xuất trên đồng ruộng. Đây là bước đầu thực hiện truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi đi vào chuyên môn hoá sâu sau này. Theo KS. Nguyễn Văn Hiến, Trung tâm Khuyến nông trao đổi: dùng máy cấy, cây mạ được cấy nông sẽ mau bén rễ phục hồi và rễ nhanh lan toả trên mặt ruộng để hút được dinh dưỡng, cấy thưa: cây lúa sẽ tận dụng được hiệu ứng hàng rìa trong canh tác, giữ được đặc tính sinh học của giống trong sản phẩm do hạn chế dùng thuốc BVTV thâm canh lúa theo phương pháp canh tác SRI và tăng lượng phân bón hữu cơ giúp cây mọc khoẻ, thân cứng, lá đứng, nhận nhiều ánh sáng, quá trình quang hợp diễn ra mạnh, cây lúa ít ngã đổ, ít sâu bệnh phá hoại, tiết kiệm nước tưới , năng suất lao động nâng lên nhờ áp dụng cơ giới…. Cùng với việc qui hoạch vùng sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao của cơ quan chức trách và áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật canh tác, cơ giới hoá các doanh nghiệp cung ứng vật tư, máy nông nghiệp, doanh nghiệp thu mua nông sản song hành cùng với nỗ lực của nông hộ sản xuất sẽ biến cánh đồng manh mún, cằn cỗi trước đây thành cánh đồng lớn thâm canh áp dụng cơ giới để sản xuất hàng hoá lúa gạo chất lượng cao theo hướng chuyên môn hoá là hiện thực không xa. Đây là tín hiệu vui cho nông hộ sản xuất lúa ở quê nhà và điều kiện dân sinh kinh tế được cải thiện làm cho diện mạo nông thôn mới miền núi Tánh Linh tươi sáng bội phần. Khánh Vương
  • CHỌN HOA LAN NGÀY TẾT
    CHỌN HOA LAN NGÀY TẾT
    31/12/2019 23:03
    Ngày tết nguyên đán 2020 đã cận kề, Ban biên tập Bản tin Khuyến nông Bình Thuận xin gửi đến bạn đọc một số kinh nghiệm chọn, chơi hoa lan ngày tết.
  • Tập trung phòng, chống Sâu keo mùa Thu.
    Tập trung phòng, chống Sâu keo mùa Thu.
    24/11/2019 08:28
    Sâu Keo mùa thu xuất hiện ở nước ta vào vụ bắp hè thu và thu đông phá hoại nặng không những trên cây bắp mà còn gây hai cho cây lúa và các cây trồng khác nữa (theo thống kê, Sâu keo mùa Thu gây hại trên 300 loài thực vật). Sâu keo mùa Thu có sức chống chịu và sinh sôi rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn. Toàn bộ cây bắp trong toàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung hầu hết đều bị nhiễm sâu keo, sâu gây hại ở giai đoạn con non, biểu hiện đặc trưng loài phàm ăn với sức cắn phá ghê gớm. Sâu non mới nở ăn biểu bì mặt dưới lá non gây các vết loang lổ rất đặc trưng, dễ nhận biết, lúc này nếu mật độ sâu lớn cần phun trừ ngay. Khi sâu đã chui sâu trong nõn lá, lúc này phun thuốc phòng trừ không mấy hiệu quả. Trước những gây hại cho cây trồng của sâu Keo mùa thu Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận đã mở các lớp tập huấn, tập huấn hiện trường trên địa bàn các huyện: Đức Linh (Sùng Nhơn, Mê Pu, Đa Kai), Hàm Thuận Nam (Mỹ Thạnh, Hàm Cần), Hàm Thuận Bắc (Đông Giang, La Dạ), Bắc Bình (Phan Tiến, Phan Lâm, Phan Sơn, Bình An) nhằm phổ biến quy trình phòng trừ sâu keo. Trong lớp tập huấn đã cung cấp kiến thức cho bà con: bướm sâu keo mùa thu đẻ trứng theo ổ, ổ gọn, tập trung nên dễ bị phát hiện. Ngắt ổ trứng là biện pháp diệt trừ hiệu quả. Hoặc đặt bẫy chua ngọt, nếu bướm sâu keo mùa thu dính bẫy thì 7 ngày sau kiểm tra và tổ chức phun phòng, bởi đó là lúc trứng nở ra sâu non, phun lúc này là hiệu quả nhất. Sâu keo có vòng đời nhiều giai đoạn nhưng chỉ gây hại ở giai đoạn sâu non, chính vậy tập trung phun trừ là lúc phát hiện sâu non gây hại ở mật số nhất định khuyến cáo bà con phun thuốc đồng loạt trên vùng để tiêu diệt sâu, tránh phát tán từ ruộng nọ sang ruộng kia. Bà con cần chọn các loại giống bắp có chất lượng, khả năng kháng bệnh cao, xuống giống đồng loạt để tiện xử lý, phòng chống sâu keo. Trong thời gian đến, Trung tâm Khuyến nông tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo nhân rộng mô hình phòng, chống sâu keo mùa Thu cho bà con trồng bắp trên toàn tỉnh. Khánh Vương
  • Bộ tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ PBGDPL
    Bộ tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ PBGDPL
    20/09/2019 08:38
    Trên cơ sở tổng hợp các kiến nghị, đề xuất tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngày 05/8/2019, Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 2932/BTP-PBGDPL về việc khai thác Bộ tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ các lĩnh vực công tác nêu trên.
  • NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỪ “SÂU KEO MÙA THU”
    NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỪ “SÂU KEO MÙA THU”
    26/06/2019 10:38
    Sáng ngày 25/6/2019 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tổ chức Hội nghị tập huấn về cách nhận biết và biện pháp phòng trừ Sâu keo mùa thu.
  • ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN VỀ “BÌNH ĐẲNG GIỚI”
    ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN VỀ “BÌNH ĐẲNG GIỚI”
    17/06/2019 11:38
    Mục tiêu của “Bình đẳng giới” là xóa bỏ phân biệt về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Tổng số : 359 bài viết
Trang
12345678910Tiếp