Đang online: 13
Hôm nay: 649
Trong tuần: 973
Trong tháng: 7432
Tổng truy cập: 659468
  • Sổ tay hỏi đáp thực hành tốt và ATSH trong chăn nuôi lợn sinh sản
    Sổ tay hỏi đáp thực hành tốt và ATSH trong chăn nuôi lợn sinh sản
    14/09/2022 10:58
    “Sổ tay hỏi đáp thực hành tốt và ATSH trong chăn nuôi lợn sinh sản quy mô vừa và nhỏ” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia – Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) thực hiện năm 2022. Ban Biên tập xin trích dẫn và phổ biến tới bà con. Chi tiết xem tại đây: SO TAY_THUC HANH CHAN NUOI LON_HEO.pdf
  • KỸ THUẬT CHĂN NUÔI VỊT THỊT TRÊN CẠN SỬ DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC
    KỸ THUẬT CHĂN NUÔI VỊT THỊT TRÊN CẠN SỬ DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC
    25/10/2016 10:21
              I. Giống Vịt:           1. Vịt chuyên thịt:           a. Vịt CV.Super M: có nguồn gốc từ Anh, là giống vịt chuyên thịt, lông có màu trắng, tuổi đẻ của vịt bố mẹ là 25 tuần tuổi, năng suất trứng từ 180-220 quả/mái/67 tuần tuổi. Vịt thương phẩm nuôi nhốt 2 tháng trọng lượng có thể đạt 3 – 3,4kg, tiêu tốn thức ăn 2,6 – 2,8kg/1kg tăng trọng.
  • Quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm BALASA N01 để tạo đệm lót sinh học nuôi gà
  • Hướng dẫn nuôi heo rừng lai
    Hướng dẫn nuôi heo rừng lai
    28/12/2009 10:29
    Ngày nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của nhân dân ngày càng cao, đặc biệt là các loai thịt đặc sản quý hiếm. Một trong những động vật hoang dã được nhiều người Việt Nam ưa chuộng đó là heo rừng. Thuần hóa heo rừng, lai tạo với heo nhà đang được nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi của nước ta nghiên cứu và ứng dụng. I. Giống và đặc điểm giống: Tên gọi: Heo rừng lai là con lai giữa heo rừng đực với heo nái là heo địa phương thả rông của người dân tộc thường nuôi (giống heo gần như hoang dã) tạo ra con lai với ưu thế lai cao của cả bố và mẹ: Có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựng kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp. . . Vóc dáng: Heo rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng nanh phát triển mạnh, da lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sóng lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông hoang dã&hellip Trọng lượng lúc trưởng thành (con đực thường lớn hơn con cái), con đực nặng 50 - 70 kg, con cái nặng 30- 40kg&hellip Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Heo rừng lai hơi nhút nhát, thính giác, khứu giác tốt, sinh hoạt bầy đàn và chọn lọc tự nhiên thể hiện tính hoang dã... Thích sống theo bầy đàn nhỏ vài ba con, heo đực thường thích sống một mình (trừ khi heo cái động dục). Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ... Thích hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ, nghỉ... Giá trị và thị trường: Thịt heo rừng lai màu hơi nhạt, không đỏ như thịt heo nhà, nhưng nhiều nạc, ít mỡ, da mỏng và dòn, thịt dòn thơm ngon rất đặc trưng, hàm lượng Cholerteron thấp, người tiêu dùng rất ưa chuộng nên bán được giá cao... Thấy được giá trị của heo rừng, những năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước... đã tổ chức thuần hoá heo rừng, tổ chức lai tạo, chăm sóc nuôi dưỡng heo rừng lai, tổ chức liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm với các nhà hàng, khách sạn ở các thành phố lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chọn giống và phối giống: Chọn giống: Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà...), qua bản thân (ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sản xuất...) và qua đời sau. Ghép đôi giao phối:Tốt nhất nên cho heo rừng lai cái phối giống với heo rừng đực hoặc cho heo rừng lai cái phối giống với heo rừng lai đực để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt&hellip Phối giống và thời điểm phối giống thích hợp:Bỏ qua 1-2 lần động dục đầu tiên, vì cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít, phối giống, đậu thai hiệu quả thấp. Chu kỳ lên động dục của heo là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3-5 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tuỳ theo giống, tuổi), cho nên cần theo dõi biểu hiện của heo lên giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im là thời điểm phối giống thích hợp nhất. Khi heo nái có dấu hiệu động dục ta cho heo đực vào vườn nuôi heo cái hay cho heo cái vào vườn nuôi heo đực. Heo đực sẽ phối giống liên tục, bất kể ngày đêm đến khi nào heo cái không chịu nữa mới thôi. Có thể cho phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát (hoặc ngược lại). Sau 21 ngày, heo cái không động dục trở lại, có thể heo cái đã có bầu. II. Chuồng trại: Chuồng trại rất đơn giản, tuy nhiên, phải nắm vững một số đặc điểm và tập tính của heo rừng lai để bố trí chuồng trại. Nên chọn chỗ đất cao và thoát nước để bố trí nuôi. Chỗ nuôi cũng nên có nguồn nước sạch. Nó không những cung cấp đủ nước cho heo uống mà quan trọng hơn là nó sẽ duy trì được hệ thực vật phong phú tại nơi nuôi chúng và giữ được độ ẩm thích hợp. Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá càng tốt. Bản năng hoang dã đã đưa chúng vào tình trạng hết sức cảnh giác và luôn hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động. Ta có thể nuôi heo rừng lai theo kiểu nhốt trong chuồng hoặc nuôi theo kiều thả rông trong những khu vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh. Điều quan trọng là hệ thống hàng rào phải hết sức chắc chắn. Ta có thể vây lưới B40 thành các vườn nuôi tự nhiên có móng kiên cố (vì heo rừng lai hay đào hang), mỗi vườn nuôi rộng 50-100m2 (tuỳ theo khả năng đất đai) trong đó có chuồng nuôi rộng 20- 30m2 nuôi khoảng 4- 5 heo cái trưởng thành, chúng sẽ sống và sinh sản trực tiếp trung khu vực này. Heo đực giống nuôi riêng, mỗi con một vườn, mỗi vườn nuôi rộng 40- 50m2 trong đó có chuồng nuôi rộng 5-10m2 . Chuồng nuôi, có mái che mưa, che nắng, cao trên 2,5m nền đất tự nhiên, có độ dốc 2-3%... đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ. Với quy mô ban đầu nuôi 10 con (1 đực, 9 cái) cần có 3 vườn nuôi. Hai vườn nuôi heo cái sinh sản, mỗi vườn rộng 50-100m2 trong đó có 2 chuồng nuôi, mỗi chuồng rộng 20- 30m2. Một vườn nuôi heo đực giống rộng 40- 50m2 trong đó có chuồng nuôi rộng 5-10m2... III. Thức ăn và khẩu phần thức ăn: Bao gồm, thức ăn xanh tươi (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây các loại), muối khoáng như tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm... Thực tế cho thấy, heo rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn. Khẩu phần thức ăn cho heo rừng lai thông thường: 50% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 50% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu... Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con heo lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2,0 -3,0kg thức ăn các loại. Thức ăn cho heo rừng lai, do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố... cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho heo. Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g sắt sunphát 100g đồng sunphát 50g diêm sinh 100g vôi tôi 1.000g... đất sét vừa đủ 3kg) cho heo liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20-25 gam/con/ ngày. Thức ăn của heo rừng lai chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng lai vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của heo rừng lai bị biến đổi và nhiều khi làm cho heo bị bệnh tiêu chảy... Heo ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho heo uống tự do. Nước không có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của heo, nhất là khi thời tiết nắng nóng... Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống&hellip IV. Chăm sóc nuôi dưỡng: Heo rừng lai thích hợp với phương thức nuôi chăn thả trong vườn cây có rào dậu hay chăn thả tự nhiên, ít có sự tác động của con người. Heo rừng lai rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Khẩu phần thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống, rau, củ quả, mầm cây, rễ cây, thức ăn tinh gồm hạt ngũ cốc các loại, thức ăn bổ sung muối khoáng như tro bếp, đất sét. . . Ngoài ra, cũng có thể bổ sung vào chuồng nuôi hoặc vườn nuôi chăn thả một số thức ăn tinh hỗn hợp, xương, bột xương, bột sò, hỗn hợp đá liếm&hellip cho heo ăn tự do có vậy thì răng nanh mới bị cùn bớt. Heo đực giống: Quản lý và chăm sóc tốt, 1 heo đực có thể phối 5- 10 heo cái. Heo đực giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm. Ngày phối giống bổ sung thêm thức ăn tinh, 1 -2 quả trứng, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do... Heo cái giống: Heo rừng lai mắn đẻ, đẻ nhiều con, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6-7 con, cá biệt có lứa đẻ 9-10 con và khéo nuôi con (nuôi con rất giỏi). Trong tự nhiên, khi đẻ heo mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bầy khi con lớn&hellip Heo rừng lai sinh sản tự nhiên quanh năm. Vấn đề cơ bản là theo dõi biểu hiện lên giống và xác định thời điểm phối giống thích hợp. Thời gian mang thai 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày (114 - 115 ngày) thì đẻ. Đối với heo nái mang thai, 2 tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường rau, củ, quả, hạt ngũ cốc các loại&hellip có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp, 15g muối, 20g khoáng mỗi ngày. Sau 2 tháng đến khi đẻ cần thiết phải bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố&hellip Ngày heo đẻ có thể cho heo ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa... Heo mang thai nên nuôi riêng để tiện chăm sóc nuôi dưỡng... Đối vối heo nái nuôi con, khẩu phần thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại. Khi heo con được 1,5 - 2 tháng tuổi đã ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cho mẹ ăn khẩu phần ăn bình thường. Không nên phối giống cho heo nái động dục trong thời kỳ nuôi con, vì khó thụ thai hoặc thụ thai nhưng số lượng và chất lượng heo con sinh ra không đạt yêu cầu. Heo con: Heo sơ sinh màu lông đen, có những sọc nâu vàng chạy dọc thân, không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ heo con đã có thể đứng dậy bú mẹ. 15-20 ngày chạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây. Heo con được 1,5-2 tháng tuổi đã cứng cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cai sữa, tách bầy làm giống&hellip Heo sơ sinh có thể đạt 300-500 gr/con, 1 tháng tuổi 3-5 kg, 2 tháng tuổi 8-10 kg, 6 tháng tuổi 20- 25 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60 - 70% trọng lượng trưởng thành. Với cách nuôi và chế độ dinh dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi, heo con có thể đạt trọng lượng 25kg và bán thịt. Hàng ngày, nên cho heo con vận động và tiếp xúc gần gũi với con người. V. Công tác thú y: Heo rừng lai là vật nuôi mới được lai tạo, sức đề phòng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, heo rừng lai cũng thường bị một số bệnh như: Dịch tả, tiêu chảy, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh ghẻ lở và một số bệnh khác... Khi heo rừng lai mắc một số bệnh về đường tiêu hoá có thể dùng các loại thuốc trị đau bụng, sình bụng, đầy hơi, khó tiêu... Cho uống hay chích, hoặc có thể dùng 5-10 kg rau dừa dại cho heo ăn hoặc bổ sung thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa... cũng có thể khỏi. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ... Cần áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học như Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, cách ly khu vực chăn nuôi với các khu vực xung quanh... định kì tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm như phó thương hàn, dịch tả, lở mồm long móng (FMD), E.coli, dại&hellip theo đặc điểm dịch tễ học của vùng và qui định của cơ quan thú y. Khi thời tiết thay đổi hoặc trạng thái sức khoẻ đàn heo có biểu hiện bệnh, cần thiết phải bổ sung kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống cho heo theo quy trình "dùng thuốc 3 ngày, nghỉ 7 hoặc 10 ngày, rồi dùng tiếp 3 ngày, cứ thế cho đến khi đàn heo trở lại bình thường, với liều phòng chỉ bằng 1/2-1/3 liều điều trị&hellip Địa chỉ mua bán heo rừng và heo rừng lai - Trại nuôi heo rừng Ba Bàu-Thôn Dân Bình, xã Hàm Kiệm ĐT: 0918680371 - Trại heo rừng vườn Nhiệt Đới- Thôn 2, xã Hàm Cần ĐT: 0977990530 - Hà Văn Phước, Thôn 3 xã Hồng Phong, Bắc Bình ĐT: 0945446724 (Dũng) - Nguyễn Đăng Vương-Lương Sơn, Bắc Bình ĐT: 0985320610. - Anh Pẩu, xã Phan Thanh: 0972934786. - Trang trại chăn nuôi heo rừng và heo rừng lai của ông Bảy Dũng, ấp Suối Gia, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. ĐT: 0651.651016-615016-615059. - Trang trại chăn nuôi heo rừng và heo rừng lai của Cty Khánh Giang (Bình Phước). ĐT: 08. 9624723-08.9627612. - Trang trại chăn nuôi heo rừng và heo rừng lai của Cty Hương Trầm (TP. Hồ Chí Minh). ĐT: 08.8450562. - Cơ sở chăn nuôi heo rừng và heo rừng lai của nhà hàng Thanh Cảnh, Lái Thiêu, Bình Dương. ĐT: 0650 754832. - Trang trại chăn nuôi Chín Định, ấp 2, xã Cây Trường, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. ĐT: 0650 586108-0986210518. - Trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Thái Bình, ấp Hậu, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP HCM. ĐT: 08 7900160. - Trang trại chăn nuôi của ông Lê Song Bình, ở ấp 1, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai (hồ thủy điện Trị An). ĐT: 0913678004. - Trang trại chăn nuôi của ông Hữu Thành, ở Gia Ray, Xuân Lộc, Đồng Nai. ĐT: 061.741481-872730. - Trang trại Phú Gia (chăn nuôi heo rừng và heo rừng lai), Tân Hiệp, Bình Long, Bình Phước. ĐT: 0651.666220. - Công ty ANFA, 171 Cao Thắng, P12, Q10, TP HCM, ĐT: 9129898 - 0903682022. Khi mua giống heo khách hàng nên yêu cầu bên bán cung cấp lý lịch cá thể. Tài liệu tham khảo tại đây
  • Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn an toàn sinh học
    Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn an toàn sinh học
    28/12/2009 10:25
    I. Giống gà thả vườn: Giống gà nội có ưu điểm: dễ nuôi, chịu đựng kham khổ, có khả năng tự kiếm ăn, chống bệnh tốt, chất lượng thịt, trứng thơm ngon. Nhược điểm: chậm lớn, thời gian nuôi dài. Giống gà nhập nội có ưu điểm: lớn nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, thích hợp với qui mô chăn nuôi nông nông hộ có kiểm soát. Nhược điểm: đòi hỏi chất lượng thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện vệ sinh thú y cao hơn so với gà nội. 1. Một số giống nhập nội: a. Gà Lương Phượng: Nằm trong nhóm gà Tam Hoàng, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Gà mái có màu lông vàng, rằn mơ, có đốm đen ở cổ, cánh. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu, sắc tía đỏ ở cổ, nâu cánh dán ở lưng, cánh và xanh đen ở đuôi. Mào cờ, tích tai phát triển, màu đỏ tươi, da chân màu vàng nhạt. Nuôi 3 tháng trọng lượng có thể đạt 2,0 &ndash 2,5 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,6 - 2,7 kg/1 kg tăng trọng. Sản lượng trứng 10 tháng đẻ 150 - 170 quả/mái. b. Gà Kabir: Là giống gà thả vườn được nhập từ Israel. Gà có lông màu cánh dán, mào cờ, ngực nở và sâu (thịt nhiều), da và chân vàng nhạt. Lúc 9 tuần tuổi có thể đạt 2,2 &ndash 2,4 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,3 - 2,5 kg/kg tăng trọng. Sản lượng trứng 10 tháng đẻ 180 quả/mái. c. Gà Sasso: Là giống gà thịt được tạo ra từ nước Pháp. Gà có màu lông đỏ sẫm hoặc nâu đỏ, mào cờ da, mỏ và chân màu vàng nhạt. Nuôi thâm canh cho ăn đầy đủ 9 tuần nặng 2,1 &ndash 2,5 kg, tiêu tốn 2,5 &ndash 2,7 kg/1kg tăng trọng, tỷ lệ nuôi sống 98%. Sản lượng trứng 10 tháng đẻ 185 quả/mái. 2. Chọn giống: Lúc mới nở nên chọn gà con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, mỏ kép kín, chân bóng, cứng cáo, đứng vững và đi lại bình thường. Có bộ lông bông khô ráo, màu lông đặc trưng của giống. Bụng thon nhẹ, rốn kín, trọng lượng sơ sinh đảm bảo theo tiêu chuẩn giống. Loại bỏ những con quá bé, dị tật, què chân, hở rốn, bụng xệ, quẹo đầu, méo mỏ, ít lông, lông ướt, trỉn đít... Chú ý: Bắt lần lượt từng con và cầm trên tay, quan sát toàn diện từ lông, đầu, cổ, chân, bụng và hậu môn để phát hiện các khuyết tật. Sau đó thả gà để quan sát dáng đi lại và loại những con không đạt yêu cầu. II. Chuồng, dụng cụ và vườn chăn thả gà : 1. Chọn địa điển xây dựng chuồng : - Chuồng hay khu vực chăn nuôi phải được cách ly với khu nhà ở, khu dân cư và các động vật chăn nuôi khác. Chọn khu đất cao ráo, dễ thoát nước trong vườn để xây cất chuồng gà. Xung quanh chuồng phải có hàng rào để dễ quản lý, chăm sóc và tránh lây nhiễm dịch bệnh. Không chăn thả gia cầm tự do. - Xây cất chuồng gà về hướng Đông &ndash Nam hoặc Nam không chỉ tránh được mua bão mà còn sử dụng được nguồn ánh sáng buổi sáng ấm dịu, chứa nhiều tia cực tím chiếu vào đáy chuồng gà làm khô nền chuồng, vừa có tác dụng tiêu diệt vi trùng vừa giúp cơ thể gà tạo được sinh tố D3 rất cần thiết cho sự sinh trưởng và hấp thụ khoáng chất. 2. Xây dựng chuồng gà : - Có nhiều kiểu chuồng gà cũng như nhiều loại vật liệu xây cất chuồng gà. Tùy theo vật liệu rẻ tiền sẵn có của địa phương: tre, gỗ, lá, gạch, ngói, &hellip mà sử dụng làm chuồng. Yêu cầu chuồng nuôi phải sạch sẽ, thoáng, khô ráo, giữ ấm cho gà về mùa đông và mát về mùa hè. Có thể làm chuồng nuôi nền, nuôi sàn và chuồng tầng. - Kích thước chuồng phụ thuộc vào qui mô đàn và mặt bằng xây dựng: Chiều cao mái trước: 2,2 &ndash 2,5 m Chiều cao mái sau: 1,8 &ndash 2 m Chiều rộng chuồng: 2,5 &ndash 3,0 m Chiều dài mỗi ô chuồng 3 &ndash 5 m - Xung quanh chuồng gà được che chắn bằng các tấm mành tre có thể đóng mở được (có thể bằng lưới sắt). Hai đầu hồi có thể xây gạch. Phía dưới có thể xây tường lửng bằng gạch cao 0,4 &ndash 0,6 m. Mặt trước và mặt sau cần có rèm tránh mưa, gió. - Trước mỗi chuồng phải có hố sát trùng, định kỳ thay thuốc sát trùng. Có hệ thống thoát nước và có hố ga để xử lý nước thải. 3. Lồng úm gà con: Một lồng úm có kích thước dài 2 m, rộng 0,9-1 m, sàng lưới cách mặt đất 0,5 m và cách nắp lồng 0,4 m để đủ nuôi 100 gà trong tháng đầu. Nguyên liệu dùng làm lồng úm có thể là tre, gỗ, lưới sắt &hellip tuỳ từng nơi mà sàng úm nên dùng lưới ô vuông có kích thước 1 - 1,5 cm để thuận tiện trong công tác phòng bệnh và làm vệ sinh. Xung quanh lồng úm có thể sử dụng phên tre đan hoặc nan tre, thanh gỗ có kích thước 1x2 cm, các thanh gỗ cách nhau 2,5-3 cm hay lưới kẽm kích thước 2 &ndash 2,5 cm, được che kín để giữ ấm cho gà. Phía trên lồng úm có nắp tre, gỗ hoặc lưới để tránh chó, mèo, chuột, &hellip * Úm dưới nền: Kích thước rộng hơn chuồng lồng, quây úm có thể làm bằng cót cao 45 cm, đường kính 2 &ndash 3 cm (tùy lượng gà). Phải có trấu, vỏ bào, rơm... dày 5 &ndash 10 cm để hút ẩm và giữ ấm cho gà. 4. Dụng cụ chăn nuôi gà - Có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng - Có đầy đủ máng ăn, máng uống phù hợp với từng lứa tuổi của gà - Đặt máng trong chuồng với độ cao ngang tầm lưng của gà, máng uống nước treo cao hơn máng ăn 3-4 cm. - Rèm che Có thể làm bằng vật liệu không thấm nước, dễ vệ sinh,&hellip như bạt tráng nhựa, bao,&hellip để che mưa, gió bảo vệ đàn gà. 4. Thiết kế vườn chăn thả : Diện tích chăn thả tối thiểu là 3 m2/con, có rào lưới xung quanh, cửa ra vào có hố sát trùng. Vườn chăn thả phải khô ráo, sạch sẽ, có bóng mát, có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Không được để đọng nước trong khu chăn thả vì vừa làm mất vệ sinh vừa để gà uống nước bẩn. Có một số hố tắm cát để trừ mạt. Đặt một số máng ăn, máng uống trong vườn dưới các gốc cây. Nuôi trùn đất để tạo thêm thức ăn giàu đạm cho đàn gà. Trong điều kiện vườn rộng có thể chia làm hai khu vực thả gà: sân trước và sau chuồng, cứ mỗi chu kỳ 2 - 4 tháng, luân chuyển sân thả gà một lần. Trong thời gian không nuôi cần xới, khử trùng bằng vôi bột (5-10 kg / 100 m2) và trồng một số loại rau màu. III. Thức ăn cho gà thả vườn: Gà là 1 động vật cấp cao nên cần phải cho gà ăn đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu của chúng, có thể chia thức ăn thành 4 nhóm: - Nhóm thức ăn giàu năng lượng: Thức ăn có giá trị năng lượng cao, dùng cho các hoạt động sống (vận động, thở, tiêu hóa,&hellip), dùng để tạo sản phẩm. Gồm hạt ngũ cốc và các sản phẩm phụ: bắp, lúa, tấm, cám gạo,&hellip Các loại củ: khoai mì, khoai lang,&hellip - Nhóm thức ăn giàu đạm: Thức ăn có hàm lượng đạm cao dùng để tạo thành đạm của cơ thể. Thức ăn giàu đạm có nguồn gốc từ thực vật: Đậu nành, đậu phụng, mè, và các loại bánh dầu,&hellip Có nguồn gốc từ động vật: cá, tôm, bột cá, bột tôm, bột thịt, trùn đất, mối, dòi,&hellip - Nhóm thức ăn giàu khoáng: Có hàm lượng chất khoáng đa lượng và vi lượng cao (Ca, P, Na, Cl, K, Mg...) dùng để tham gia tạo xương. Gồm: Bột đá, bột sò, bột xương, vỏ trứng, vỏ ốc, vỏ cua,&hellip và Premix khoáng. - Nhóm thức ăn giàu Vitamin: Nguyên liệu có nhiều Vitamin rất cần thiết cho sức khỏe. Gồm các loại rau tươi, cỏ, lá,&hellip và các loại Premix vitamin. Thức ăn thường chiếm 70% trong giá thành chăn nuôi. Sử dụng thức ăn trên nguyên tắc phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo giống, lứa tuổi của gà. Chỉ tiêu Gà con (0 &ndash 6 tuần) Gà giò (6 &ndash 8 tuần) Gà vỗ béo (8 tuần - bán) Năng lượng (Kcal/kg) 2.900 3.000 3.100 Protein (%) 20 18 16 Ca (%) 1,1 1,1 1,1 P (%) 0,6 0,6 0,6 Tốt nhất nên dùng thức ăn chuyên dùng cho gà thả vườn của một số xí nghiệp thức ăn gia súc có uy tín như Proconco, Cargill,... các loại thức ăn này có mức dinh dưỡng phù hợp với từng loại giống, lứa tuổi. Có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp (TĂHH) trộn sẵn hoặc thức ăn đậm đặc trộn với thức ăn địa phương: tấm, cám, bắp,.... Khi chọn mua thức ăn cần lưu ý các vấn đề như sau: - Mua thức ăn ở đại lý hoặc cơ sở có uy tín, mua đúng chủng loại cho từng loại gà, từng giai đoạn gà. Xem trên bao hạn sử dụng và thành phần dinh dưỡng chủ yếu. Kiểm tra trong bao xem thức ăn có bị nấm mốc, ẩm, vón cục, mất mùi, lẫn tạp chất không. - Nên chọn nguyên liệu còn mới, có mùi thơm đặc trưng. Không chọn nguyên liệu bị nhiễm độc tố, đặc biệt chú ý Aflatoxin,bị ẩm, mốc, vón cục,&hellip. IV. Kỹ thuật chăn nuôi gà: 1. Chuẩn bị điều kiện nuôi: - Trước khi nuôi gà cần phải chuẩn bị chuồng úm, quây úm, rèm che, dụng cụ chăn nuôi hoặc sửa chữa lại chuồng và dụng cụ cũ. Quét dọn chuồng, bãi chăn thả, sát trùng chuồng, dụng cụ và cả khu vực chăn nuôi. Gà con nên úm nơi dễ giữ ấm, khô ráo, tránh hướng gió lùa trực tiếp vào chuồng gây lạnh đột ngột. - Nếu nuôi gà trên nền thì chọn nền khô ráo không có hiện tượng thấm nước từ đất lên, sau đó rải một lớp độn chuồng như mùn cưa, trấu hoặc dăm bào, &hellip (đã được sát trùng, luôn khô sạch) dày 5 &ndash 10 cm vào quây úm. Hoặc lót giấy báo vào lồng úm. - Chuẩn bị đèn sưởi, tốt nhất là dùng bóng đèn điện 75 W, treo cách đáy chuồng khoảng 20 - 30 cm, hoặc dùng đèn dầu, than củi (chú ý khí độc). - Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho đàn gà. - Máng ăn, máng uống được bố trí sẵn và đặt xen kẻ nhau trong chuồng úm trước khi đưa gà vào. Nếu dùng khay có kích thước 60 x 70 cm thì bố trí 2 chiếc/100 con. Nếu dùng máng uống 1 lít hoặc chai nhựa tự tạo thì bố trí 2 &ndash 3 chiếc/100 con. - Bật đèn sưởi cho không khí trong quây úm ấm lên trước 1-2 giờ rồi mới đưa gà vào nuôi. 2. Yêu cầu nhiệt độ, mật độ, ẩm độ&hellip cho gà: Nuôi gà con trên chuồng lồng hoặc dưới nền với nhiệt độ, mật độ,&hellip thích hợp. Tuần tuổi Nhiệt độ dưới đèn úm (0C) Mật độ chuồng (con/m2) Thời gian chiếu sáng (giờ) Ẩm độ tương đối (%) 1 tuần tuổi 33 &ndash 35 70 &ndash 100 24 65 &ndash 70 2 tuần tuổi 30 &ndash 32 50 &ndash 70 21 &ndash 23 3 tuần tuổi 27 &ndash 29 25 &ndash 50 18 &ndash 20 4 tuần tuổi 24 &ndash 26 15 &ndash 25 14 &ndash 17 > 5 tuần Không cần úm 10 &ndash 15 Ánh sáng tư nhiên + Úm gà con: Nhiệt độ thích hợp tuần đầu 33 - 350C sau đó giảm xuống 27 - 290C ở tuần thứ 3. Vào mùa nóng, gà con mới nở chỉ cần 31 - 320C và đến tuần thứ 2 - 3 không còn úm nữa. Nhưng cần phải thắp đèn ban đêm cho gà ăn và đề phòng chuột, mèo bắt gà con. Dùng 2 bóng đèn 75 W, treo cách sàn khoảng 20 - 30 cm, úm cho 100 gà con trong những ngày đầu. Đồng thời quan sát tình trạng đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ bằng cách nâng cao hay hạ thấp đèn hoặc tăng giảm bóng đèn. - Nếu gà con nằm chụm lại gần đèn, chen lấn, nằm chồng lên nhau là gà bị lạnh do chuồng chưa đủ ấm. Cần hạ thấp đèn hoặc tăng thêm đèn. - Nếu gà con tản ra xa bóng đèn, thở nhiều, uống nước nhiều là chuồng quá nóng. Cần nâng cao đèn hoặc giảm số đèn. - Nếu gà con tụm lại một phía là bị gió lùa. Cần che chắn lại. - Gà con tản đều xung quanh bóng đèn, ăn uống nhiều là nhiệt độ chuồng úm thích hợp. + Ẩm độ tương đối khoảng 65 &ndash 70%. + Mật độ nuôi gà tuỳ thuộc vào lứa tuổi, giống và phương thức chăn nuôi. Gà 1 tuần tuổi 70 &ndash 100 con/m2 , giảm dần còn 25 &ndash 50 con/m2, gà đẻ 5 &ndash 6 con/m2. Gà thịt công nghiệp còn nhỏ 8 &ndash 10 con/m2, và 4 &ndash5 con/m2 lúc lớn. Vườn chăn thả cần có diện tích đủ rộng, tối thiểu 3 m2/con. Tuần thứ 4 nên chuyển gà xuống nền trấu trong 1 tuần trước khi thả gà ra vườn. + Ánh sáng có tác dụng diệt khuẩn, tạo vitamin D, tăng cường hấp thu Ca, kích thích gà tăng trưởng, vì vậy chuồng nuôi, sân bải chăn thả phải có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Gà 1 tuần tuổi cần chiếu sáng 23 &ndash 24 giờ/ngày sau đó giảm dần đến tuần thứ 4 còn 12 &ndash 14 giờ/ngày, sau 5 tuần không cần chiếu sáng . 3. Kỹ thuật nuôi gà con (từ 0 &ndash 6 tuần): - Gà con sau khi vận chuyển về tới chuồng phải nhanh chóng thả vào lồng úm đã bật đèn. Cho nghỉ ngơi rồi cho uống nước sau đó mới cho ăn. Phải cho gà uống từ từ (nước sạch, có thể đun sôi để nguội) và pha thêm vitamin C, B và đường Glucose (0,5%) vào nước uống. Theo dõi nhiệt độ sưởi ấm úm gà con như phần trên đã nêu, không để gà bị lạnh sẽ kém ăn, chậm lớn, còi nhỏ. Chú ý gà con rất sợ gió lùa, quây che kín xung quanh, không làm quây quá cao. - 2 ngày đầu tập cho gà ăn, rải tấm nhuyễn, bắp nghiền nhỏ lên khay hoặc giấy sạch, không cho ăn thức ăn hỗn hợp để gà tiêu nhanh lòng đỏ tránh gà bị nặng bụng. - Ngày thứ 3 - 4 trở đi cho ăn cám hỗn hợp, lúc đầu cho gà ăn 50 % bắp hoặc tấm + 50 % TĂHH, sau đó cứ mỗi ngày tăng thêm 25% TĂHH cho đến khi chuyển ăn hoàn toàn TĂHH. - Cho ăn tự do cả ngày lẫn đêm, giá trị dinh dưỡng thức ăn đảm bảo năng lượng trao đổi tối thiểu 2.900 Kcal/kg, đạm tối thiểu 20%. Gà còn nhỏ cứ 2-3 giờ cho ăn 1 lần, sau đó giảm dần và ổn định 4 - 6 lần/ngày đêm. Mỗi lần bổ sung thức ăn mới cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn và phân lẫn vào thức ăn. - Cho uống nước sạch theo nhu cầu của gà, nên pha thêm vitamin C, B, đường Glucose, thay nước đồng thời với thay thức ăn mới, mỗi ngày 4 - 6 lần. - Sau 4 tuần có thể thả gà xuống đất vào những ngày nắng ráo và tập cho gà ra vườn, để gà tự kiếm thêm thức ăn như mồi động vật, rau cỏ, đất, sỏi.... 4. Kỹ thuật nuôi gà thịt thả vườn (từ 7 tuần tuổi đến xuất bán): - Nếu nuôi thâm canh thì cho ăn tự do, không hạn chế thức ăn. Giá trị dinh dưỡng thức ăn đảm bảo năng lượng trao đổi tối thiểu 3.000 &ndash 3.100 Kcal/kg, đạm tối thiểu 18%. Có thể sử dụng TĂHH hoặc thức ăn đậm đặc trộn với thức ăn tại chỗ như tấm, bắp, lúa...(tỷ lệ trộn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tùy theo nguồn thức ăn tự nhiên của vườn thả...). - Nuôi chăn thả thì buổi sáng thả gà ra vườn để tự kiếm mồi, gần trưa cho gà ăn thức ăn bổ sung, buổi chiều cho gà ăn no trước khi vào chuồng. - Cải thiện nguồn thức ăn trong vườn chăn thả như nuôi trùn đất để tạo thêm nguồn thức ăn giàu đạm. - Cho uống nước sạch theo nhu cầu của gà, không để đọng nước trong khu chăn nuôi làm mất vệ sinh và để gà uống nước bẩn - Máng ăn máng uống luôn luôn rải đều trong chuồng, sân vườn và có đủ thức ăn, nước cho gà ăn uống thỏa mãn (không để đói quá 2 giờ). Hàng ngày vệ sinh, sát trùng phơi khô màng ăn, máng uống cần dự phòng thêm máng để thay đổi. - Quan sát theo dõi đàn gà hàng ngày khi cho ăn và có biện pháp xử lý kịp thời nếu thấy đàn gà ăn, uống kém hoặc có hiện tượng khác thường. - Chuồng trại phải thông thoáng nhất là vào mùa hè. Thường xuyên phát quang cây cối, cỏ dại, quét dọn phân và chất độn chuồng. Phải định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng nuôi, vườn chăn thả 1 &ndash 2 lần/tuần để tiêu diệt mầm bệnh. - Định kỳ phòng bệnh bằng vaccin cho gà theo lịch. - Cần có sổ sách và ghi chép đầy đủ số liệu về các chi phí đầu vào (giá giống, thức ăn, thuốc thú y) hàng ngày. - Nên lựa chọn thời điểm nuôi để có sản phẩm bán được giá cao (dịp lễ, tết, mùa cưới). V. Các biện pháp cơ bản vệ sinh phòng bệnh cho gà: Ngành chăn nuôi gà nói riêng, gia cầm nói chung đang bị dịch bệnh đe dọa nhất là bệnh &ldquoCúm gia cầm&rdquo, vì vậy chăn nuôi gà phải đảm bảo an toàn sinh học. Chăn nuôi gà an toàn sinh học là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh, đảm bảo cho gia cầm được khỏe mạnh, không dịch bệnh, phát triển tốt, cho năng suất cao. 1. Khi chọn mua gà: - Chỉ mua gà từ những cơ sở giống tốt, có lý lịch rõ ràng. Phải chọn mua gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn,&hellip và biết gà giống đã được tiêm phòng những bệnh gì. - Cần nhốt riêng gà mới mua về (cách xa đàn gà đang nuôi) trong vòng 10 ngày. Cho uống thuốc bổ, khi thấy gà khỏe mạnh mới thả cùng gà nhà. 2. Vệ sinh chuồng trại, vườn chăn thả và dụng cụ chăn nuôi: * Vệ sinh trước khi nuôi: Vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng gà, khu vực xung quanh chuồng, độn chuồng, dụng cụ trước khi đưa gà vào nuôi. Sau khi vệ sinh tiêu độc, để trống chuồng ít nhất 2 ngày mới thả gà vào. * Vệ sinh trong khi chăn nuôi: - Chuồng nhốt gà cần đảm bảo thoáng mát, khô sạch, có ánh nắng mặt trời chiếu vào, không có phân gà bám. - Sân thả gà cần khô, sạch sẽ, có hàng rào bao quanh, có hố sát trùng. - Nếu nuôi gà có độn chuồng thì độn chuồng phải luôn mới, khô, nên phơi nắng, sát trùng trước khi cho vào chuồng gà. - Không nên nuôi nhốt gà với mật độ cao, hạn chế người ra vào và không để gà tiếp xúc với vật nuôi khác. - Thường xuyên quét phân, thay độn chuồng, rắc vôi bột vào các nơi ẩm thấp, quét vôi chuồng nuôi, sân thả gà. Định kỳ sát trùng chuồng trại 1 tuần 1 - 2 lần bằng hóa chất sát trùng. - Phân gà, độn chuồng cân được ủ kỹ để diệt mầm bệnh. * Vệ sinh sát trùng sau đợt nuôi, theo trình tự như sau: - Thu gom phân gà, độn chuồng, rác thải và ủ kỹ để diệt mầm bệnh. - Quét dọn sạch rác, bụi, mạng nhện. - Cọ rửa bằng nước sạch toàn bộ nền, tường, rèm che, dụng cụ chăn nuôi sau đó sát trùng bằng chất khử trùng. - Để trống chuồng 10 &ndash 15 ngày, sát trùng lại rồi mới nuôi lứa khác. 3. Các biện pháp khử trùng: - Ánh sáng mặt trời: Dùng để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, độn chuồng, nguyên liệu thức ăn. - Dùng nước sôi để sát trùng các dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ sử dụng vaccin. - Vôi bột: Có thể dùng rắc xung quanh và bên trong chuồng nuôi. - Nước vôi: Tốt nhất là dùng nước vôi mới tôi dùng để quét lên nền chuồng, sân chơi và xung quanh tường. - Hóa chất sát trùng dùng Cloramin, Iodine, Crezin,&hellip hay Virkon, Vime-Iodine, TH4,&hellip phun toàn bộ chuồng chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả khu vực xung quanh chuồng. 4. Vệ sinh thức ăn, nước uống: - Máng ăn, máng uống cần có chụp để gà khỏi nhẩy vào, cần rửa sạch hàng ngày - Thức ăn cần đảm bảo chất lượng, không ẩm mốc. Nước uống cho gà đảm bảo sạch, thay thường xuyên. Không cho gà bệnh ăn, uống chung với gà khỏe. 5. Biện pháp cách li để hạn chế lây lan bệnh: - Hạn chế người động vật ra vào nơi nuôi gà. Nếu có dịch bệnh xung quanh thì không cho người đến, người nuôi gà không sang nơi có dịch. - Ngăn không cho gà tiếp xúc với vịt, bồ câu, chim, chuột,&hellip là những nhân tố truyền bệnh - Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, loại thải những gà ốm yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh. Chú ý khi gà nghi nhiễm bệnh hoặc nhiễm bệnh: - Khi có gà nghi mắc bệnh phải báo cáo ngay với cơ quan thú y để có biện pháp xử lý kịp thời. Cần tăng cường biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại. - Áp dụng các biện pháp cách li để hạn chế bệnh lây lan. - Tách riêng con ốm theo dõi và điều trị. - Không bán gà bệnh ra chợ, không ăn gà bệnh, không vứt xác gà bừa bãi, không mua thêm gà khỏe về nuôi. - Xác gà chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý theo quy định thú y. Gà bị bệnh chết cần đốt cháy thành than, chôn kỹ, rắc vôi bột. Nếu là dịch cúm, không chữa trị, giết mổ mà tiêu huỷ 100%. - Cần quét phân, sát trùng tiêu độc hàng ngày nơi nuôi gà, sân thả gà bằng thuốc sát trùng. - Đối với gà chưa mắc bệnh có thể dùng Vaccin phòng hoặc dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y hoặc nhà sản xuất. - Máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, sát trùng tiêu độc trước khi sử dụng lại. * Phân biệt gà khỏe và gà bệnh: Gà Khỏe Gà bệnh - Nhanh nhẹn, hoạt bát, luôn hoạt động: đi, chạy, tìm thức ăn. - Ăn uống tốt. - Mắt sáng, mở to. - Lông mượt, phủ đều. - Chân thẳng, bóng, mập. - Mỏ sáng, bóng, đều. - Mào, yếm đỏ tươi, sáng, bóng màu. - Cánh úp gọn vào thân. - Hậu môn khô, lông xung quanh tơi, bông - Thở đều, mũi khô. - Phân mềm, có khuôn - Đẻ bình thường. - Mệt mỏi, ủ rủ, đứng hoặc nằm mộ chỗ. - Ăn uống kém. - Mắt nhắm, lờ đờ. - Lông xù, xơ xác. - Chân khoèo, liệt, khô, gầy. - Mỏ khô. - Mào, yếm tím bầm, nhợt nhạt, thủy thũng. - Cánh xã. - Hậu môn ướt, lông dính bết phân - Khó thở, mũi có dịch nhầy, ho,hắc hơi, vẩy mỏ - Phân lỏng, màu vàng hoặc trắng xanh, có máu, có giun sán. - Đẻ giảm hoặc ngừng đẻ bất thường. 6. Phòng hộ cho người chăn nuôi: - Người chăn nuôi gà phải có trang bị bảo hộ lao động cần thiết trong quá trình chăn nuôi, bao gồm quần áo, giày dép, mũ, găng tay, khẩu trang,&hellip Các trang bị bảo hộ chỉ dùng riêng trong khu chăn nuôi, hàng tuần thay, giặt, khử trùng. - Người chăn nuôi khi ra vào trại phải tắm, thay quần áo, khử trùng, vệ sinh an toàn dịch bệnh. Thường xuyên khám, kiểm tra đảm bảo an toàn sức khỏe. 7. Dùng Vaccin phòng bệnh cho gà: Ngày tuổi Loại Vaccin dùng và cách sủ dụng 4 ngày Vaccin Gumboro lần 1 nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống từng con. 7 ngày Vaccin Newcastle chịu nhiệt lần 1 nhỏ mắt hoặc nhỏ mũi. 10 ngày Vaccin đậu gà chủng vào màng da cánh. 14 ngày Vaccin cúm gia cầm lần 1 tiêm dưới da cổ (nếu có) 17 ngày Vaccin Gumboro lần 2 thực hiện như lần 1 21 ngày Vaccin Newcastle chịu nhiệt lần 2 nhỏ mắt, mũi, cho uống, cho ăn 44 ngày Vaccin cúm gia cầm lần 2 tiêm dưới da cổ (nếu có) 50 ngày Vaccin Newcastle lần 3 cho uống, cho ăn hoặc tiêm dưới da 60 ngày Vaccin tụ huyết trùng chích dưới da. Sau đó cứ 3-4 tháng phòng nhắc lại một lần Vaccin Newcastle, tụ huyết trùng hay cúm gia cầm Tiêm phòng vaccin cúm gia cầm theo hướng dẫn và chỉ đạo chung của Chi cục Thú y. * Các vị trí nhỏ và tiêm Vaccin: - Nhỏ mắt, nhỏ mũi: pha 5 &ndash 10 ml nước pha vào lọ Vaccin 50 &ndash 100 liều, lắc đều rồi nhỏ 2 giọt một con. - Chủng vào màng da cánh: Pha 1 ml nước pha vào lọ Vaccin 100 liều, lắc đều rồi lây kim chủng đậu nhúng vào Vaccin đâm qua màng da cánh. - Tiêm dưới da: Lắc đều lọ trước khi rút Vaccin, tiêm dưới da cổ ở khoảng cách 1/3 cổ kể từ đầu trở xuống. - Tiêm bắp thịt đùi hoặc lườn. * Lưu ý khi sử dụng Vaccin và kháng sinh: - Một số loại Vaccin luôn bảo quản ở nhiệt độ 4 &ndash 100C (đúng với chỉ dẫn ghi trên nhãn) - Không để Vaccin ở nhiệt độ bên ngoài, không để ánh sáng chiếu trực tiếp. - Vaccin bệnh nào chỉ dùng để phòng bệnh đó. - Khi dùng Vaccin phải kiểm tra: Nhãn mác, hạn dùng, chủng loại, trạng thái, màu sắc. Không dùng Vaccin quá hạn, biến màu, viên đông khô bị vỡ, Vaccin nước bị vẫn đục,&hellip - Vaccin cần được pha với nước cất vô trùng, nước sinh lý, pha xong dùng ngay, dùng đúng liều lượng, đúng theo yêu cầu của từng loại Vaccin và của nhà sản xuất. - Dụng cụ, ống tiêm, kim tiêm, nước tiêm phải vô trùng, sau đó hấp hoặc luộc để nguội mới dùng. - Đối với Vaccin nhược độc không dùng cồn sát trùng dụng cụ sử dụng. - Đối với Vaccin có bổ trợ phải lắc kỹ trước khi lấy ra và tiêm bắp sâu. - Vaccin thừa, dụng cụ dùng xong phải được tiệt trùng và không vứt bừa bãi. - Chỉ dùng Vaccin cho gà khỏe, không dùng cho gà đang ốm bệnh. - Không được pha trộn chung các loại Vaccin với nhau hoặc pha chung Vaccin với kháng sinh. Không sử dụng kháng sinh cho gà trong những ngày chủng ngừa Vaccin. 9. Thuốc phòng bệnh ở gà * Trong giai đoạn úm: - 1 &ndash 3 ngày: Cho uống thuốc tăng sức đề kháng bằng Vitamin C, B, Electrolyte, Glucose, - Định kỳ 1 tuần cho uống kháng sinh 1 lần ngừa bệnh viêm rốn, viêm ruột tiêu chảy (do E.coli, Salmonella), viêm phổi,&hellip bằng các loại kháng sinh như sau: Spiratylocol, Colitetravet, Coli-Norgen, &hellip Xen kẻ với vitamin ADE, C, B, Electrolyte,&hellip - Trước khi tập thả gà ra vườn cần ngừa bệnh cầu trùng bằng thuốc Anticoc, Coccistop, Coccidine, ESB3,&hellip * Trong tháng thứ 2 trở đi - Định kỳ 2 tuần dùng 1 lần bằng các loại thuốc như: Norcogen, Genta &ndash tylo, Gentatrim,... Xen kẻ với vitamin ADE, C, B, Electrolyte,&hellip - Kết hợp ngừa bệnh cầu trùng bằng thuốc: Anticoc, Coccistop, Coccidine, ESB3,&hellip - Khoảng 45 ngày tẩy giun sán bằng thuốc Levamisol, Teramisol,&hellip Chú ý: 1 liệu trình phòng bệnh bằng kháng sinh chỉ kéo dài 3-5 ngày VI. Một số bệnh thường gặp ở gà: 1. Bệnh Gumboro (IBD: Infections Bursal disease - Bệnh viêm túi Fabricius): Là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Birnaviridae gây bệnh cho gà từ 7 đến 90 ngày tuổi nhưng rõ nhất ở giai đoạn 15 - 50 ngày tuổi. Đặc trưng bệnh là viêm túi Fabricius gây suy giảm miễn dịch. Gà bệnh có tỷ lệ chết từ 15 - 40%, nếu ghép với bệnh khác thì tỷ lệ chết cao hơn. - Lây bệnh: Do tiếp xúc gà bệnh với gà khỏe. Bệnh lây gián tiếp vì mầm bệnh tồn tại trong môi trường 3 tháng, qua dụng cụ, nhà xưởng, quần áo, thức ăn, nước uống,&hellip - Triệu chứng: Gà bệnh có triệu chứng bay nhảy lung tung, mổ cắn lẫn nhau, sau đó gà sốt cao, giảm ăn, uống nhiều nước, ủ rũ, nằm bẹp, lông xù, nằm gục, đi lại run rẩy. Phân tiêu chảy loãng, vàng, có bọt nhớt. Cơ hậu môn co bóp, gà khó ỉa. Trước. Bệnh diễn biến rất nhanh, sau 1-2 ngày gà sẽ bị chết, tăng lên vào 3- 4 ngày sau, ngày thứ 4 thì chết giảm xuống, đến ngày thứ 8 - 9 thì ngừng nếu không có bệnh được ghép khác. Những gà sống được thì chậm lớn, còi cọc. - Phòng và trị bệnh: Thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y chuồng trại, ăn uống đảm bảo, mua gà giống ở trại an toàn dịch, chủng ngừa vaccin cho gà, về trị bệnh thì chưa có thuốc đặc hiệu. Khi có bệnh phải chọn loại gà bệnh quá yếu, bao vây cách ly trại, cho cả đàn uống đủ nước, bổ sung chất điện giải, vitamin C, K, B.complex, Anti-gumboro, đường Glucose,&hellip Gà có thể nhiễm các bệnh ghép khác, tuỳ theo tình trạng thực tế mà dùng kháng sinh cho phù hợp. 2. Bệnh Newcastle (Dịch tả): Bệnh lây lan nhanh chóng, nguy hiểm cho các loại gà, do Paramixovirus gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm, khắp mọi vùng. - Lây bệnh: Bệnh lây từ gà bệnh sang gà khoẻ qua đường hô hấp, tiêu hóa, nước uống &hellip qua dụng cụ, xe cộ, quần áo bị nhiễm bệnh, &hellip - Triệu chứng bệnh: Gà ốm bỏ ăn, uống nhiều nước, biểu hiện sốt cao, ủ rũ, lông xù (gà rù, gà &ldquokhoát áo tơi&rdquo), chảy nước mũi, khó thở, thở khò khè đứt quảng, thỉnh thoảng kêu &ldquotoóc, toóc&rdquo. Gà ỉa chảy phân loãng, màu trắng xanh giống cứt cò, diều đầy thức ăn không tiêu. Gà sống sót có triệu chứng thần kinh, đi không vững, có con đầu ngoẹo ra sau, xoay tròn tại chỗ. - Phòng bệnh: Bệnh Newcastle không có thuốc chữa, chỉ phải phòng bệnh tốt nghiêm túc thực hiện qui trình vệ sinh thú y, nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng đầy đủ vaccin theo lịch. Khi có bệnh xảy ra thì phải báo cho cán bộ thú y cơ sở, cách ly gà ốm, cách ly vùng dịch với các vùng khác, nghiêm cấm sự tiếp xúc &ldquo nội bất xuất, ngoại bất nhập&rdquo. Loại triệt để gà bệnh gà yếu, số gà khỏe chủng vaccin Newcastle chịu nhiệt cho gà con dưới 30 ngày tuổi, vaccin newcastle hệ 1 cho gà lớn. Tăng cường thức ăn bổ sung protein, vitamin, chất điện giải. Gà bệnh nặng thì phải loại cả đàn gà, đốt xác gà chết, chôn sâu gà rắc vôi bột, tổng vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, để trống chuồng một thời gian. Không bán chạy gà ốm, không mua gà ở chợ bị bệnh để tránh lây lan. 3. Bệnh cúm gia cầm: Bệnh do Virus gây ra, lây lan rất nhanh làm chết nhiều gia cầm (gà, vịt, ngan, ngổng, chim cút, đà điểu, các loài chim,&hellip), có thể lây, gây bệnh cho con người và làm tử vong. * Triệu chứng: Gà sốt cao, ủ rũ, đứng tụm một chỗ, xù lông, chảy nước mắt, chảy nước dãi ở mỏ, khó thở. Sưng phù đầu, mặt xuất huyết tím tái mào và yếm sưng to, phù quanh mí mắt. Tiêu chảy phân loãng, đôi khi có lẫn máu, mùi tanh. Da tím tái, chân xuất huyết. * Biện pháp phòng chống: Thực hiện tốt chăn nuôi gà an toàn sinh học, khi phát hiện gà bệnh và chết cần báo ngay cho Chính quyền địa phương và cơ quan Thú y. Không bán chạy, không ăn thịt gia cầm bệnh kể cả gia cầm sống trong đàn bị bệnh. Không đưa gia cầm và sản phẩm gia cầm ra ngoài ổ dịch, không vứt xác chết bừa bãi. Bao vay ổ dịch, tiêu huỷ toàn bộ đàn gà theo qui định của thú y. 4. Bệnh đậu gà: Bệnh do Virus gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa khô. Triệu chứng: Nổi mụt mủ bằng hạt đậu ở đầu, mắt, quanh miệng, mồng, đôi khi làm mù cả mắt, hoặc nổi mụt trong miệng, thực quản, khí quản làm cho gà đau đớn không ăn uống được, suy kiệt cơ thể dần dần. Phòng bệnh: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, giữ chuồng trại khô ráo sạch sẽ, thoáng diệt ruồi muỗi định kỳ, dùng vaccin đậu chủng cho gà (ở cánh) vào 7 đến 14 ngày tuổi và cho gà giống chủng lại lúc 4 tháng tuổi. Xử lý khi mắc bệnh: Không có thuốc trị hữu hiệu. Bóc vẩy mụn đậu, cạo sạch mủ rửa sạch bằng nước muối loãng và dùng Xanh Methylen 1-2%, cồn iod,&hellip sát trùng. Vết loét ở niêm mạc miệng bôi thuốc sát trùng nhẹ Lugol 1%. Cho uống vitamin A, C và Tetrcyclin, Ampicilin,&hellip . Các chất thải của gà, độn chuồng, ổ đẻ cần đốt hết, phun thuốc sát trùng tiêu độc thường xuyên trong thời gian gà bệnh. 5. Bệnh tụ huyết trùng: Bệnh do vi trùng Pasteurella gây ra. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột nhất là vào thời điểm giao mùa chuồng trại, khu vực chăn nuôi ẩm ướt ... Triệu chứng: Trạng thái quá cấp gà thường chết đột ngột, gà đang đi ăn lăn đùng ra chết, đang đẻ trong ổ chết. Gà ủ rũ, bỏ ăn, đi lại chậm chạp, mũi miệng chảy nước nhờn và có lẫn máu. Mào tích sưng căng phồng, tím bầm. Tiêu chảy phân xanh xám, khó thở, gà chết do ngạt thở, xác tím bầm. Nếu bệnh kéo dàigây viêm kết mạc mắt, khớp sưng đi lại khó khăn.. Phòng trị: Vệ sinh sạch sẽ, giữ chuồng luôn khô ráo, nước uống, thức ăn đảm bảo vệ sinh. Nên dùng Vaccin phòng bệnh. Có thể dùng các loại kháng sinh: Tetracyclin, Streptomycin, Ampicillin, Enrofloxacin,&hellip Liều lượng và thời gian theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. 6. Bệnh Phó thương hàn: Do vi trùng Salmonella gây ra. Triệu chứng: Gà con nhiễm bệnh có trạng thái lạnh, ủ rũ, kém ăn, tụ lại, kêu nhiều. Tiêu chảy phân trắng như cứt cò, ở hậu môn dính bết phân, chân khô, đi lại yếu ớt. Tỷ lệ chết cao trong 2 tuần tuổi đầu. Gà lớn, bệnh thường ở dạnh ẩn, mần bệnh từ gà mẹ truyền qua trứng, tứ đó truyền qua gà con. Phòng trị: sử dụng kháng sinh Tetracyclin, Neomycin, Norfloxacin,&hellip trộn thức ăn hoăc pha nước uống cho gà dùng 3 &ndash5 ngày. 7. Bệnh viêm đường hô hấp mãm tính (CRD): Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gây ra. Triệu chứng: Gà ủ rũ, kém ăn, xù lông, gầy, hắc hơi, có dịch chảy ra ở mũi, mắt lúc đầu loãng sau đặc dần và nhầy. Gà ho, khó thở, hay thở khò khè vào ban đêm và sáng. Bệnh tiến triển dần trong thời gian dài làm gà chậm lớn, sụt cân, gầy và chết, tỷ lệ chết khoảng 3 - 5%, nếu kế phát các bệnh khác tỷ lệ chết cao hơn trên 10 - 30%. Phòng trị: Sát trùng chuồng trại trước khi nuôi gà bằng các thuốc sát trùng như Vôi, Chloramine, Biodine, Virkon... Có thể sử dụng các loại kháng sinh để trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gà: Tylosin, Tiamulin, Suanovin, Norfloxaxin,... pha theo chỉ dẫn nơi sản xuất. 8. Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) Bệnh do ký sinh trùng Eimeria gây ra. Thường xảy ra ở những nơi ẩm ướt, chuồng trại mất vệ sinh. Triệu chứng: Gà tiêu ra phân sáp có màu nâu sậm, có lẫn máu, lỗ huyệt dính phân đôi khi dính máu đỏ bầm, hoặc đỏ tươi. Gà đau bụng nên hay nằm, ủ rủ, xả cánh, biếng ăn, đi lại chậm chạp. Phòng trị: có thể dùng các loại thuốc Rigecoccin, ESB3, Cocci-Stop,... Cho gà ăn hoặc uống liên tục trong 3 - 5 ngày, theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì. 9. Bệnh giun Sán: Triệu chứng: Gà còi cọc, lông xơ xác, chậm lớn. Trong đàn có nhiều con trọng lượng lớn nhỏ không đều. Đôi khi có đốt sán trong phân, có giun kim ở mắt. Phòng trị: Dùng Levamisol, định kỳ 3 tháng tẩy 1 lần. Hằng tuần làm vệ sinh chuồng trại cho sạch sẽ. TTKNKNBT
  • Hướng dẫn nuôi dông (Kỳ nhông)
    Hướng dẫn nuôi dông (Kỳ nhông)
    28/12/2009 09:51
    Con kỳ nhông hay còn gọi là con dông sống và làm tổ trên đất cát, dông là một loài bò sát đang là món đặc sản được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh. Do bị săn bắt ngày càng nhiều và do môi trường sống bị biến đổi khiến cho loài dông có nguy cơ bị tuyệt chủng. Chính vì vậy mà hiện nay một số nông dân nhanh nhạy chuyện làm ăn bắt đầu tính đến chuyện nuôi dông để bán thịt. I. Giống và đặc điểm giống: Tên gọi: Tên Việt Nam gọi là dông, giông hay kỳ nhông, dông có nhiều giống, dông vùng đất cát gọi là dông cát benly. Tên Latin: Leiolepis belliana. Họ: kỳ nhông Agamidae. Bộ: Có vảy Squamata. Nhóm: Bò sát Kỳ nhông hay còn gọi là dông sống trên đất cát ven biển, phù hợp với các vùng đất ven biển miền Trung nước ta. Vóc dáng: Giống dông này có đặc điểm là có các đốm nhỏ trên lưng không liền nhau để tạo ra một mạng lưới hoặc những đường dọc và dọc theo hông có các vệt lớn màu đen, cam. Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Loài bò sát rất đẹp này thường ra khỏi hang để sưởi ấm vào buổi sáng để điều hoà nhiệt độ cơ thể (chúng thuộc loài máu lạnh), tìm thức ăn và gây ấn tượng đối với các con cái xung quanh cả ngày, rồi rút vô hang vào xế chiều, đóng cửa hang lại bằng cát. Dông sống và làm tổ trên đất cát, từ khi còn nhỏ cho tới khi thành phẩm khoảng 8-10 tháng. Môi trường sống tự nhiên ít dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc. Đặc biệt, chúng leo trèo rất giỏi và có thể nhảy xa cả mét từ cành cây này sang cây khác. Sinh trưởng, phát triển và sinh sản: Dông đến tuổi trưởng thành thì bắt đầu đẻ trứng. Con cái đẻ 3 - 8 trứng trong hang vào mùa nóng và khô sau các cơn mưa lớn đầu mùa, dông con nở ra , có sọc và đuôi màu đỏ nhạt. Dông con mới nở sống chung hang với mẹ trong nhiều tháng trước khi tự đào hang riêng ở gần đó. Trong chăn nuôi nhân tạo, trứng dông sau khi đẻ ra phải có đủ độ ẩm mới nở ra con (30 &ndash 45 ngày). Thực tế cho thấy, trứng đẻ dưới đất thì nở ra con, còn những trứng đẻ ở trên sàn thì chết khô do thiếu ẩm. Giá trị và thị trường: Dông nói riêng và côn trùng nói chung như bọ xít, bọ cạp, bọ hung, sâu đục thân, kiến, dế mèn... là những loại côn trùng phổ biến trên các loại cây trồng, chỉ cần nghe tên thôi cũng làm cho nhiều người "ghê sợ". Thế nhưng, trong những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng côn trùng có rất nhiều tác dụng bổ ích đối với con người, đặc biệt có thể sử dụng chúng như những món ăn thuộc hàng "đặc sản" với những tác dụng như "cải lão hoàn đồng"... Hiện nay, thịt dông đang là món "đặc sản" được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh. Chế biến cũng tương tự như rắn, bỏ đầu, ruột và các bàn chân là được. Thịt dông trắng, ăn có mùi thơm như thịt gà, thịt thỏ nhưng xương giòn hơn. II. Chăm sóc nuôi dưỡng: 1. Giống: Phong trào nuôi dông phát triển mạnh cũng đặt ra vấn đề cung cấp giống cho hộ nuôi. Trước đây giống dông thường đi bắt tự nhiên, tuy nhiên bắt trong tự nhiên không thuần nhất, có con đã lớn, con còn nhỏ, trung bình 1 kg dông chỉ khoảng 30 con. Dông có khả năng sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt nên thường các hộ chỉ thả giống ban đầu, còn sau đó tự gây giống để duy trì và phát triển đàn. Loại nhân giống nhân tạo trong hố nuôi, loại này đồng cỡ, chăm sóc nuôi dưỡng dễ hơn. Nguồn giống dông hiện rất hiếm, cung chưa đủ cầu. Chọn những con dông khoẻ mạnh, không bị thương tật, dị hình để nuôi. 2. Thức ăn: Thức ăn chủ yếu của dông là thực vật, lá cây, rau, quả, nụ hoa quả và chồi cây, ngoài ra chúng còn ăn trứng bọ cánh cứng, bướm và các côn trùng khác như sâu, giun... Nguồn thức ăn "bình dân" này rất dễ kiếm, dễ đáp ứng. Điều này, tạo ra công ăn việc làm cho một số hộ gia đình, đồng thời phòng tránh được sâu rầy phá hoại mùa màng... 3. Chuồng nuôi, hồ nuôi: Việc làm chuồng cho dông không hề đơn giản, mỗi loại thú đều có cách thiết kế riêng nhưng tựu trung lại là chuồng phải luôn có cây xanh, ánh nắng, hồ nước, cát&hellip như môi trường tự nhiên. Trong khuôn viên nuôi nên trồng vài cây trứng cá khi quả chín rụng xuống làm thức ăn cho dông Hồ nuôi dông được xây tường rào xung quanh cao trên 1,2m, bên trên có viền tô láng bằng tôn kẽm khoảng 30cm để dông không bò ra ngoài. Đáy hồ được lót gạch, để chừa khe hở giữa các viên gạch từ 3-6cm cho nước rút, bên trên đổ cát dày 0,7 - 1m cho dông làm tổ. Có thể trồng cây hoặc dựng chòi nhỏ bên trong tạo bóng mát nhưng phải cách tường rào hơn 1 m để phòng chống dông nhảy ra ngoài. Mật độ thả nuôi khoảng từ 20 đến 25 con giống trên một mét vuông. 4. Chăm sóc nuôi dưỡng: Chăm sóc nuôi dưỡng dông rất đơn giản, chủ yếu canh giữ là chính, buổi sáng ra chợ xin hoặc mua rau, quả phế phẩm... về bỏ vào chuồng cho chúng ăn. Có thể băm nhỏ thức ăn hoặc để nguyên dông tự ăn cũng được. Phun nước tạo ẩm cho đất cát. Mô hình này ví như một động cát tự nhiên được thu nhỏ. Khi đưa dông hoang dã vào chuồng nuôi cần chú ý đến 3 điểm: diện tích chuồng nuôi phải rộng (trên 200m2) mùa khô phải thường xuyên phun nước tạo độ ẩm chuồng phải cách xa khu dân cư, tránh sự rượt bắt của mèo, chuột cống. 5. Thu hoạch: Thường thì thu hoạch từ 12 đến 15 tháng sau khi nuôi, có thể thu hoạch sớm từ sau 5-6 tháng nuôi. Thu hoạch bằng cách bắt những con lớn hoặc vừa tầm, còn lại để giữ giống hoặc cho sinh đẻ thêm, hoặc mua thêm giống bỏ thêm vào và như thế cứ tiếp tục, nên duy trì con giống sau khi thu hoạch và chọn những con giống tốt để phát triển đàn dông trong hồ. Trọng lượng dông trưởng thành khi thu hoạch đạt từ 6-12 con/kg Nuôi dông đơn giản, ít vốn, ít dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và an toàn dịch bệnh, trong khi công lao động không cần nhiều, thị trường đang hút hàng... III. Địa chỉ mua bán giống dông, kỳ đà : - Nguyễn Thị Thảo - Hồng Thịnh, Hồng Phong. - Trần Thị Thu Dung - Hồng Thịnh, Hồng Phong ĐT 0623.658705 - Lê Thanh Trọng - Hồng Thịnh, Hồng Phong. - Nguyễn Ngọc Lê - Hồng Trung, Hồng Phong. - Hà Văn Bảy - Hồng Trung, Hồng Phong. - Trần Văn Tài, KP Phú Xuân, thị trấn Phú Long. - Hội Nông dân thị trấn Phan Rí Cửa ĐT : 062. 3972495 - Cơ sở nuôi kỳ đà của ông Phạm Trọng Đại, tổ 2, ấp 3, xã Phước Thái (Hội Nông dân xã Phước Thái), huyện Long Thành, Đồng Nai. ĐT: 061.841019- 542612. - Cơ sở nuôi dông của ông Đoàn Minh Trí, phường Phước Mỹ, Phan Rang. ĐT: 0919062446. - Trang trại Phú An của anh Lê Kỳ Phùng, xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. ĐT: 061.528515-528268-528968- 528969 hoặc 061.923930- 923931. Hiện trang trại có 117 chuồng với hơn 80 nghìn con các loại rắn mối, dông, bọ cạp, kỳ tôm...
  • Kỹ thuật chăn nuôi heo
    Kỹ thuật chăn nuôi heo
    28/12/2009 09:47
    PHẦN I: MỘT SỐ GIỐNG HEO Con giống đóng vai trò quan trọng trong việc chăn nuôi heo. Nuôi thành công hay thất bại một phần là do chất lượng con giống tốt hay xấu. Từ nhiều năm qua, ngoài giống heo của địa phương ta đã nhập nhiều giống heo ngoại có năng suất cao đưa vào chăn nuôi và lai giống tại các địa phương trong tỉnh. I. Các giống heo nội: 1. Giống heo Ỉ: Được nuôi phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, heo có tầm vóc nhỏ, lông đen, lưng võng, bụng sệ, 4 chân thấp. Trọng lượng xuất chuồng bình quân chỉ đạt: 50-60 kg, tỷ lệ nạc thấp, mỡ cao. 2. Giống heo Móng Cái: Có nguồn gốc từ Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Heo Móng Cái có những đặc điểm giống như sau: Đầu đen, có đốm trắng, mình có vết trắng hình yên ngựa, thân ngắn, lưng võng, bụng xệ, chân thấp, yếu. Heo Móng Cái có tầm vóc lớn hơn heo Ỉ. Trọng lượng xuất chuồng đạt 60 - 62kg/con. Có khả năng tận dụng thức ăn tốt, đẻ sai. Một số tỉnh miền Trung thường chọn heo Móng Cái làm nền để lai tạo ra heo lai thương phẩm nuôi thịt. 3. Giống heo Thuộc Nhiêu: Có nguồn gốc từ vùng Thuộc Nhiêu, tỉnh Tiền Giang. Lông và da có màu trắng, tai đa số đứng. Tầm vóc heo tương đối lớn hơn heo Móng Cái. Heo đạt trọng lượng 80 - 85 kg /con lúc 7 tháng tuổi, heo đẻ sai, nuôi con khéo. Hiện nay được nuôi phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. 4. Giống heo Ba Xuyên: Có nguồn gốc tại vùng Ba Xuyên. Heo có đặc điểm: Tai xụ xuống, thân ngắn, lưng hơi võng, lông láng trắng đen, có bông. Giống heo Ba Xuyên chịu đựng được kham khổ, dễ nuôi. Hiện nay được nuôi phổ biến nhiều ở các tỉnh Minh Hải, Sóc Trăng. Ưu&ndashnhược điểm: Nói chung các giống heo nội có các ưu &ndash nhược điểm sau: Ưu diểm Nhược điểm - Heo thành thực sớm, đẻ sai, nuôi con khéo, bình quân 10-12 con/lứa - Dễ nuôi, tận dụng thức ăn tốt, chịu đựng được kham khổ, kháng bệnh tốt. - Tầm vóc nhỏ, ngoại hình xấu - Tỷ lệ mỡ cao, tỷ lệ nạc thấp. - Nuôi chậm lớn, năng suất thấp. Để cải tạo được những nhược điểm của các giống heo nội như: nhỏ con, tỷ lệ nạc thấp, nuôi chậm lớn thì phải sử dụng các giống heo ngoại có năng suất cao cho lai tạo với heo nội để tạo ra heo lai F1, F2 ( như Yorkshire x địa phương, Landrace x địa phương) qua nhiều thế hệ để cải thiện dần phẩm chất giống của heo địa phương. II. Các giống heo ngoại: 1. Heo Yorkshire (Y): Heo giống Yorkshire (Large white) có những đặc trưng sau: Thân hình chữ nhật, lông da trắng tuyền. Hai tai thẳng đứng, mõm dài vừa phải, trán rộng, bốn chân khỏe, vững chắc, lưng thẳng, bộ phận sinh dục đực lộ rõ, ở heo cái Yorkshire có số vú từ 12-14 vú/ con. heo đẻ nhiều, nuôi con khéo, có chất lượng thịt tốt. Về khả năng sinh sản: Số con sơ sinh: 9 - 10 con/lứa. Lứa đẻ bình quân: 1,8 - 2 lứa/năm. Khối lượng sơ sinh: 1,2 - 1,4 kg/con. Trọng lượng 2 tháng tuổi: 18 - 20 kg/con. Khả năng sinh trưởng: Heo có tốc độ tăng trưởng nhanh, 6 tháng tuổi đạt 100 kg, heo trưởng thành đạt 250-270 kg/con, tỉ lệ nạc cao: 50-52%. 2. Heo Landrace (L): Heo Landrace có những đặc trưng sau: Có hình dáng như một quả lê với thân dài và mỏng, hơi xuôi, đầu nhỏ và dài. Toàn thân màu trắng, tai xụ ngã về phía trước che cả 2 mắt, thân dài, bốn chân gọn đẹp, mông phát triển. Về khả năng sinh sản: Số con sơ sinh: 10 - 14 con/ lứa. Lứa đẻ bình quân: 1,8-2 lứa/năm. Khối lượng sơ sinh: 1,2-1,4 kg/con. Trọng lượng 2 tháng tuổi : 18-20 kg/ con. Khả năng sinh trưởng: Có khả năng tăng trọng nhanh trong điều kiện thức ăn tốt, 6 tháng tuổi đạt 90-100 kg, trưởng thành đạt 230-250 kg/con. Tỉ lệ nạc cao: 52-57%. Tuy nhiên, heo Landrace kém thích nghi hơn heo Yorkshire, đặc biệt trong điều kiện nóng ẩm. Heo Landrace cho tỷ lệ nạc cao nhưng với điều kiện cung cấp đầy đủ thức ăn cho chất lượng tốt, nếu thiếu thức ăn, chất lượng thức ăn kém heo gầy nhanh, tăng trọng kém. 3. Heo Duroc (D): Đặc điểm của giống heo Duroc có sắc lông màu đỏ nâu, nếu màu lông càng lợt thì mức độ thuần chủng càng giảm. Heo giống Duroc thuần chủng có niêm mạc mũi, móng chân đen tuyền. Heo có thân hình vững chắc, bốn chân to khỏe, cao, đi lại vững vàng. Hai tai to và ngắn, lưng hơi cong, mông xuôi. Về khả năng sinh sản: Heo có khả năng sinh sản kém. Số con sơ sinh bình quân/lứa: 7-8 con, khả năng tiết sữa kém, đẻ khó. Về khả năng sinh trưởng: Giống heo Duroc có khả năng sinh trưởng tốt, 6 tháng tuổi đạt trọng lượng 100 kg, tỉ lệ nạc cao: 52-57%. Heo trưởng thành đạt 230-270 kg/con. Tại Việt Nam thường sử dụng giống heo Duroc trong công thức lai 2, 3 máu để tạo ra heo thương phẩm có năng suất cao và chất lượng thịt tốt để nuôi thịt. 4. Giống heo Pietrain: Giống heo Pietrain có những đặc điểm:Lông có màu trắng &ndash xám với những vết đen và đỏ không đều trên lông và da, kết cấu cơ thể rộng, vai - mông rất phát triển, đặc biệt là phần cơ ở phía sau phát triển mạnh. Lưng thẳng, dài vừa phải, đầu nhỏ, tai ngắn, 4 chân thấp. Giống heo Pietrain có khả năng sinh sản trung bình (9 &ndash10 con/lứa), khả năng sinh trưởng tốt, tỷ lệ nạc cao 61 &ndash 63%, do vậy thường sử dụng heo đực giống Pietrain trong công thức lai thương phẩm để nâng cao năng suất thịt nạc. III. Lai kinh tế trong chăn nuôi heo thịt: Lai kinh tế là sự giao phối của 2 nhóm giống khác nhau nhằm tạo ra ưu thế lai cho đời sau có năng suất cao hơn, chăn nuôi có hiệu quả hơn. Lai kinh tế có 2 loại: 1. Lai kinh tế đơn giản: Là sự giao phối của các giống thuần chủng khác nhau, ví du: Heo đực Yorkshire x Heo cái Móng Cái Heo đực Yorkshire x Heo cái Thuộc Nhiêu Lai kinh tế không có nghĩa là lai giống heo ngoại với heo nội để cải thiện năng suất mà còn lai giống giữa 2 giống heo ngoại để cải thiện 1 số nhược điểm của giống heo ngoại. Ví dụ: Heo đực Landrace x Heo cái Yorshire Heo đực Duroc x Heo cái Yorshire 2. Lai kinh tế phức tạp: lai kinh tế phức tạp là sự giao phối giữa 2 con vật khác giống rồi giữ con lai đó lại cho lai tiếp với con đực khác giống với 2 giống trước. Không những thế, lai kinh tế phức tạp còn dùng con nái lai của công thức này cho phối giống với con đực lai của một công thức khác, Ví dụ: Lai 3 máu: Trong chăn nuôi heo thịt thường sử dụng heo lai kinh tế nuôi thịt thì cho năng suất cao hơn do tận dụng được ưu thế lai ở mức tối đa, heo lai có ưu thế về tốc độ sinh trưởng, sức sống cao hơn bình quân giá trị về tốc độ sinh trưởng và sức sống của bố mẹ chúng. VI. Chọn heo giống tốt để nuôi 1. Đối với heo nuôi thịt: - Về giống heo: Nên chọn những giống heo lai kinh tế để nuôi thịt như heo lai Y-L, Y-D, hoăc heo lai 3 máu Y-L-D, Y-D-L, hay 4 máu L-Y-D-H,.... Tuy nhiên, đối với vùng nông thôn do điều kiện thức ăn còn thiếu thốn, nên chọn heo lai kinh tế có 50 % đến 75 % máu Yorkshire, hoặc Landrace để nuôi thịt. - Về ngoại hình: Phải mang đặc tính giống heo. + Lưng thẳng, đòn dài, ngực, mông nở nang. + Lông thưa, da mỏng, hồng hào + 4 chân phải vững chắc, đùi to. - Heo con khi mua (60 ngày tuổi) phải đạt trọng lượng từ 18 &ndash 20 kg /con đối với heo ngoại và 12-13 kg/con đối với heo lai có 50-75 % máu heo ngoại. - Heo phải được tiêm phòng đầy đủ các loại Vaccin phòng bệnh như phó thương hàn, tụ huyết trùng, dịch tả. 2. Đối với heo làm cái sinh sản: Heo nái sản xuất ra heo con nuôi thịt nên cần phải mang những đặc điển heo thịt và có thêm những đặc điểm sau: Nái mắn đẻ, dễ thụ thai, mỗi năm đẻ từ 1,8-2 lứa. Đẻ sai con, mỗi lứa đẻ 10-12 con, có nhiều sữa, nuôi con khéo. Để đạt được các yêu cầu trên thì: - Heo phải có 12 vú trở lên, vú đều không lép, không bị dị tật, khoảng cách giữa 2 hàng vú đều nhau, núm vú lộ rõ. Chân thẳng, cứng, móng chân đều và khít - Heo phải được chọn từ những heo nái có khả năng sinh sản tốt, biết được gia phả bố và mẹ . - Heo để giống phải là heo không bị nhiễm bệnh nhất là bệnh thương hàn kinh niên và bệnh sẩy thai. PHẦN II: XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI Trong chăn nuôi, chuồng trại đóng vai trò quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe heo và năng suất chăn nuôi. Chuồng trại xây dựng đúng kỹ thuật sẽ giúp cho heo nuôi chóng lớn, ít mắc bệnh, ít tốn thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi&hellip như vậy chăn nuôi sẽ có lời. I. Yêu cầu ngoại cảnh: 1. Nhiệt độ: - Nhiệt độ thích hợp heo nái: 20 - 24 0C - Nhiệt độ thích hợp heo đực: 20 0C - Nhiệt độ thích hợp heo thịt: 20 - 24 0C - Nhiệt độ thích hợp heo sơ sinh: 30 0C - Nhiệt độ thích hợp heo con 1 tuần: 28 0C - Nhiệt độ thích hợp heo con 2 tuần: 24 0C Heo con mới đẻ ra (trong 1 tuần đầu) khả năng chịu lạnh rất kém, nếu nhiệt độ xuống thấp 20 0C, heo con nằm chen chúc nhau để sưởi ấm vì heo con ít lông và ít mỡ để chống lạnh. Đặc biệt khi heo con mới đẻ ra, thân nhiệt giảm xuống: 36 - 37 0C. Sau 2 ngày mới lấy lại nhiệt độ bình thường: 39 0C. Do vậy, phải có biện pháp chống lạnh cho heo con và sự thiếu đường trong máu bằng cách phải úm cho heo con sưởi ấm. Thường khi thời tiết lạnh, độ ẩm cao, nếu có gió lùa làm cho heo con mất nhiệt, heo sẽ bị tiêu chảy nhiều. 3. Độ ẩm: Khi xây chuồng cần lưu ý: - Nền chuồng heo phải cao ráo, độ dốc bảo đảm (3%) để dễ thoát nước. - Tránh mưa hắt vào chuồng, nhất là vào mùa mưa - Cống rãnh phải thoát nước dễ dàng - Chuồng trại phải khô ráo. 4. Độ thông thoáng: Chuồng trại phải xây dựng cao ráo, thông thoáng và nhốt heo với mật độ vừa phải. Chuồng nền thì diện tích cho từng loại heo là: - Heo nái: 6 m2 - Heo thịt: 1-1,2 m2 - Heo đực: 4-6 m2/con. Tường chuồng heo không cao quá, nên có các lỗ để bảo đảm sự thông thoáng tự nhiên. II. Cách xây dựng chuồng trại: 1. Ý nghĩa của chuồng trại trong chăn nuôi heo: - Tạo nên tiểu khí hậu thích hợp để heo sinh trưởng- sinh sản tốt nhất. - Giúp cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng chống các bệnh và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất . - Là nơi tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến . 2. Các yêu cầu kỹ thuật: a. Hướng chuồng : Hướng chuồng heo rất quan trọng vì nó góp phần vào việc giữ gìn sức khỏe cho heo, vì vậy không phải xây chuồng hướng nào cũng được. Thường người ta làm chuồng heo theo hướng nhà của mình, Đông hay hướng Đông Nam . Lợi ích của việc làm chuồng theo hướng này: Tận dụng ánh nắng ban mai chiếu rọi vào chuồng giúp hủy diệt những loại vi trùng, vi khuẩn tác hại đến sức khỏe của heo. Ánh nắng ban mai góp phần vào sự sinh trưởng của heo như giúp chúng tránh bệnh còi xương, ốm yếu không lớn nổi. Heo thích được tắm nắng để sưởi ấm. b. Tường: Vách chuồng có tác dụng tránh gió lùa và mưa tạt nên phải đạt các yêu cầu sau: Phải kiên cố, đảm bảo thông thoáng tự nhiên, rẻ tiền. Kích thước tường như sau: STT Loại heo Chiều cao ( cm) Bề dày (cm) 1 2 3 Heo đực giống Heo nái Heo thịt 1,2 - 1,5 0,7 &ndash 0,8 0,7 &ndash 0,8 20 10 &ndash 12 10 c. Nền chuồng: nền chuồng phải vững chắc để tránh heo ủi, có độ dốc từ 2 - 3% để thoát nước, phải nhám tránh trơn trợt. Thường nền chuồng heo gồm 3 lớp kết cấu: Lớp đất nện (20 cm), lớp đá 4 x 6 (10 &ndash 15 cm), lớp đá 1 x 2 (10 cm). d. Đường mương: Dùng để thoát nước dội chuồng, nước tắm heo, nên làm ở bên ngoài chuồng tránh đọng nước. Kích thước 20 cm x 20 cm x 15 cm, độ dốc: 1% e. Cửa chuồng: Rộng tối thiểu 60 cm, cao hơn mặt nền 1-2 cm, không nên bố trí chướng ngại vật trước cửa chuồng như mương sâu, máng ăn. f. Mái chuồng: Dùng che nắng, che mưa và giữ nhiệt độ bên trong chuồng được điều hòa, tạo không khí thoáng mát cho heo. Có nhiều kiểu mái, loại 1 mái, loại 2 mái, kiểu nóc đôi nhưng yêu cầu phải Thoáng mát, tránh được gió lùa, tiết kiệm chi phí xây dựng. g. Máng ăn- máng uống : - Máng ăn: Nên làm máng xây cố định, máng ăn phải chắc chắn, để tránh heo gặm ủi. Tốt nhất nên lót máng ăn bằng loại sứ vào lòng máng để dễ vệ sinh, máng phải có lổ thoát nước &ndash có thể bố trí song sắt chia chổ ăn cho heo để heo không nằm trong lòng máng. - Máng uống: Hiện nay, người ta thường dùng đặt núm uống tự động cho heo, vừa đảm bảo vệ sinh và tiết kiệm được nước nhưng cần phải có tháp nước hoặc bồn chứa để tạo áp lực. h. Diện tích cho từng loại heo như sau: STT Loại heo Diện tích chuồng nuôi /con (m2 ) 1 2 3 Heo nái Heo thịt Heo đực 6 1 &ndash 1,2 4- 6 Đối với chuồng heo nái đẻ nên có chuồng úm cho heo con. III. Kiểu chuồng hiện đại &ldquo nuôi heo trên lồng&rdquo: - Ưu điểm: Theo dõi heo thuận lợi, vệ sinh dễ dàng, chuồng luôn khô ráo, tiết kiệm mặt bằng, lao động chăm sóc. Heo con cai sữa, heo mẹ ít bị tiêu chảy, cho heo ăn đúng và đủ khẩu phần tùy theo thể trạng của heo. Nái chờ phối và mang thai được nuôi chuồng cá thể. - Nhược điểm: Chi phí xây dựng chuồng trại cao và đắt tiền. Cần có những nguyên liệu chắc, bền ( sắt, ống thép, bê tông ) - Đối với chuồng heo nái nuôi con: Chiều dài chuồng 2,2-2,4 m, chiều rộng 1,8 m-2,15m ( chỗ nhốt heo mẹ 0,65 m, chiều rộng úm heo con: 1 bên 0,8 m - 1 bên 0,4 m). Máng ăn được thiết kế phía trước lồng có kích thước dài 0,6 m, rộng 0,4 m, cao trước 0,35m, cao phía trong chuồng 0,25 m. - Đối với chuồng heo nái chửa và chờ phối: Chiều dài của lồng 1,8 -2 m, rộng chuồng 0,65m. Máng ăn thiết kế theo chiều dài của dãy chuồng lồng, rộng 0,4 m, cao phía trước 0,35m, cao phía trong chuồng 0,25 m - Đối với chuồng heo cai sữa: Heo chuyển đàn 10 kg cần 0,15 m2/con, heo chuyển đàn 15 kg cần 0,20 m2/con, heo chuyển đàn 20 kg cần 0,35 m2/con. Máng ăn được thiết kế dọc thành chuồng từ 0,12 đến 0,15 m/con PHẦN III : KỸ THUẬT NUÔI HEO NÁI SINH SẢN I. HEO NÁI: 1. Sự lên giống của heo: a. Phát hiện nái động dục ( lên giống): Khi heo cái (heo ngoại) đến 6 - 7 tháng tuổi thì thành thục sinh dục, tức là heo có biểu hiện động dục. Khi heo cái động dục có các biểu hiện: - Heo cái ăn ít hoặc bỏ ăn, thường hay kêu la, gặm máng, phá chuồng, nếu nhốt chung với heo khác thì hay nhảy lên lưng con khác. - Âm hộ sưng to, đỏ và có nước nhờn chảy ra, lúc đầu âm hộ có màu đỏ tươi sau đó sậm màu và nhăn nheo trở lại. b. Thời gian lên giống của heo và thời điểm phối giống thích hợp: Thời gian động dục của heo kéo dài 3 - 5 ngày, thậm chí có con kéo dài 6 - 7 ngày. Lần đầu tiên động dục số trứng rụng ít nên số con đẻ ra ít, do vậy thường bỏ qua lần đầu. Việc xác định thời điểm thích hợp để phối giống cho heo cái là rất quan trọng. Nó quyết định đến tỷ lệ đậu thai của heo nái. Thời điểm phối giống thích hợp cho heo cái khi heo cái có các biểu hiện sau: - Dùng tay ấn lên mông, lưng thì heo có phản xạ đứng yên (mê đực), hai tai heo vểnh lên, đẩy không đi. - Âm hộ bớt sưng, có nếp nhăn và chuyển từ màu đỏ sậm sang màu đỏ nhạt. - Nước nhờn ở âm hộ heo tiết ra đặc. Thường heo tơ phối giống vào ngày thứ 3 - 4 sau khi heo lên giống, heo đã đẻ trên 1 lứa thì thường phối giống vào ngày thứ 2 - 3. Để nâng cao tỷ lệ đậu thai, số con đẻ nhiều trên 1 lứa đẻ thì ta nên theo dõi kỹ càng các biểu hiện lên giống của từng con để quyết định thời gian phối giống thích hợp và nên phối giống lập lại sau lần phối thứ nhất từ 6- 12 giờ để nâng cao tỷ lệ thụ thai. c. Chu kỳ lên giống: Chu kỳ lên giống là khoảng thời gian giữa 2 lần lên giống. Chu kỳ lên giống của heo trung bình là 21 ngày. Do vậy, cần phải theo dõi kỹ càng chu kỳ lên giống để phát hiện ngày bắt đầu lên giống của chu kỳ sau, có như vậy mới phát hiện thời điểm phối giống được chính xác. Khi heo cái đã được phối giống, nếu sau 21 ngày mà heo không có biểu hiện lên giống trở lại thì heo đã mang thai. 1. Chăm sóc nái mang thai: a. Nuôi dưỡng và chăm sóc: Thời gian mang thai của heo nái bình quân: 114 ngày, trong thời gian mang thai việc nuôi dưỡng và chăm sóc heo cần lưu ý các vấn đề sau: * Thức ăn: Thường trong thời gian mang thai, chia ra làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1-85 ngày: Trong thời kỳ này bào thai thường phát triển chậm, nái sẽ sử dụng dinh dưỡng trong thức ăn để sau này cần thiết cho việc tạo sữa. Tuy nhiên, nếu cho ăn quá nhiều thì nái sẽ mập mỡ làm cho heo nái đẻ khó và không kinh tế. Vì vậy, lượng thức ăn cho heo nái trong giai đoạn này bình quân từ 1,8-2,2 kg/con/ngày. Cho ăn theo định mức sẽ tạo ngoại hình heo lý tưởng, hạn chế chết phôi, tiết kiệm chi phí thức ăn - Giai đoạn 86 - 114 ngày: trong thời kỳ này, bào thai phát triển mạnh, cần tăng cường lượng thức ăn cho heo nái, lượng thức ăn bình quân 2,5 &ndash 2,7 kg/con/ngày. Mục đích: tăng trọng lượng heo con sơ sinh, kích thích heo mẹ đẻ ăn nhiều, thai khỏe mạnh, đồng đều, tăng tỷ lệ sống. Gần đến ngày đẻ nên giảm lượng thức ăn xuống để tránh dư thừa sữa dễ gây viêm vú cho heo nái sau khi đẻ. Lưu ý: Thức ăn cho heo nái mang thai phải đầy đủ dưỡng chất, đủ năng lượng (2.800 &ndash 3.000 Kcal/Kg), đạm (13 &ndash 15%), vitamin và khoáng. Chất lượng thức ăn phải tốt, không có nấm mốc. Nếu thức ăn bị nhiễm độc tố của nấm mốc (Aflatoxin) thì sẽ làm chết thai, khô thai, sẩy thai. * Nước uống: Phải cung cấp đầy đủ nước cho heo nái mang thai, nước phải sạch bảo đảm vệ sinh, bình quân cung cấp 15 lít/ con/ngày. * Chăm sóc: Heo phải được tắm mát hàng ngày, khi thời tiết nắng nóng phải chống nóng cho heo. Tránh lùa, đuổi heo dễ làm sẩy thai, nhất là trong thời gian heo nái mang thai tháng thứ nhất. 7 ngày trước khi đẻ, đưa heo sang chuồng đẻ, chuồng đẻ phải được vệ sinh, tẩy uế cẩn thận. 2. Chăm sóc nái đẻ: a. Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ: Để chuẩn bị đỡ đẻ cho heo ta cần chuẩn bị 1 số dụng cụ và thuốc thú y như sau: - Dụng cụ đỡ đẻ: kéo, kềm bấm răng, dây cột rốn, bông, khăn khô lau cho heo con, đèn, lồng úm. - Dụng cụ và thuốc thú y: Để can thiệp kịp thời khi heo đẻ khó ta chuẩn bị ống chích và 1 ít thuốc thú y như: Oxytoxin, Vitamin C, Bcomplex&hellip. b. Những dấu hiệu nái sắp sinh: Khi heo nái gần đến ngày sanh thì heo trở nên mệt mỏi, ít vận động và thích nằm 1 chỗ. Bụng rất to và sa xuống thấp nên đi đứng có vẻ nặng nề, khó khăn. Thường 1 tuần trước khi sanh thì heo đã có biểu hiện này rồi. Các bầu vú phát triển, âm hộ sưng to, càng gần giờ đẻ thì nước nhờn trong âm hộ chảy ra càng nhiều. Ngày chuyển bụng đẻ thì heo nái có biểu hiện ủi nền chuồng (quầng ổ) ta nên bỏ rơm vào để nái nằm giữ sức. Heo nái không ăn hay ăn ít, hay đi lại và có hiện tượng đi phân và đi tiểu mót (từng tí một). Khi heo nằm xuống ta khám vú, nếu có sữa vọt thành tia thì vài tiếng đồng hồ sau heo nái sẽ đẻ. Nếu khám âm hộ có nước ối chảy ra (nước đục có lợn cợn đen như hạt đu đủ gọi là phân su) thì heo con sắp được sinh ra. Vì vậy ta chuẩn bị đỡ đẻ cho heo. c. Đỡ đẻ cho heo: Khi thấy heo nái rặn đẻ, giơ chân sau lên phía trên, đuôi cong lại là heo con sắp được sinh ra. Ta chuẩn bị đỡ đẻ cho heo. Khi heo con vừa sinh ra, dùng giẻ sạch nhanh chóng lau nhớt trong mũi, miệng và quanh đầu heo, sau đó lau khô toàn thân. Cột rốn cho heo con bằng chỉ đã được sát trùng, buộc chặt cuống rốn cách bụng heo con 2-3 cm , sau đó cắt rốn cách chỗ cột 1 cm rồi sát trùng chỗ cắt bằng cồn Iốt. Tiếp đến cắt răng cho heo con, dùng kềm bấm răng để cắt 8 răng sữa của heo con (4 cái hàm trên, 4 cái hàm dưới), phải cắt bằng, không cắt đụng nướu heo con. Việc cắt răng cho heo con nhằm tránh gây vết thương cho nhau khi giành bú và gây thương tích làm vú mẹ bị lở loét và viêm. Sau khi cắt rốn và bấm răng cho heo con, ta cho heo con vào bú liền để heo con tận dụng được sữa đầu và kích thích heo nái rặn đẻ. Cứ 1-2 giờ cho bú 1 lần rồi cho vào chuồng úm. Sau khi heo nái đẻ xong thì sau 4 &ndash 6 giờ sẽ đẩy nhau thai ra hết, hoặc đẻ ra vài con thì đẩy nhau ra rồi tiếp tục đẻ, phải kiểm tra số nhau thai bằng số heo con đẻ ra bằng cách kiểm tra cuống rốn ở lá nhau. Nếu thiếu nhau tức là còn sót nhau, ta phải xử lý để đẩy nhau ra bằng cách tiêm Oxytoxin cho heo nái theo liều 10 UI/100 kg thể trọng. d. Xử lý heo nái đẻ khó: Khi heo nái vỡ ối sau một vài cơn rặn, đuôi cong lại thì heo con sẽ được tống ra. Cứ trung bình 10- 15 phút heo nái sẽ đẻ được 1 con, có trường hợp heo nái đẻ liên tục 2-3 con trong vòng 10-15 phút và trong vòng 2-4 giờ thì heo nái đẻ hết con, và 2-4 giờ sau thì nhau thai sẽ ra hết. Nhưng sau khi heo nái đã vỡ ối khá lâu (2 giờ) mà thai không được tống ra thì chúng ta phải can thiệp bằng cách: - Dùng cồn sát trùng tay, sau đó lấy dầu ăn thoa vào tay. - Đưa tay từ từ vào âm đạo để kiểm tra, nếu thấy heo con thì dùng tay kéo phụ ra theo nhịp rặn của heo nái. Nếu đầu ra trước thì dùng ngón trỏ đưa vào miệng và ngón cái ở dưới hàm, kẹp 2 ngón tay để từ từ kéo heo con ra theo nhịp rặn của heo nái. Nếu 2 chân sau ra trước, thì ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp giữa 2 chân sau và từ từ kéo thai ra theo nhịp rặn của heo nái. Trường hợp đưa tay vào âm đạo, qua tử cung và xác định cổ tử cung đã mở rộng mà không thấy heo con thì ta có thể dùng Oxytoxin để can thiệp cho heo nái rặn đẻ. Liều sử dụng 10 UI/100 kg trọng lượng. Sau khi chích thì khoảng 10 phút sau heo nái sẽ rặn để tống heo con ra. Mỗi heo nái chỉ nên chích 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 giờ. Hô hấp nhân tạo khi heo con bị ngạt: Khi heo con đẻ ra bị ngạt, cần phải can thiệp ngay bằng cách hô hấp nhân tạo. Móc sạch nhớt ở miệng heo con, dùng tay bịt mõm heo lại và dùng miệng hút nhẹ mũi heo để nước nhớt trong mũi chảy ra ngoài. Sau đó để heo nằm, dùng giẻ lau vùng phổi và ấn nhẹ vào sườn theo nhịp đều đều 15-20 lần/phút để giúp heo thở đồng thời phải sưởi ấm heo con bằng đèn hoặc lau bằng nước ấm. 3. Chăm sóc nái sau khi đẻ: a. Các biện pháp xử lý để phòng viêm tử cung, viêm vú: Heo nái sau khi sinh rất dễ bị viêm tử cung, viêm vú, đặc biệt là heo nái đẻ khó phải can thiệp thì hầu hết heo sẽ bị viêm tử cung. Để phòng ngừa heo nái bị viêm tử cung, viêm vú chúng ta phải xử lý như sau: Chuồng trại cho heo trong và sau khi đẻ phải vệ sinh thật sạch sẽ. Sau khi nhau thai đã ra hết thì cần phải thụt rửa đường sinh dục cho heo nái. Sử dụng thuốc tím 1%o (1 g/1 lít nước) hoặc Biodin 1,5%o (1,5 cc/1 lít nước thụt rửa mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 2 lít. Sau 1-2 giờ thì bơm kháng sinh vào đường sinh dục (liều dùng: 2 triệu peniciline + 2 gr streptomycine/50cc nước cất hoặc 2 gr Tetramycine/50 cc nước cất). Tiến hành thụt rửa trong 2-3 ngày sau khi sinh. Trường hợp heo bị sốt thì phải tiêm ngay kháng sinh cho heo. Các kháng sinh thường sử dụng để phòng viêm tử cung mà không sợ mất sửa như: Tetramycine 10 cc/1 con hoặc Suanavil: 10 cc/ nái/ngày, chích liên tục trong 3-4 ngày và kèm theo thuốc trợ sức, thuốc bổ như Vitamine C: 1 g/nái/ngày, Vitamine Bcomplex: 10 cc/nái /ngày. b. Chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái: Lượng sữa heo nái phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống heo, tuổi, số con đẻ ra, và lượng thức ăn cho heo nái trong thời gian nuôi con. Ngoài việc chọn giống heo để có heo nái cho nhiều sữa, thì việc cung cấp thức ăn cho heo nái trong thời gian nuôi con hết sức quan trọng. Khi heo nái đẻ nhiều con từ 10 con trở lên thì hàng ngày heo tiết ra khoảng 6 lít sữa/ngày. Do vậy, lượng thức ăn cung cấp cho heo nái phải đầy đủ về số lượng và chất lượng thức ăn phải tốt, giá trị dinh dưỡng trong thức ăn phải cao có đủ năng lượng và đạm. + Khẩu phần cho ăn của heo nái đẻ như sau: Số lượng thức ăn heo nái/ngày = 3 kg + ( số con đẻ ra x 0,3 kg/con) Ví dụ: nếu heo nái đẻ ra 10 con thì khẩu phần ăn của heo nái trong 1 ngày như sau: 3 kg + (10 con x 0,3 kg/con ) = 6 kg. + Về chất lượng thức ăn: phải đảm bảo năng lượng 2.800 KCal, đạm thô: 16 %, Can xi 0,9 %, Phospho: 0,6 % Lưu ý: Heo nái sau khi đẻ thì chưa ăn hết khẩu phần, phải tăng dần khẩu phần thức ăn cho heo nái từ từ cho đến khi đúng lượng thức ăn cho heo nái. Cách cho ăn như sau: Ngày nái đẻ cho ăn 0,5 &ndash 1,5 kg, mỗi ngày tăng thêm khoảng 0,5 kg, đến 1 tuần thì có thể cho ăn tự do. + Chăm sóc heo nái sau khi đẻ: Cần thực hiện tốt một số công việc sau: - Sau khi đẻ xong, dùng nước ấm lau sạch nhớt, máu trên mình heo nái, nhất là ở vú, âm hộ, hai bên hông. - Dọn sạch chuồng, giữ chuồng luôn khô ráo, ấm. - Cung cấp đầy đủ nước sạch cho heo nái. - Trong tuần đầu không cần tắm cho heo nái, chỉ lau sạch vùng vú và bộ phận sinh dục, kiểm tra thường xuyên sức khỏe của nái để can thiệp kịp thời. II. CHĂM SÓC HEO CON: 1. Heo con sinh ra phải được bú sữa đầu: Sữa đầu chỉ có trong 24 giờ sau khi sinh. Sữa đầu có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là lượng protein cao, chứa 5-6 %, trong đó có Globulin là rất quan trọng vì nó là chất kháng thể của mẹ truyền cho con để phòng và chống các bệnh cho heo con. Sau khi heo con được đẻ ra, ta thả heo con bú ngay, vừa tranh thủ bú được nhiều sữa đầu, vừa kích thích heo nái đẻ nhanh hơn. Nếu để lâu không cho heo con bú sẽ dễ bị cảm lạnh hoặc bị cứng hàm. 2. Cần phải úm cho heo con: Heo con sau khi sinh thân nhiệt của heo giảm xuống 370C, khả năng điều tiết thân nhiệt kém trong những ngày đầu mới sanh nên heo con rất dễ cảm lạnh và bị tiêu chảy. Do đó heo con đẻ ra phải được úm để giữ ấm. Đặc biệt là heo con được đẻ vào mùa mưa, thời tiết lạnh nên dùng đèn điện úm cho heo con trong thời gian 2 tuần đầu, nhiệt độ chuồng úm từ 30-350C. Chuồng heo nái phải khô ráo, ấm áp tránh mưa tạt vào. 3. Chích sắt cho heo con: Sắt là thành phần cấu tạo máu, thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu làm cho heo con bị tiêu chảy, da nhợt nhạt, sức kháng kém. Heo con cần nhu cầu sắt rất cao (7 mg/ngày/con) trong khi đó sữa heo mẹ chỉ cung cấp được bình quân: 2-3 mg/ngày/con. Do đó, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sắt nếu ta không cấp trực tiếp sắt cho heo con. Vì vậy, ta phải chích sắt cho heo con lần đầu vào ngày thứ 3 là tốt nhất với liều chích: 1 ml/con (1ml chứa 100 mg sắt). Đến 10 ngày tuổi ta tiếp tục chích: 1ml/ con. Vị trí chích: 3 ngày tuổi nên chích ở đùi sau hay mông, 10 ngày tuổi nên chích ở sau gốc tai. 4. Cai sữa sớm heo con và những vấn đề cần chú ý: Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng hộ chăn nuôi mà nên tiến hành cai sữa sớm heo con, có thể cai sữa sớm heo con vào lúc 4 tuần tuổi, với điều kiện heo con đã tự ăn, uống bình thường và phải đạt trọng lượng trên 5 kg/con. Cai sữa sớm heo con có nhiều lợi ích: - Heo nái sẽ lên giống sớm từ đó tăng lứa đẻ của nái trong năm. - Hao mòn cơ thể heo nái ít. - Giảm được thức ăn của heo nái. - Heo con sẽ lớn nhanh, đồng đều. Tuy nhiên, khi cai sữa sớm heo con cần lưu ý những vấn đề sau: - Phải cai sữa từ từ, tránh đột ngột bằng cách giảm lần bú trong ngày. - Trong ngày heo con cai sữa nên giảm lượng thức ăn xuống còn 50% so với khẩu phần thức ăn hàng ngày sau đó mới tăng dần lên và nên trộn kháng sinh để phòng bệnh tiêu chảy cho heo con, có thể dùng Enro- Colistin: liều lượng 100 gr/60 kg thức ăn. - Cung cấp đầy đủ nước cho heo con, giữ chuồng khô, ấm. 5. Tập cho heo con ăn sớm: Heo con theo mẹ nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng để đáp ứng cho đòi hỏi sự phát triển của cơ thể. Trong khi đó sản lượng sữa của heo mẹ chỉ tăng dần sau khi đẻ cho đến 21 ngày sau đó giảm dần xuống. Vì vậy phải tập cho heo con ăn sớm để đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của heo con, đồng thời tập cho heo con quen dần với thức ăn cung cấp từ bên ngoài vào. Khi khả năng tiết sữa heo nái giảm thì heo con đã ăn khỏe nên không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của heo con. Không những thế, còn cai sữa sớm được heo con để heo nái giảm hao mòn cơ thể, heo nái lên giống sớm để tăng lứa đẻ trong năm. Tuy nhiên, thức ăn tập cho heo con phải đầy đủ dinh dưỡng dễ tiêu hóa để phù hợp với bộ máy tiêu hóa của heo con. Nên tập ăn cho heo con theo mẹ vào lúc 7-10 ngày tuổi, tập ăn cho heo con bằng cách: dùng thức ăn tập ăn nhét vào miệng heo hoặc bôi thức ăn lên vú mẹ, hoặc để thức ăn trong máng tập ăn của heo con để heo con liếm. Chỉ sau 2-3 ngày heo con sẽ quen dần. Để hấp dẫn cho heo con ăn, thức ăn tập ăn phải đạt 3 yêu cầu: dễ tiêu hóa, giá trị dinh dưỡng cao, ngon miệng và sạch. 6. Thiến heo đực: Những heo đực không chọn để làm giống thì nên thiến vào lúc 12 -15 ngày tuổi. Vì lúc đó heo con ít bị chảy máu, dễ giữ, heo mẹ còn khả năng tiết sữa cao nên heo con mau lành vết thương. Không nên thiến heo đực vào lúc tiêm phòng vaccin hoặc khi cai sữa. Cách thiến heo đực: + Heo con được giữ chặt , rửa sạch dịch hoàn bằng nước xà phòng. + Sát trùng dịch hoàn bằng cồn. + Dùng dao thật bén, đã được sát trùng rạch một đường 2 cm dọc theo đường trắng giữa 2 dịch hoàn, sau đó nặn mạnh tay thì dịch hoàn sẽ lòi ra ngoài. + Dùng kìm kẹp chặt đoạn trong dịch hoàn và dùng kìm khác xoắn dịch hoàn cho đến đứt, không được cắt máu sẽ chảy nhiều hơn. + Tiếp tục thiến dịch hoàn thứ 2 theo cách trên. + Cuối cùng phải sát trùng cẩn thận vết mổ bằng cồn Iốt và giữ vết mổ thật sạch, khô để không bị nhiễm trùng. 7. Ghép đàn cho heo: Việc ghép đàn heo con nhằm bảo đảm cho việc tăng tỷ lệ nuôi sống heo con, tăng trọng lượng cai sữa và bảo đảm độ đồng đều. - Nên ghép heo con ở ổ nái đẻ trước sang nái đẻ sau thì có hiệu quả hơn, nếu ghép heo con từ nái đẻ sau sang nái đẻ trước thì ít hiệu quả hơn. - Trước khi ghép sang đàn mới nên cho heo con bú được sữa đầu của heo mẹ cũ. - Khi ghép heo con thì chọn thời điểm heo nái vừa hết ra nhau, dính nước nhau hay nước tiểu của heo mẹ bôi lên những con mới nhập để heo mẹ khó phân biệt, không nên cho những con ghép đi về phía mũi của heo nái trong thời gian mới ghép. PHẦN III: CHĂN NUÔI HEO THỊT 1. Cho heo ăn uống đúng cách: Thức ăn có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình chăn nuôi heo thịt. Thức ăn giúp cho con giống phát triển tốt, tùy theo từng giai đoạn phát triển của heo thịt mà cung cấp khẩu phần hợp lý để đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho heo thịt. - Mức ăn cho heo như sau: + Trọng lượng heo 20 kg &ndash 30 kg: cho ăn 1,2 &ndash 1,5 kg/con/ ngày. + Trọng lượng heo 31kg - 60 kg: cho ăn 1,5 &ndash 2,3 kg/con/ngày. + Trọng lượng heo 61 kg &ndash 100 kg: cho ăn 2,3- 3 kg/con/ngày. Hàng ngày cho heo ăn thêm từ 1-2 kg rau xanh. - Cho ăn đúng bữa, ngày 2-3 lần. Việc cung cấp thức ăn cho heo thịt đúng giờ sẽ có tác dụng tạo tính thèm ăn, tạo cho heo có phản xạ để tăng tiết các dịch tiêu hóa nên heo sử dụng và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. - Không nên thay đổi thức ăn đột ngột, trường hợp phải thay đổi khẩu phần, nên thay đổi từ từ. - Nên luôn luôn có nước sạch và cho heo uống nước tự do. Nước là 1 nhu cầu rất cần thiết cho cơ thể của heo, nước giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu thiếu nước thì sẽ làm hạn chế việc hấp thu các dưỡng chất, làm cho heo chậm lớn, nhất là trong giai đoạn kết thúc từ 61-100 kg. Vậy ta phải cung cấp đầy đủ nhu cầu nước cho heo, nguồn nước phải sạch, tốt nhất là sử dụng vòi nước uống tự động, để cho heo uống tùy theo nhu cầu cơ thể, nếu chưa có vòi uống tự động thì ta có thể cho heo uống nước sau mỗi bữa ăn như sau: + Heo từ 20 &ndash30 kg: 4-5 lít nước / ngày + Heo từ 31- 60 kg: 6-7 lít / ngày. + Heo từ 61 - 100 kg: 8-10 lít / ngày. Lưu ý: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hay thức ăn tự trộn không cần nấu chín mà cho heo ăn sống. Khi nấu chín thức ăn thì 1 số Vitamin có trong thức ăn sẽ mất đi, khi nuôi với số lượng lớn mà nấu chín thức ăn thì rất tốn công, tốn nhiều chất đốt. Hiện nay, nhiều hộ gia đình sử dụng thức ăn đậm đặc trộn với tấm, bắp cho heo ăn sống rất thuận lợi, tiết kiệm nhiều chất đốt và thời gian. Chỉ cần lưu ý là thức ăn sống khi cho ăn cần cho 1 ít nước, hơi ẩm để heo không bị bụi cám khi heo tranh ăn. 2. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp, tắm vệ sinh cho heo: Nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng xấu cho heo, heo lớn chịu nóng kém vì mỡ dày, không có tuyến mồ hôi. Nóng bức, heo ăn ít, đi đứng nhiều ít nằm nên chậm lớn. Heo bài tiết chất cặn bả chủ yếu theo phân và nước tiểu ra ngoài. Heo lại có lớp mỡ rất dày nên khả năng bài tiết qua lỗ chân lông kém, chịu nóng kém nên tối thiểu phải tắm cho heo 1 ngày 1 lần. Khi thời tiết lạnh, đặc biệt là trong giai đoạn heo choai nên chờ lúc trời nóng ấm rồi tắm cho heo (khoảng 9-10 giờ sáng). Việc tắm cho heo có lợi ích là kích thích hoạt động, gây cảm giác dễ chịu cho heo để heo ăn nhiều, giữ vệ sinh sạch sẽ cho heo. 3. Tẩy giun sán cho heo: Heo từ 2- 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun sán rất cao, tác hại của nó làm cho heo chậm lớn, sụt cân, tiêu tốn thức ăn cao vì giun sán lấy nguồn dinh dưỡng cấp cho heo làm cho heo chậm lớn, không những thế mà còn tiết các chất độc làm viêm ruột, gây cho heo đau bụng, tiêu chảy. Để cho heo tăng trọng nhanh, nuôi mau lớn thì phải tiến hành tẩy giun sán cho heo. Heo thịt phải được tẩy 2 lần: 1 lần sau khi cai sữa, 1 lần trước khi vỗ béo, dùng Levamisol với liều: 1 ml/ 10 kg thể trọng hoặc dùng Ivermectin 1ml/ 10 kg thể trọng. 4. Phòng bệnh cho heo thịt: Trước khi mua heo về nuôi, chuồng trại, dụng cụ máng ăn, máng uống phải được tẩy trùng cẩn thận, có thể sử dụng dung dịch nước vôi 20 % hoặc Cloramin 0,1% hoặc Biodin 2%o để tẩy trùng. - Heo bắt đầu nuôi trong tuần đầu nên trộn kháng sinh vào thức ăn để phòng các bệnh tiêu chảy cho heo: Entro-Colistin 1 gói 100 g trộn vào 60 kg thức ăn, hoặc Norfloxacin: 1 gói 100 gr trộn vào 100 kg thức ăn. - Sau khi heo ổn định chúng ta có thể tiêm phòng lặp lại Vaccin dịch tả, tụ huyết trùng và phó thương hàn cho heo sau 1 tháng nuôi. Kết quả tiêm ngừa lần 2 có thể kéo dài đến thời điểm xuất thịt. - Thực hiện 3 sạch: chuồng sạch- thức ăn sạch- nước sạch. 5. Chích Vitamin ADE: Vitamin là những chất rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể để giúp cho cơ thể sinh trưởng phát triển bình thường. Tuy nhiên, chỉ sử dụng trong trường hợp khẩu phần thiếu hụt Vitamin ADE cho heo. Khẩu phần đã dùng Premix Vitamin, hoặc sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thì không cần tiêm bổ sung ADE cho heo. Nếu dư thừa thì cũng không tốt. Liều dùng: - Heo con 15 - 40 kg: 1ml/ con (1 tháng /1 lần) - Heo lớn 50-100 kg: 2 ml/ con (1 tháng/1 lần) 6. Cách ước tính trọng lượng của heo: Có thể dùng phương pháp đo để tính trọng lượng heo thịt như sau: Trọng lượng heo thịt (kg) = [Vòng ngực (m)]2 x dài thân (m) x 87,5 - Vòng ngực: được đo sát ở phía sau chân trước. - Dài thân: từ điểm giữa 2 tai đến khấu đuôi - Tư thế khi đo, heo phải đứng yên, ngẩng đầu lên PHẦN V: CÁC BỆNH THƯỜNG XẢY RA TRÊN HEO I. Phân biệt heo khỏe &ndash heo bệnh: Người chăn nuôi nên quan tâm đúng mức để có thể biết được heo khỏe mạnh hay ốm yếu và tìm được nguyên nhân. 1. Những biểu hiện khi heo khỏe mạnh: - Heo khỏe mạnh có những động tác nhanh nhẹn, khi đứng lúc nào cũng có vẻ tìm tòi cái gì trên mặt đất. Chân cứng cáp, cơ bắp khỏe mạnh, đi lại vững chắc, tai vễnh, đuôi phe phẩy, lưng thẳng. - Heo khỏe ăn ngon miệng có khi tỏ ra tham ăn, đến giờ ăn mà chưa được ăn thì kêu la và phá chuồng. - Lông mịn, mềm bóng. Mũi màu hồng tươi, ướt và mát - Phân có khuôn mềmvà không dính mũ, máu. Nước tiểu nhiều, trong. 2. Những biểu hiện khi heo bệnh: - Dáng buồn bực, nằm im lìm, đi lại xiêu vẹo. Có khi heo sốt cao nhiệt độ lên đến 40 &ndash 420C, heo không muốn cử động nữa dù bị đánh cũng không muốn đứng dậy. - Mũi heo khô, nóng, bầm đen. Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở - Đuôi bỏ thỏng, lông khô xù xì. - Heo bị táo bón hay tiêu chảy, phân thúi khắm. Có bệnh làm cho heo tiểu ít, nước tiểu đỏ hoặc có màu cà phê. - Nhịp thở chậm hoặc nhanh hơn bình thường, thở đứt quãng, không đều và thở theo kiểu chó ngồi, thở bằng bụng - Heo bỏ ăn nên sút cân rõ rệt 3. Chăm sóc khi heo bệnh: - Nuôi nhốt riêng heo bệnh, xa đàn tránh lây lan sang con khác. - Chuồng phải thoáng mát, yên tĩnh tránh gió lùa. Có nước sạch để heo khát thì uống nước. - Nếu heo chưa bỏ ăn thì cho thức ăn dễ tiêu như cháo, rau non. - Lấy thân nhiệt ngày 2 lần: Sáng- chiều. - Heo sốt cao quá thì chà xát khắp mình bằng dấm hâm nóng hoặc đắp nước đá lên đầu. - Điều trị theo sự hướng dẫn của thú y. II. Phòng bệnh cho đàn heo: 1. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và thực hiện đúng quy trình vệ sinh thú y: - Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, hàng ngày phải quét dọn chuồng sạch sẽ, chuồng trại phải khô ráo. - Khi phát hiện heo bệnh phải cách ly ngay và điều trị kịp thời. - Hạn chế người vào chuồng heo. 2. Tiêm phòng vaccin: - Đối với vaccin dịch tả heo: + Vùng an toàn dịch: Heo con 40 - 45 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả, 2 ml/1 liều. + Vùng bị dịch: Lần 1: Heo con 21 ngày tuổi, chích ½ liều (đối với những heo con của những nái chưa được tiêm phòng). Heo con 30 ngày tuổi chích ½ liều (đối với những heo con của những nái đã được tiêm phòng) . Lần 2: Heo con đến 55 ngày tuổi chích 1 liều. Riêng heo hậu bị (chuẩn bị để nái): được tiêm phòng 2 tuần đến 3 tuần trước khi phối giống. Những lần sau cứ 6 tháng tiêm 1 lần, mỗi lần 1 liều, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt. - Vaccin tụ huyết trùng: Heo con 50 ngày tuổi tiêm 1 con/1 liều. Những lần sau cứ 6 tháng tiêm 1 lần. - Vaccin phó thương hàn: Lần 1: Tiêm lúc heo con 21 ngày tuổi, liều tiêm: ½ liều Lần 2: 21 ngày sau chích 1 liều. Những lần sau cứ 6 tháng - Vaccin LMLM: vào lúc heo con được 8 tuần tuổi, nếu heo nái chưa được tiêm phòng thì tiêm vaccin LMLM cho heo con sớm hơn: 2 tuần, rồi 8 tuần tuổi tiêm lặp lại. Vị trí chích dưới da sau gốc tai hoặc mặt trong đùi của heo con. II. Những bệnh thường xảy ra trên heo: 1. Dịch tả heo: Nguyên nhân gây bệnh: Đây là một bệnh truyền nhiễm do vi rus gây ra Triệu chứng của bệnh: Thời gian nung bệnh từ 4-8 ngày (tối đa 2 &ndash 30 ngày), bệnh xuất hiện qua 3 thể: - Thể quá cấp tính: Bệnh phát ra nhanh, heo đang khỏe mạnh tự nhiên bỏ ăn, sốt cao 41- 420C. Heo giãy giụa rồi lăn ra chết, tỷ lệ chết rất cao từ 90-100%. Bệnh tiến triển rất nhanh trong thời gian 1-2 ngày. -Thể cấp tính: Heo biếng ăn, sốt cao từ 40,5 &ndash 41,50C trong 4-5 ngày, heo ủ rũ, hay nằm chồng lên nhau hoặc chui vào dưới rơm để nằm, mắt có ghèn. Heo đi phân táo bón sau đó tiêu chảy nặng có khi có cả máu tươi, mùi hôi thối. Trên da ở những vùng da mỏng (bẹn) có xuất hiện những chấm đỏ xuất huyết. Có con bị co giật, bại liệt hoặc đi chệnh choạng. Heo cái sinh sản có chửa thường bị sẩy thai. - Thể mãn tính: Khi bệnh cấp tính kéo dài, thì chuyển sang thể mãn tính. Heo lúc táo bón, lúc tiêu chảy. Heo gầy còm, suy nhược, thích uống nước nhiều bệnh kéo dài 1- 2 tháng, heo kiệt sức rồi chết. Nếu heo khỏi bệnh có miễn dịch nhưng gieo rắc mầm bệnh rất nguy hiểm. Bệnh tích: - Thể quá cấp: thường bệnh tích không rõ ràng, thấy niêm mạc viêm đỏ, các hạch lâm ba sưng và tụ huyết. - Thể cấp tính: Lách bị nhồi huyết, rìa lách xuất huyết hình răng cưa. Thận xuất huyết. Niêm mạc đường tiêu hóa xuất huyết, van hồi manh tràng thường bị loét. Hạch lâm ba tụ máu, sưng. Phổi viêm tụ máu. - Thể mãn tính: Bệnh tích thường thấy ở phổi và ruột. Ruột viêm và bị loét, phổi dính vào lồng ngực. Cách phòng bệnh: Bệnh này do virus gây ra nên không có thuốc chữa, chủ yếu là áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sau: - Tiêm phòng đúng qui trình. - Khi phát hiện heo nghi là bệnh dịch tả phải cách ly ngay và thực hiện nghiêm ngặt việc vệ sinh thú y và tiêu độc sát trùng chuồng trại, dụng cụ - Phải định kỳ sát trùng chuồng trại 1 tháng/1 lần, chuồng trại luôn sạch sẽ và hạn chế người ra vào. Luôn bảo đảm khẩu phần ăn cho heo đúng số lượng và chất lượng. 2. Tụ huyết trùng: Nguyên nhân: Bệnh tụ huyết trùng heo do vi khuẩn Pasteurella Multocida gây ra. Bệnh xảy ra trên mọi lứa tuổi của heo, thường phổ biến ở heo 3-6 tháng tuổi. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh thường từ 1-2 ngày, có khi vài giờ. - Thể quá cấp: Heo sốt cao 410 C, thở khó, ho, tím tái. Phù thủng ở dưới da vùng hầu, mặt. Heo chết nhanh trong vòng 1-2 giờ - Thể cấp tính: Heo ủ rũ bỏ ăn, sốt cao 410 C. Niêm mạc mũi bị viêm, heo thở khó, chảy nước mũi, ho khan từng tiếng, co rút toàn thân. Xuất hiện nhiều vết tím đỏ trên da, đặc biệt là vùng hầu, niêm mạc tím tái. Thường heo chết sau 3-4 ngày do hiện tượng ngạt thở. - Thể mãn tính: Thường kế tiếp sau thể cấp tính, heo thở khó, thở nhanh, ho liên tục. Khớp xương bị viêm, sưng nóng đau. Da đỏ ứng từng mảng bong vảy. Heo gầy dần kiệt sức rồi chết. Bệnh tích: - Thể quá cấp: Heo chết đột ngột, xuất huyết và xung huyết khắp cơ thể. - Thể cấp tính: Xuất huyết trên da, nhất là vùng dưới hầu, cổ tai, dưới bẹn. Xoang ngực và xoang bụng tích nước. Bao tim tích nước, trên tâm nhĩ có nhiều điểm xuất huyết. Viêm phổi nặng, xơ và hoại tử trong phổi. - Thể mãn tính: Phổi bị xơ hóa, viêm màng phổi, viêm dính màng phổi và hoành cách mô. Đôi khi viêm khớp có mũ. Phòng bệnh: Heo phải mua ở những vùng an toàn dịch và heo đã được tiêm phòng vaccin tụ huyết trùng trước khi nhập heo vào chuồng. Chuồng trại phải được tiêu độc trước khi nhập heo về. Vệ sinh chăm sóc tốt đàn heo để heo tăng sức chống đỡ bệnh tật, thức ăn phải đảm bảo chất lượng Điều trị: Có thể sử dụng một trong những kháng sinh sau để trị bệnh tụ huyết trùng cho heo: Gentamycine: 1ml/ 10 kg thể trọng/ ngày. Lincoseptryl: 1ml/ 10 kg thể trọng/ ngày. Norflox: 1ml/10 kg thể trọng/ ngày. Kết hợp với các thuốc trợ sức như Vitamin C, B complex, ADE và thuốc hạ sốt Anagin. 3. Phó thương hàn: Bệnh này thường xảy ra trên heo cai sữa và sau cai sữa đến 4 tháng tuổi, và tác động chủ yếu trên bộ máy tiêu hóa của heo gây viêm dạ dày , viêm ruột, làm cho heo tiêu chảy nặng. Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh phó thương hàn heo do vi khuẩn Salmonella Choleraesuis và Salmonella Typhisuis gây ra. Triệu chứng của bệnh: - Thể cấp tính: Heo sốt cao 41,5 -42 0C, heo bỏ ăn, lúc đầu táo bón sau tiêu chảy phân lỏng, phân có màu vàng mùi hôi. Heo cũng khó thở, thở gấp. Trên da xuất hiện những mảng đỏ ở hai tai, vùng dưới bẹn, mặt trong đùi ngực. Bệnh kéo dài 2-5 ngày heo tiêu chảy nặng, gầy còm rồi chết. - Thể mãn tính: Thấy heo gầy còm, ăn uống giảm dần, xanh xao, thiếu máu. Trên da có những mảng đỏ hoặc tím bầm. heo đi lại khó khăn, mệt nhọc, thở khó. Bệnh kéo dài trong vài ba tuần thì heo chết vì kiệt sức. Một số heo còn sống sót khỏi bệnh nhưng nuôi rất chậm lớn. Bệnh tích: - Thể cấp tính: Lách sưng to dai như cao su, có màu xanh thẩm. Hạch lam ba sưng và tụ huyết. Gan có các nốt hoại tử. Niêm mạc dạ dày, ruột viêm, xuất huyết, có nốt loét. Phúc mạc cũng bị viêm có bài xuất huyết tương. Phổi tụ máu. - Thể mãn tính: Niêm mạc ruột viêm đỏ thành từng đám. Ở ruột già và ruột non có những đám loét bờ cạn, phủ fibrin. Gan có nốt viêm hoại tử. Phổi viêm sưng có hoại tử. Phòng bệnh: Phải tiêm phòng vaccin cho heo, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng đàn heo, đặc biệt là heo con mới mua về. Tẩy uế chuồng trại trước khi nhập heo con về Điều trị: Có thể sử dụng các loại kháng sinh sau: C.O.D ( Chloroxysone):10 ml/10 kg thể trọng/ ngày. Norflox 10 %: 1ml/5 kg thể trọng/ ngày. Genta-Colenro: 1ml/10 kg thể trọng/ ngày. Kết hợp trợ sức cho heo bằng cách cung cấp nước, chất điện giải khi heo tiêu chảy nặng và bồi dưỡng bằng các Vitamine C, B complex fort&hellip Dùng Atropin liều 2ml/ 15 kg để chữa triệu chứng tiêu chảy. Dùng Dexa liều 1ml/20 kg thể trọng để kháng viêm. 4. Bệnh E. Coli: Bệnh do vi khuẩn sinh độc tố E.Coli (Escherichia Coli) gây ra. Vi khuẩn E.Coli luôn hiện diện trong ruột của heo, khi gặp điều kiện bất lợi như heo bị stress do thay đổi thời tiết, heo con sau khi cai sữa, thay đổi thức ăn &hellip hoặc chuồng trại dơ bẩn, mất vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn E.Coli phát triển gây bệnh. Có nhiều nhóm E.Coli gây bệnh với những đặc điểm khác nhau, nhưng có 2 nhóm gây bệnh quan trọng cho heo gây nhiều thiệt hại kinh tế là: Nhóm gây tiêu chảy nặng cho heo và nhóm gây phù thủng, tích nước, bại liệt cho heo. Triệu chứng gây bệnh: - Nhóm E.Coli gây tiêu chảy cho heo con thường gặp ở heo sơ sinh, heo đang theo mẹ đặc biệt là heo sau khi cai sữa. Khi heo bị bệnh E.Coli heo thường tiêu chảy rất nặng, đi toàn nước có mùi khó chịu, heo thót bụng lại, mắt lõm sâu, mõm, tai tím tái heo tiêu chảy bị mất nước nhanh nên heo chết trong vòng 12-24 giờ. - Nhóm E.Coli gây phù, bại liệt thường gặp heo sau cai sữa và heo lớn hơn. Thường gây chết những heo lớn nhất trong đàn trước, heo có triệu chứng: đi đứng xiêu vẹo, lờ đờ, co giựt rồi bại liệt, mắt bị phù, hôn mê rồi chết. Bệnh tích: Không có bệnh tích đặc biệt. Một số có xuất huyết và xung huyết ở ruột. Trường hợp bị trúng độc của nhóm E.Coli gây phù thì thường phù ở mí mắt, có thủy thủng ở các cơ quan trong nội tạng. Xoang bụng tích đầy nước. Phòng bệnh: Tăng cường công tác vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng cho heo nhằm giảm số lượng E.Coli gây bệnh tấn công từ môi trường. Hạn chế tối đa các trường hợp gây stress cho heo. Cần tiêm phòng vaccin E.Coli cho heo nái chửa 2 lần, lần 2 trước khi đẻ 10 &ndash14 ngày, lần 1 trước đó 14 ngày. Có thể đưa kháng sinh trộn vào thức ăn cho heo. Đặc biệt khi heo tập ăn hoặc sau khi cai sữa như : Enro-Colistin liều dùng100 gr/ 60 kg thức ăn. Trị bệnh: Sử dụng các loại kháng sinh sau để trị bệnh E.Coli cho heo Norfloxacin 1ml/10 kg thể trọng/ngày. Spectylo: 1ml/10 kg thể trọng/ngày Khi heo bị tiêu chảy thì cấp nước kịp thời, chất điện giải như Electrolytes và kết hợp cung cấp Vitamin để tăng kết quả điều trị. Serum glucose: 20 ml/ con ngày 3-4 lần , chích xoang bụng, B complex: 1ml/ con/ngày, chích 3-4 ngày Vita- electrolytes: 2 g / lít nước cho heo con uống liên tục trong ngày. 5. Bệnh viêm phổi địa phương: Bệnh thường gây cho heo 2-4 tháng tuổi, bệnh xảy ra quanh năm nhưng nghiêm trọng nhất là lúc trời lạnh và ẩm. Nguyên nhân: Bệnh do Mycoplasma suipneumoniac gây ra, tác động chủ yếu trên đường hô hấp. Triệu chứng: - Thể cấp tính: heo bệnh thường hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, heo thở khó thở nhanh và nhiều. Heo bệnh thường chậm lớn, da nhợt nhạt, thân nhiệt sốt nhẹ 39,5 - 400C, heo ho liên tiếp 2-3 tuần rồi giảm nhưng cũng có khi kéo dài hơn. Heo con bị bệnh lúc 3-4 tháng tuổi thì chết nhiều nhất. - Thể mãn tính: Thường chuyển từ thể cấp tính sang, heo ho khan từng tiếng hay ho liên tục một chuỗi dài. Đặc biệt lúc trời lạnh, hoặc vào ban đêm, sáng sớm heo hay ho, nếu chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý tốt heo có thể phục hồi. - Thể ẩn: thấy ở heo trưởng thành, heo lớn, heo chỉ ho nhẹ, tăng trọng chậm. Bệnh tích: Phổi bị viêm tập trung thành từng vùng lớn và có tính đối xứng. Phổi bị gan hóa, khi cắt chảy chất màu vàng. Màng phổi bị viêm nặng. Khí quản, phế quản viêm, có dịch nhầy màu hồng. Hạch Lâm ba phổi sưng to (gấp 2-5 lần), tụ máu. Phòng bệnh: Chưa có vaccin phòng bệnh, chủ yếu là tăng cường công tác vệ sinh thú y, tăng cường việc chăm sóc nuôi dưỡng và tiêu độc định kỳ để hạn chế bệnh xảy ra. Điều trị bệnh: Có thể dùng một trong những kháng sinh sau: Tiamuline: 1ml/10 kg thể trọng/ngày. Genta- colenro: 1ml/ 10 kg thể trọng / ngày. Lincoseptryl: 1ml/ 10 kg thể trọng / ngày. Điều trị trong 5 ngày liên tục. Trong quá trình điều trị cần tăng cường thuốc trợ sức như Vitamin C, Bcomplex và kết hợp thuốc kháng sinh như Dexa 1ml/20 kg thể trọng. 6. Bệnh lở mồm long móng: Đây là bệnh truyền nhiễm cho nhiều loài động vật có móng guốc như heo, trâu bò, dê. Ở nước ta hiện có 3 type gây bệnh : O,A,C Bệnh do virus gây ra, virus LMLM có khả năng biến dị rất lớn, từ chủng này biến qua chủng khác, từ type này biến qua type kia. Triệu chứng: Heo sốt cao, đứng lên nằm xuống khó khăn, kém ăn, rồi xuất hiện các dấu hiệu điển hình. - Lở mồm: nướu răng, lưỡi, vành mõm nổi mụn thành loét - Long móng: phần tiếp giáp giữa móng và chân bị nổi mụn nước, sau đó vỡ ra, nhiễm trùng thú đau đớn, đi khẩp khểnh. Bệnh năng có thể sút móng. Ngoài ra có các triệu chứng phụ như nước miếng nhiều, lưỡi cứng thè ra ngoài. Bệnh thường xảy ra ở thú non, ít gây chết cho thú trưởng thành nhưng làm giảm năng suất và sản lượng. Đối với nái chửa có thể gây sẩ thai. Bệnh tích : Miệng có vết loét ở lợi, chân răng, hầu, thực quản, lưỡi. Phổi có thể bị viêm. Tim mềm, tim có vằn. Lách sưng đen. Ở 4 chân móng long hoặc sút hẳn ra. Phòng bệnh: Tiêm vaccin lở mồm long móng đúng type virus gây bệnh (O, A, hoặc C) cho heo. Khi phát hiện heo bệnh không nên giết mổ hoặc bán mà phải báo ngay cho cơ quan thú y gần nhất để hướng dẫn xử lý tránh lây lan. Chỉ mua heo nuôi khi đã qua kiểm dịch và đã được tiêm phòng lở mồm long móng. Sát trùng triệt để chuồng trại và dụng cụ thú y bằng formol từ 2-5%, Biodin 0,2%, NaOH (sút) 3-5 %. Trị bệnh : Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, có thể dùng kháng sinh chữa các mụn loét ở miệng, móng và vú. Dùng các chất chua như khế, chanh để rửa miệng hàng ngày cho sạch, sau đó dùng xanh Methylen 5% hay thuốc đỏ 2% bôi vào các mụn loét. Hằng ngày rửa sạch ở chân và kẽ móng chân bằng thuốc tím 2%, sau đó bôi sulfat đồng 3% hoặc nước cresyl 5%. 7. Bệnh cúm heo: Đây là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus gây ra, đặc trưng bởi những triệu cứng xảy ra thình lình nhưng chóng khỏi, con vật sốt cao, ho, thở khó. Chủ yếu ở heo con còn bú (1-2 tháng tuổi). Heo trưởng thành cũng có thể mắc bệnh nhưng nhẹ hơn. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp. Triệu chứng : Bệnh xảy ra thình lình, toàn đàn đều mắc bệnh. Con vật sốt 40 -41 0C, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, hắt hơi, ho khan, co giật từng cơn, thở nhanh, thở khó&hellip Ngoài ra còn có những triệu chứng như nổi mẫn đỏ ở da tai, da chân hoặc có những vết tím bầm. Heo có thể táo bón hoặc tiêu chảy. Heo nái mang thai ở cuối kỳ có thể bị sẩy thai. Bệnh thường kéo dài 2-7 ngày. Bệnh tích : Phế quản có chứa nhiều dịch đục nhầy, phổi có nhiều ổ viêm có màu nâu đỏ hoặc màu nâu xám, hạch lâm ba ở phổi sưng to thủy thủng. Ở heo 3-4 tuần tuổi hoặc những trường hợp bệnh kéo dài, phổi viêm xẹp xuống, cuống phổi sưng to có nhiều dịch mủ. Ở thể mãn tính, phổi xẹp, có màu xám đỏ hoặc xám trắng, những chổ hoại tử có màu xám vàng , có nhiều mủ trong các tiểu khí quản. Phòng bệnh: Chuồng trại khô ráo, thông thoáng, nhiệt độ thích hợp. Tăng cường nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của heo. Khi bệnh xảy ra nên loại thải những con yếu, cách ly đàn heo bệnh, tẩy uế chuồng trại&hellip Trị bệnh: Bệnh không có thuốc đặc trị chủ yếu dùng kháng sinh như: Ampiseptryl 1ml/10 kg thể trọng/ ngày. Colenro 1ml/10 kg thể trọng/ ngày Kết hợp thêm vitamin C, B complex&hellip 8. Bệnh giun đũa: Do Ascaris suum, sống ký sinh trong ruột non của heo, heo 2-7 tháng có tỷ lệ nhiễm cao. Thường làm tắc ruột, chui vào ống dẫn mật làm tắt ống dẫn mật hoặc tác động bằng độc tố lên thần kinh trung ương làm heo bị co giật, động kinh. Triệu chứng: Heo có triệu chứng xù lông, chậm chạp, tiêu chảy, còi cọc, rối loạn tiêu hoá, phổi sưng, chậm lớn, ho, thở gấp, kém ăn&hellip Bệnh tích: Mổ khám thấy ruột có nhiều giun, phổi viêm xuất huyết, niêm mạc ruột non loét có nhiều dịch nhầy. Ruột giãn rộng và sưng to. Gan,Phổi viêm xơ hóa. Phòng trị: Tẩy giun định kỳ cho heo mỗi năm 2 lần bằng các loại thuốc Levavet: 1ml/10 kg thể trọng, chích bắp. Ivermectin 1ml/10 kg thể trọng. 9. Bệnh giun phổi heo: Bệnh giun phổi heo do 3 loài Mestastronggylus clognatus, M. pudentotectus, Msalmi ký sinh phổi heo. Giun có hình sợi chỉ màu trắng , heo từ 2-6 tháng tuổi mắc nhiều nhất. Triệu chứng: Khi nhiễm giun, heo thường ho, ho nặng khi thời tiết thay đổi hoặc khi vận chuyển. Triệu chứng thường thấy là mũi chảy nước nhờn màu vàng, heo chậm lớn thở nhanh. Bệnh tích: Phổi có đốm trắng nhất là ở rìa phổi, cắt ra thấy nhiều giun ở phế quản nhỏ. Nhiều thùy phổi trở nên cứng và dày, giun bít cả khí quản nhỏ. Phòng và trị bệnh: Định kỳ tẩy giun bằng các loại thuốc sau: Levavet: 1ml/10 kg thể trọng, chích bắp.Ivermectin 1ml/10 kg thể trọng, chích bắp. TTKNKNBT
  • Kỹ thuật chăn nuôi bò
    Kỹ thuật chăn nuôi bò
    28/12/2009 09:05
    PHẦN I: GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG BÒ: 1. Giống bò nội: Là bò vàng Việt Nam, còn gọi là bò cóc hay bò cỏ. - Nguồn gốc: từ bò Bostaurus, nhánh châu Á. - Đặc điểm: nhỏ con, u, yếm kém phát triển, tai nhỏ, màu lông từ vàng nhạt đến vàng sậm. - Ưu điểm: là thích nghi lâu đời với khí hậu nhiệt đới, chịu được kham khổ khi thức ăn thiếu thốn và nuôi dưỡng kém, chống chịu bệnh tật tốt, khả năng sinh sản cao, thịt ngon. - Nhược điểm: tầm vóc và khối lượng nhỏ (khối lượng bò đực bình quân 250 kg, bò cái 180 kg), sức cày kéo kém, sản lượng sữa thấp (sản lượng sữa 300 &ndash 400 lít/chu kỳ 6 &ndash 7 tháng, chỉ đủ cho bê bú), tỷ lệ thịt xẻ kém (43 &ndash 44%). Chủ yếu làm sức kéo, không có hướng sản xuất rõ rệt, không có tên riêng mà gọi theo địa danh. Dùng bò đực giống Zebu cho lai với bò cái vàng Việt Nam để tạo ra con lai có tầm vóc khá hơn và sức sản xuất cũng khá hơn. 2. Các giống bò Zêbu: Bò Zebu có nguồn gốc ở Ấn Độ và Pakistan. Giống bò này có khả năng chống chịu tốt với điều kiện và môi trường nuôi dưỡng nhiệt đới, do đó cũng phù hợp với điều kiện nuôi dưỡng của nước ta. Bò Zebu có nhiều giống: Sahiwal, Red Sindhi, Ongole, Brahman,&hellip, trong đó giống Sahiwal và Red Sindhi là 2 giống bò nhiệt đới có sản lượng sữa khá. Nhiều nước nhiệt đới đã dùng giống bò này để lai cải tạo nhằm nâng cao tầm vóc, khối lượng, khả năng cho sữa, cho thịt của giống bò địa phương. Dùng bò lai Zebu làm bò nền cho lai với các giống chuyên dụng sữa, thịt, để tạo thành các giống bò cho sữa, cho thịt. a. Bò Red Sindhi (Sind): Có màu lông đỏ cánh gián, trán dô, u vai cao, yếm rộng, âm hộ có nhiều nếp nhăn. Khối lượng bò cái khi trưởng thành 350 - 400 kg, bò đực 500 - 550 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 50 - 55%. Sản lượng sữa biến động từ 1.400 &ndash 1.500 kg/chu kỳ vắt sữa. Tỷ lệ bơ trên 5 %. b. Bò Sahiwal: Có màu lông vàng nhạt đến đỏ nâu, thể chất chắc chắn, ngoại hình đẹp, u vai to, yếm cao, bò cái bầu vú phát triển hơn bò Sind. Trọng lượng bò cái trưởng thành 400 - 450 kg, bò đực 500 - 600 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 50 -55%. Sản lượng sữa bình quân 1.600 - 2.700 lít/chu kỳ vắt sữa 300 ngày. Tỷ lệ bơ 5%. c. Bò Brahman: Là giống bò nhiệt đới, có nguồn gốc từ Ấn Độ, thuần hóa ở Mỹ, được nuôi rộng rãi nhiều nơi trên thế giới. Có 2 loại: - Brahman trắng: Toàn thân có màu lông trắng, trừ 4 chân, phần đầu, ở u vai có màu lông trắng đến đen nhạt - Brahman đỏ: Lông màu vàng đến đỏ sậm. Nhìn chung bò Brahman có ngoại hình thể chất chắc chắn, to con, khoẻ mạnh, hệ cơ phát triển, cổ dài, u vai cao, tai to và cụp xuống, ngực sâu, lưng phẳng, chân dài, yếm lớn, sức kháng bệnh tốt. Bò cái trưởng thành nặng 400 - 450 kg, bò đực 500 - 600 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 56 - 58% d. Bò Ongole :Màu lông từ trắng đến xám, chân cao, phần mông và ngực nở, trán vồ, u vai cao, yếm to, tai nhỏ, hơi lép mình hơn bò Sind. Trọng lượng lúc trưởng thành bò cái 300 &ndash 350 kg, bò đực 400 &ndash 450 kg. 3. Giống bò chuyên thịt: a. Giống Charolais: Là giống bò gốc ở Pháp, bò to con, nặng cân, mình dài, ngực sâu, lưng phẳng, đầu ngắn, lông màu trắng ánh kem sữa. Nhược điểm lớn nhất của bò Charolais là đẻ khó ở lứa đầu. Bò đực trưởng thành nặng 1000 - 1200 kg, bò cái 680 - 770 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 60 - 62%. Sản lượng sữa 1.700 &ndash 1.900 kg/chu kỳ. b. Bò Limousin: Có nguồn gốc ở Pháp. Bò khá nặng cân, xương thanh và cơ phát triển. Lông màu đỏ, sáng, ở phía bụng nhạt hơn, sừng và móng chân màu trắng, đầu trắng, trán rộng, ngực tròn nhưng không sâu, cơ phát triển. Bò đực trưởng thành nặng 1000 - 1100 kg, bò cái 540 - 600 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 70%. Sản lượng sữa 1.500 &ndash 1.800 kg/chu kỳ. c. Bò Hereford: Có nguồn gốc tại Anh, thích hợp nuôi chăn thả. Lông màu đỏ với đốm trắng ở đầu, ức, bụng và khấu đuôi. Thân hình vạm vỡ đặc trưng cho hướng bò thịt: đầu ngắn, cổ dày, tròn và ngắn, u vai rộng, lưng hông thẳng, mông dài và nở, chân thấp, bộ xương vững chắc. Bò cái trưởng thành nặng 600 - 750 kg, bò đực 800 - 1100 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 58 - 62%. 4. Các giống lai : a. Bò lai Sind: Là con lai của bò đực Sind với bò cái vàng Việt Nam. Bò lai Sind có đặc điểm: đầu dài, trán dô, lông màu vàng, vàng đậm hoặc vàng cánh gián, tai cúp, yếm phát triển, u vai cao, chân cao, mình ngắn, bầu vú phát triển vừa phải, âm hộ có nhiều nếp nhăn. Bò đực nặng 400 &ndash 450 kg, bò cái nặng 250 &ndash 300 kg, bê sơ sinh nặng 18 &ndash 25 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 48-49%. Sản lượng sữa bình quân 800 &ndash 1.200 lít/chu kỳ vắt sữa 240 ngày, có con cho đến 2.000 lít. Tỷ lệ bơ sữa 5,1 &ndash 5,5%. Bò cái lai Sind đã khắc phục được nhược điểm của bò vàng, tập trung những điểm quí của cả 2 giống. Bò này đủ điều kiện để phối với đực của giống chuyên sữa, chuyên thịt cao sản, tạo ra con lai có khả năng cho sữa, cho thịt cao b. Bò lai Charolais: Là kết quả lai kinh tế giữa đực giống Charolais với bò cái lai Sind để tạo bò F1 nuôi lấy thịt. Đây là phẩm giống có tỷ lệ thịt xẻ rất cao trên 53%. Bò nuôi 22 tháng đạt 225 kg, đến 27 tháng đạt 293 - 300 kg. II. CÁCH CHỌN GIỐNG: 1. Chọn bò cái giống: Có lông da bóng mượt, sinh sản tốt, thân hình cân đối, 4 chân thẳng vững chắc, đầu cổ thanh, phân mông và khung chậu to, phát triển, có lý lịch rõ ràng, da bầu vú mỏng, núm vú lộ rõ, nhìn từ phía sau bầu vú có nhiều nếp nhăn. 2. Chọn bò đực giống: Tầm vóc to lớn, ngoại hình cân đối, thể trọng khoảng 350 &ndash 500 kg, 4 chân vững chắc, dịch hoàn to, lộ rõ và phát triển cân đối, u vai cao, yếm rộng, mông nở nang, dài, bụng thon, linh hoạt, nhảy khỏe. Nên sử dụng bò lai có 75% máu Zebu trở lên. 3. Chọn bò cày kéo: Thân hình hơi dài, trước cao hơn sau, vạm vỡ, 4 chân đều nhau và cao. Đầu to, miệng rộng, ngực và vai nở nag, bụng tròn và phát triển cân đối. Thường chọn bò lai nhóm Zebu. 4. Chọn bò nuôi thịt: Bò nuôi thịt cơ thể phải nở nang &ldquovai u thịt bắp&rdquo, hình có dạng chữ nhật, ngực sâu rộng, mông đùi nở nang, chân thấp. Có khả năng tăng trọng nhanh trong thời gian vỗ béo, trọng lượng xuất chuồng và tỷ lệ thịt cao. III. CÁCH PHỐI GIỐNG: 1. Đặc điểm sinh sản của bò cái và những biểu hiện động dục: a. Đặc điểm sinh sản: - Tuổi bắt đầu phối giống từ 18 &ndash 24 tháng - Thời gian mang thai 280 ngày (9 tháng 9 ngày). - Chu kỳ động dục 21 ngày (dao động 18 &ndash 24 ngày). - Thời gian động dục lại sau khi sanh 2 &ndash 2,5 tháng. b. Các giai đoạn biểu hiện động dục ở bò cái: Động dục là thời điểm bộ máy sinh dục của bò cái sẵn sàng tiếp nhận tinh trùng, rụng trứng và mang thai. Thời gian động dục thường kéo dài 24 - 48 giờ. Khi bò động dục, thường có một số biểu hiện như: bỏ ăn, kêu rống, nhớn nhác, nhảy chồm lên lưng bò khác hoặc để bò khác nhảy lên lưng nó. Âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn. Đối với bò nuôi nhốt, cầm cột thì việc phát hiện bò động dục khó khăn hơn bò chăn thả và không cầm cột, đòi hỏi người chăn nuôi phải quan tâm, chú ý quan sát những biểu hiện khác thường của bò cái. Người chăn nuôi là người nắm vai trò quan trọng nhất trong việc phát hiện bò động dục. Có thể chia chu kỳ động dục của bò sữa làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn trước chịu đực: Bò thường có các biểu hiện như ngửi, hít các bò khác, nhảy chồm lên con khác nhưng không chịu cho bò khác nhảy chồm lên lưng nó. Đây là một dấu hiệu quan trọng để phân biệt khi bò động dục thật sự, bồn chồn hiếu động, âm hộ hơi ướt bóng, đỏ và hơi sưng (đôi khi ra dịch nhầy nhưng không dính, loãng), giai đoạn này thường kéo dài khoảng 3 - 8 giờ. - Giai đoạn chịu đực: Bò cái thường có biểu hiện như hiếu động nhiều hơn, kêu rống, âm hộ ướt bóng, đỏ và bớt sưng hay són đái, ra dịch nhầy trong suốt và keo đặc dính. Biểu hiện quan trọng nhất để chọn thời điểm phối tinh thích hợp là phản xạ đứng yên (chịu cho bò khác nhảy chồm lên lưng nó). Phối tinh lúc này thì tỷ lệ thụ thai cao nhất. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 - 18 giờ. - Giai đoạn sau chịu đực: Bò không còn phản xạ đứng yên nhưng vẫn còn nhảy lên con bò khác, dịch nhầy vẫn còn ra và thường sau 1 - 2 ngày có thể quan sát thấy máu lẫn trong niêm dịch. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 12 giờ. c. Thời điểm phối giống thích hợp: - Phối trực tiếp: Dùng bò đực tốt đã được chọn lọc để phối trực tiếp với bò cái sau khi phát hiện lên giống 12 giờ. - Thụ tinh nhân tạo: Có thể phối giống cho bò ở thời điểm 12 - 18 giờ kể từ khi bò có biểu hiện động dục. Nếu có điều kiện nên phối kép 2 lần để tăng khả năng thụ thai. Lần 1 phối sau khi phát hiện động dục 6 giờ, lần 2 nhắc lại sau 10 - 12 giờ. Đối với bò nuôi chăn thả, không cầm cột thì thời điểm phối giống tốt nhất là khi bò có phản xạ đứng yên (chịu đứng yên cho bò khác nhảy lên). Theo kinh nghiệm thực tế, có thể quan sát tình trạng dịch nhầy để chọn thời điểm phối giống. Khi dịch nhầy keo đặc lại (kéo dài như chiếc đũa) thì phối tinh là tốt nhất. Thông thường khi bò động dục vào lúc sáng sớm thì phối tinh vào buổi chiều cùng ngày, bò động dục vào buổi trưa hoặc chiều thì phối tinh vào buổi sáng ngày hôm sau. 2 Phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT): Phương pháp này sử dụng tinh các bò đực giống đã được chọn lọc dưới dạng tinh viên hoặc tinh cọng rạ để phối cho bò cái. Ưu điểm của phương pháp này là tạo được bò lai có phẩm chất cao từ các bò đực đã được kiểm tra, ngăn ngừa hiện trạng đồng huyết, giảm lây lan các bệnh truyền nhiễm. Phương pháp này đòi hỏi phải có kỹ thuật cao (dẫn tinh viên) người nuôi bò phải biết cách phát hiện đúng thời điểm bò động dục và báo kịp thời cho dẫn tinh viên để tiến hành TTNT cho bò. Hiện nay tỉnh Bình Thuận đã có đội ngũ dẫn tinh viên đã được đào tạo cơ bản, có tay nghề. Người nuôi bò có thể liên hệ với Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm giống Vật nuôi để biết thêm chi tiết. 3. Phương pháp phối giống trực tiếp (phối tự nhiên): Đây là phương pháp sử dụng bò đực giống tốt đã được chọn lọc để phối trực tiếp cho bò cái nền trong chương trình cải tạo đàn bò, chăn nuôi bò sinh sản và chăn nuôi bò thịt. IV. XÁC ĐỊNH TUỔI VÀ TRỌNG LƯỢNG CỦA BÒ: 1. Cách xác định trọng lượng bò: Xác định chính xác nhất là dùng cân. Trong thực tế và nhất là trong điều kiện chăn nuôi nông hộ thì điều này khó thực hiện. Có thể xác định khối lượng bò bằng cách dùng thướt dây đo một số chiều và tính theo công thức: Khối lượng bò (kg) = [Vòng ngực (m)]2 x [Dài thân chéo (m)] x 90. Vòng ngực: chu vi vòng đo sau xương bả vai. Dài thân chéo: chiều dài từ mỏn xương bả vai đến u xương ngồi. 2. Giám định tuổi bò: Có nhiều phương pháp giám định tuổi bò. Tuy nhiên giám định tuổi qua răng là tương đối dễ và chính xác nhất. Răng của bò có 2 loại: Răng sữa và răng vĩnh viễn. Sau khi đẻ 1 tháng bò có 8 răng sữa, bò từ 2 tuổi trở lên căn cứ vào việc thay răng và độ mòn của răng để đoán tuổi. Có thể chênh lệch nữa năm tuổi. - Bò 2 năm tuổi thay 2 răng (cặp răng ở giữa). - Bò 3 năm tuổi thay 4 răng (cặp áp giữa). - Bò 4 năm tuổi thay 6 răng (cặp áp gốc). - Bò 5 năm tuổi thay 8 răng (cặp răng ở gốc). - Bò 6 năm tuổi đã thay 8 răng. - Bò 7 năm tuổi 2 răng cửa mòn hình sợi chỉ. - Bò 8 năm tuổi 2 răng cửa mòn hình chữ nhật. - Bò 9 năm tuổi 2 răng cửa mòn hình vuông. - Bò 10 năm tuổi 2 răng cửa mòn hình tròn - Bò 11 năm tuổi 4 răng cửa mòn hình tròn. - Bò 12 năm tuổi 6 răng cửa mòn hình tròn. - Bò 13 năm tuổi 8 răng cửa mòn hình tròn. PHẦN II: CHUỒNG TRẠI Chuồng nuôi rất cần thiết để che mưa, che nắng, chống nóng, chống lạnh cho bò, đảm bảo dễ dọn vệ sinh, không gây hôi thối làm ô nhiễm đến môi trường xung quanh. Chuồng nuôi nên hướng về phía Nam hoặc Đông Nam, đủ ánh sáng, khô ráo, sạch sẽ. Cột làm bằng cây hoặc bằng xi măng. Nền chuồng làm bằng xi măng phải phẳng nhưng không được trơn, hơi dốc về phía rãnh thoát nước (2 &ndash 3%) và có lỗ thoát nước khi dọn vệ sinh. Mái có thể lợp bằng lá hoặc bằng tôn, mái tôn nên phủ lá bên trên, chiều cao từ cuối mái lá đến mặt đất khoảng 2m.. Có đủ máng ăn, máng uống cho bò. Mật độ nuôi, đối với bò mẹ nuôi con, cứ 2 gian bò mẹ kèm một gian chen vào giữa cho bê đến 6 tháng tuổi để khi cần bê sang chuồng bò mẹ để bú sữa. Nếu mỗi gian bò mẹ nuôi 2 - 3 con thì bê nuôi ở gian giữa 4 - 6 con. Diện tích cho mỗi bò mẹ 4 - 5 m2/con, cho bê sơ sinh đến 6 tháng tuổi 1,5 - 3 m2/con. Đối với bê nuôi thịt đến 24 tháng tuổi, mỗi gian chuồng có thể nuôi 5 - 9 con, nên nuôi đực riêng, cái riêng, mỗi gian chuồng có thể nhốt nhiều bò thịt cùng lứa tuổi. PHẦN III: THỨC ĂN Thức ăn của bò chủ yếu là thức ăn xanh thô. Một ngày đêm bò có thể ăn 20 - 60 kg thức ăn thô xanh tùy theo lứa tuổi và khối lượng cơ thể của chúng. Thức ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ cho nhiều sữa, thịt hơn I. NHU CẦU DINH DƯỠNG 1. Protein: Năng suất thịt đạt cao hay thấp là do lượng protein quyết định. Nếu thiếu prôtêin bò sẽ gầy yếu và tăng trọng kém. Những thức ăn giàu prôtêin là cỏ non, cỏ họ đậu, khô dầu đậu tương, bột cá, bã bia... 2. Bột đường và mỡ (glucid và lipid): Là những chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp năng lượng cho bò hoạt động và cho sản phẩm. Chất bột đường có nhiều trong bột bắp, cám, gạo,tấm, khoai lang... Chất mỡ cấp năng lượng nhiều nhất, thường gấp 2,5 lần so với protein và bột đường. 3. Chất khoáng: Canxi và phốtpho là 2 chất không thể thiếu của bò để tạo xương và tiết sữa. Cho bò ăn thêm bột xương, bột sò,... có thể bổ sung thêm một lượng canxi, phốt pho. Ngoài ra bò còn cần một số nguyên tố vi lượng khác như sắt, đồng, kẽm, coban... , những chất trên thường có trong cỏ xanh, thân cây bắp, rau, đậu... 4. Vitamin: Bò cần Vitamin nhóm A, B và D. Vitamin A rất cần thiết để duy trì sức khỏe và cho sữa. Vitamin A, B có nhiều trong cỏ xanh, cỏ ủ chua....Vitamin D có nhiều trong các loại thức ăn ủ men, cỏ khô, bã rượu bia... Bò cần chăn thả ngoài đồng để có điều kiện tổng hợp vitamin D. 5. Nước uống: Bò cần nước để vận chuyển các chất dinh dưỡng, điều chỉnh thân nhiệt và để sản xuất sữa. Hàng ngày bò cần một lượng nước khá lớn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể, vì vậy cung cấp đầy đủ nước uống cho bò là rất cần thiết. II. NGUỒN THỨC ĂN Thức ăn cho bò thịt không cầu kỳ như các loại gia súc khác, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, khoáng, mỡ..., bò mới cho năng suất thịt cao. Nguồn thức ăn chủ yếu cho bò thịt là cỏ tươi ở bãi chăn thả, cỏ khô, rơm rạ... và một số loại thức ăn thô xanh khác như ngọn mía, thân cây bắp....Ngoài ra cần cho ăn thêm thức ăn tinh như cám, bột bắp, bột gạo..., phụ phế phẩm ngành thực phẩm như khô dầu phụng, khô dầu dừa,... thức ăn củ quả như khoai lang, bí đỏ... và thức ăn nhiều nước. 1. Trồng cỏ và chế biến cỏ: a. Giống cỏ voi (Penisetum purpureum): Là loại cỏ thảo, trông giống như cây mía, thân cứng có lóng và cao đến 2m. Sinh trưởng nhanh, năng suất cao, chất lượng tốt, bò thích ăn vì đường nhiều và ngọt. Cắt cỏ cho ăn tươi hay ủ đều tốt. Cỏ sinh trưởng tốt ở đất cao, chịu được mức phân bón cao. Không chịu được đất ngập úng, đất phèn, đất mặn, khả năng chịu hạn kém. Thời vụ: Trồng thích hợp vào đầu mùa mưa. Chuẩn bị đất: Cày sâu, bừa kỹ 2 lượt, vơ sạch cỏ dại, san đất phẳng. Rạch hàng sâu 15-20 cm, hàng cách hàng 50 - 60 cm. Phân bón: Tùy theo ruộng tốt, xấu, trung bình mà điều chỉnh lượng phân bón cho thích hợp. Có thể bón với lượng phân như sau (tính cho 1 ha): Phân hữu cơ 10-15 tấn, phân urê 400-500 kg, Super lân 250-300 kg, Kali đỏ (KCl) 100-150 kg (nếu dùng Sulfat kali 150-200 kg). Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, phân kali theo hàng. Phân urê dùng cho bón thúc và sau mỗi lần cắt. Giống: Cỏ voi trồng bằng hom, dùng thân cỏ có độ tuổi 80-100 ngày. Chặt vát dài 25-30 cm, có 3-5 mắt mầm. Số lượng cần 8-10 tấn hom/ ha. Cách trồng: Trồng hom đơn, đặt hom theo lòng rãnh, chếch 45°. Hom này cách hom kia 30-40 cm, lấp đất sau cho hom nằm 20 cm dưới mặt đất, 10 cm chìa lên trên. Chăm sóc: Sau khi trồng 10-15 ngày, mầm cỏ nhô lên mặt đất, trồng dặm những chỗ hom bị chết, làm cỏ, xới xáo nhẹ phá váng. Dùng 100 kg urê bón thúc khi cỏ được 25-30 ngày. Sau khi thu hoạch cỏ đợt đầu, cỏ ra lá thì tiến hành bón thúc phân urê 40-50 kg/ ha các đợt tái sinh tiếp theo cũng bón phân như trên. Thu hoạch: Đợt đầu thu hoạch vào lúc cỏ 50-60 ngày sau khi trồng, không thu hoạch non đợt đầu sẽ ảnh hưởng đến năng suất cỏ các lứa sau. Các đợt tái sinh tiếp theo khoảng 40 - 45 ngày. Độ cao cắt gốc để lại là 5 &ndash 10 cm, cắt sạch không để lại cây mầm, để cỏ lứa sau mọc lại đều. Trồng, chăm sóc và thu hoạch đúng kỹ thuật thì trồng một lần có thể thu hoạch được 3 - 4 năm. Mùa khô tưới được thì thu hoạch quanh năm. Một năm có thể thu hoạch 8 lứa, năng suất khoảng 255 tấn/ ha cỏ tươi. Nếu có đủ phân, nước tưới và chăm sóc kỹ thì năng suất cỏ có thể đạt 400 tấn/ha/năm, đủ nuôi 25 &ndash 30 bò sữa. Nên chia thành nhiều lô nhỏ để cắt cho bò ăn theo dạng cuốn chiếu. b. Cỏ sả còn gọi cỏ Ghinê (Panicum maximum): Là giống cỏ thảo, thân bụi như bụi sả. Cỏ sả có 2 giống là cỏ sả lá lớn và cỏ sả lá nhỏ. Cỏ sả lá lớn có năng suất cao, trồng để cắt ăn tươi hoặc ủ. Cỏ sả lá nhỏ năng suất thấp hơn, nhưng chịu hạn, chịu dẫm đạp, dùng để chăn thả thích hợp hơn. Cỏ sả nói chung sinh trưởng mạnh, năng suất cao, chịu hạn khá, chịu nóng, chịu bóng râm, chất lượng tốt và dễ trồng. Phù hợp với chân ruộng cao, đất pha cát, không chịu được úng ngập. Có thể nhân giống bằng hạt, hoặc thân gốc. Thời vụ: Trồng tốt nhất là đầu mùa mưa. Chuẩn bị đất: Như đối với cỏ voi, nếu trồng bằng hạt thì phải làm đất kỹ hơn. Rạch hàng khoảng cách 40-45 cm sâu 15 cm nếu trồng bằng khóm và sâu 10 cm nếu trồng bằng hạt. Phân bón: Trồng 1 ha cỏ có thể bón phân hữu cơ 10 - 15 tấn, phân urê 350-400 kg, phân Super lân 200-250 kg, phân kali đỏ (KCl) 100-150 kg (nếu dùng Sulfat kali 150-200 kg). Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, phân kali theo hàng. Phân urê chia đều dùng cho bón thúc và sau mỗi lần cắt. Giống: Nếu trồng bằng hạt cần 5-6 kg, nếu trồng bằng bụi cần 5-6 tấn khóm. Khóm cỏ sả cắt bỏ phần ngọn, phần gốc còn lại cao 25-30 cm. Dùng cuốc đánh gốc cỏ lên, rũ sạch đất, cắt bớt rễ già. Khi trồng tách thành cụm nhỏ, có 3-4 nhánh tươi để trồng. Cách trồng: Sau khi đã rạch hàng, bón phân lót thì tiến hành đặt các cụm giống tựa vào thành hàng và ngã về cùng phía sau cho vuông góc với lòng rãnh, khoảng cách 30-40 cm, lấp đất ½ độ dài thân giống dậm chặt đất phần gốc rễ. Nếu trồng hạt thì lấp đất mỏng 3-5 cm. Chăm sóc: Sau khi trồng 15-20 ngày, kiểm tra mầm chồi để trồng dặm. Làm cỏ dại cho đến khi cỏ sả mọc cao. Dùng phân urê bón thúc sau khi làm sạch cỏ dại. Thu hoạch: Lứa đầu thu hoạch khi cỏ 55 - 60 ngày, các lứa sau khoảng 30-45 ngày. Cắt cao cách mặt đất 10 cm. Nếu dùng nước rửa chồng tưới cỏ thì chỉ tưới sau khi cắt một tuần và không được tưới trực tiếp lên gốc cỏ, sẽ làm cỏ bị chết. Cỏ trồng một lần có thể thu hoạch được 2 -3 năm. Nếu trồng cỏ sả để chăn dắt thì lứa thứ 1, thứ 2 phải cắt, đến lứa thứ 3 mới đưa gia súc vào gặm cỏ, chu kỳ chăn thả khoảng 25 &ndash 35 ngày (mùa mưa) hoặc 35 - 45 ngày (mùa khô) và thời gian chăn thả liên tục trên 1 khoảnh không quá 4 ngày. Cỏ sả lá lớn trồng thâm canh năng suất tương đương cỏ voi, có thể thu hoạch 8-10 lứa, có thể đạt năng suất từ 250-300 tấn/ha/năm. c. Chế biến cỏ Mục đích: Để dự trữ và làm tăng khả năng tiêu hóa cho bò. Cỏ tự nhiên, cỏ trồng, ngọn mía, thân bắp, vỏ thơm khóm, rau, &hellip là thức ăn xanh đang được sử dụng rộng rãi để làm thức ăn cho bò. Việc chế biến thức ăn thô xanh, thức ăn thô khô để dự trữ là một biện pháp cần thiết để đảm bảo đủ thức ăn quanh năm cho bò, bằng các phương pháp chế biến sau đây: * Phơi khô: Sau khi cỏ được cắt phơi 1 - 2 nắng cho héo, để tránh bị mốc, có thể phun sương nước muối 1%, rồi chất thành đống 4 - 5 ngày lên men, phơi nhẹ và dự trữ. Ưu điểm: Bò thích ăn nhưng mất nhiều vitamin. * Ủ xanh: (còn gọi là ủ chua) Nguyên liệu để ủ gồm các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng, thân cây bắp tươi, &hellip phơi héo 6 &ndash 12 giờ, cắt ngắn 10 -15 cm, rồi đem ủ. - Hố ủ: Có thể xây gạch hoặc đào đất lót nilon xung quanh và đáy hố ủ, với thể tích tùy lượng cỏ, có thể 6 x 1 x 1,2 m. - Cách ủ: Lót 1 lớp rơm ở đáy dày 10 cm, sau đó cho cỏ vào hố ủ, đầm nén thật chặt dày 20 - 30 cm, sau đó rải 1 lớp muối 1 - 2%, rỉ mật đường 2 - 4% (có thể bổ sung 0,25 &ndash 0,5% urê) so lượng cỏ, cứ làm như vậy cho đến khi đầy hố ủ, xong phủ 1 lớp rơm bên trên, đậy kín nilon lên trên miệng hố, dùng đất đá chèn ép chặt các mép lại, phía trên hố cần có mái lá hay che nilon để tránh mưa. Sau 3 tuần ủ, lấy cỏ cho bò ăn, lấy từng lớp một từ trên xuống, sau mỗi lần lấy cỏ đậy kín nilon lại. Cỏ ủ tốt: Có màu vàng xanh, mùi thơm, không mềm nhũng, không quá chua. 2. Sử dụng một số phụ phẩm a. Rơm rạ: là thức ăn khô thô cho bò ở những vùng trồng lúa. Rơm rạ có giá trị dinh dưỡng thấp, vì thế để tăng hiệu quả sử dụng, tăng độ tiêu hóa, rơm rạ cần được xử lý thông qua việc ủ rơm rạ bằng urê, rỉ mật,... * Ủ rơm khô: - Hố ủ: có 2 ngăn, có thể xây bằng gạch (như ô chuồng heo) hoặc quây bọc bằng vải nhựa, kích thước hố ủ tùy theo số lượng bò. - Cân rơm: Cân từng bó 10 kg rơm rồi rãi mỏng xuống nền hố. Số lượng rơm sao cho đủ bò ăn trong 1 tuần. Trung bình một bò ăn 7 - 8 kg rơm/ngày, như vậy cần 50 kg rơm ủ/bò/tuần. - Lượng nước: Nếu rơm khô, thì tỷ lệ rơm, nước là 1/1, nếu rơm còn ẩm thì giảm lượng nước. - Lượng Urê: Tỷ lệ Urê so với rơm là 4%, nếu rãi một lớp rơm khô 10 kg, thì cần 400g Urê pha 10 lít nước, tưới đều và chậm để nước Urê ngấm đều vào rơm. - Nén rơm: Trong quá trình tưới nước Urê lên rơm phải giậm nén thật chặt cho rơm xẹp xuống, càng nén chặt càng tốt, đặc biệt là ở các góc của hố ủ. - Che phủ hố ủ: Tiếp tục cho rơm vào hố ủ cho đến khi đầy hố ủ hoặc đủ lượng rơm cần ủ, rồi che phủ kín hố bằng 1 tấm bạt nhựa, hoặc nilon, bên trên hố cần làm mái che. - Cách sử dụng rơm ủ Urê: Sau 7 ngày ủ lấy rơm cho bò ăn. Rơm ủ đạt chất lượng nếu có màu vàng tươi, hơi ướt, nóng 40 - 45oC và có mùi khai rất nồng, khi trên bề mặt có lớp meo trắng là có thể sử dụng được, nếu là mốc đen hoặc xanh thì phải bỏ đi. Mở một mặt của tấm phủ để lấy rơm, lấy từng lớp rơm một, lấy từ trên xuống dưới và đậy hố ủ thật kín sau mỗi lần lấy rơm. Chú ý tập cho bò ăn rơm ủ vài ngày đầu trước khi thay thế các loại thức ăn mà bò đã quen. - Rơm ủ Urê có tỷ lệ đạm tăng 6 - 8%, tỷ lệ tiêu hóa tăng 45 - 50%, lượng rơm ủ cho bò ăn tăng lên 7 - 10 kg/con/ngày. * Ủ rơm tươi: Cách làm giống như trên, nhưng không cần nước vì là rơm tươi, tỷ lệ urê và rơm tươi là 4%. * Ủ rơm khô với Urê và rỉ mật đường: Tỷ lệ rơm, nước, rỉ mật đường, Urê: 100: 100: 4: 4. Cách ủ giống ủ rơm Urê, nhưng chú ý sao cho urê và rỉ mật đường tan đều trong nước. b. Rỉ mật đường: Là phụ phẩm của quá trình sản xuất đường từ mía. Chứa nhiều đường, vị ngọt là yếu tố gây ngon miệng, là chất kết dính tốt khi tạo thức ăn viên hay bánh dinh dưỡng, nó kích thích hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ và là nguồn cung cấp chất khóang. Rỉ mật có thể cho ăn từ 1 &ndash 2kg/con/ngày. 3. Thức ăn tinh: Bò ăn thức ăn tinh giúp tăng khả năng tiêu hóa thức ăn thô, bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết. Thức ăn tinh có hàm lượng dinh dưỡng cao nhiều đạm, đường, béo, khoáng, Vitamin, xơ thấp, tỷ tệ tiêu hóa cao. Thức ăn tinh chia làm nhiều loại: - Thức ăn tinh cung năng lượng: năng lượng cao, nhiều chất bột đường, đạm thấp hơn 20%. Gồm các loại ngũ cốc, sản phẩm ngũ cốc: bắp, cám, lúa mì,.. - Thức ăn cung đạm: có hàm lượng Protein cao hơn 20% như: hạt đậu, khô dầu, bột cá, bột thịt,&hellip Có thể dùng 1 loại nhưng tốt nhất nên kết hợp 2- 3 loại thức ăn, có điều kiện thì kết hợp thêm bột cá, bánh dầu,.. Cho ăn bột hoặc trộn vào rơm cỏ,&hellip Công thức phối hợp khẩu phần thức ăn tinh Số TT Nguyên liệu Bò dưới 6 tháng Bò trên 6 tháng và vỗ béo CT 1 CT2 CT 3 CT4 CT5 1 Bột khoai mì - - 70 85 65 2 Bột bắp 40 50 10 - 25 3 Cám gạo 20 15 - - - 4 Bột đậu nành 32 - - - 5 Bánh dầu đậu phụng 20 7 10 5 6 Bột cá 5 12 3 7 Rỉ mật - - 5 8 U rê - - 3 3 3 9 Premix 2 2 - - 10 Bột xương (sò) 1 1 1 1 1 11 Muối - - 1 1 1 Tổng 100 100 100 100 100 Trên thị trường có bán nhiều loại thức ăn tinh trộn sẵn của các hãng sản xuất thức ăn gia súc như An Phú, Con Cò,... 4. Sử dụng đá liếm: Bò thường thiếu hụt chất khoáng, vì vậy cần bổ sung các loại khoáng đa lượng, vi lượng bằng đá liếm. Có thể bổ sung cho các đối tượng bò nhưng tốt nhất là bò con, bò sinh sản, bò thịt, bò vỗ béo. Nhờ đó giúp bò tăng khả năng tiêu hóa chất xơ và cung cấp một số chất cần thiết, đề phòng một số bệnh sinh sản, bại liệt sau khi đẻ, còi xương,.... Công thức chế biến bánh dinh dưỡng (đá liếm) Số TT Nguyên liệu Công thức 1 2 3 4 1 Rỉ mật, mật mía 40 - 45% 52% 31 35 2 Urê 10 3 10 10 3 Muối ăn NaCl 5 2 5 5 4 Vôi bột 3 8 5 10 5 Xi măng 5 - 2 - 6 Cám gạo 10 - 20 39 7 Bột khoai mì - 26 - 8 Bột bã mía 27 - 30 14 - 9 Bột dây đậu phụng khô 20 - 10 Premix khoáng - 1 1 1 Cộng 100% 100% 100% 100% PHẦN IV: KỸ THUẬT NUÔI I. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG BÒ MẸ 1. Chăm sóc nuôi dưỡng bò cái có chửa: Sau khi phối giống 21 ngày, nếu không có biểu hiện động dục trở lại thì có thể xác định bò cái đã có thai. Bò cái có chữa cần được cho ăn uống đầy đủ, mỗi ngày 30 - 35 kg cỏ xanh, 2 kg rơm ủ u rê, 1 kg thức ăn tinh (hoặc 2 &ndash 2,5 kg cám gạo), 40 - 60 gam muối, bột xương, bột sò. Không bắt bò làm việc nặng, tránh xô đẩy, đánh đuổi bò trong các tháng chửa thứ 3, 7, 8 và 9. Chuồng trại cần khô, sạch, thoáng mát, nền phẳng, thoát nước nhưng không trơn trợt. Vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai không nuôi bò quá mập để việc sinh sản dễ hơn. Trước khi đẻ 2 &ndash 4 tuần nên bổ sung thêm vitamin A,D,E,... giúp bò mẹ khỏe hơn và sinh sản tốt hơn. 2. Chăm sóc nuôi dưỡng bò đẻ, bê con: a. Đỡ đẻ bò: Thời gian mang thai của bò là 280 ngày, cần ghi lại ngày phối giống để dự đoán ngày sinh. Cần chuẩn bị chỗ đẻ, các dụng cụ như cồn sát trùng, kéo cắt, bông băng, dây cột,... khi bò có dấu hiệu chuyển dạ. Trong trường hợp bò đẻ bình thường, không cần can thiệp chỉ cần hỗ trợ cho bò cái dùng tay kéo nhẹ thai ra. Bò mẹ đẻ liếm và chăm sóc con, rốn tự đứt. Khi bò đẻ sẽ vỡ ối, ta có thể hứng lấy nước ối, thêm ít muối và nước ấm cho bò mẹ uống để kích thích bò đẻ nhanh hơn. Bò yếu người chăn nuôi phải can thiệp vào, dùng khăn lau sạch và khô, dùng tay móc nhớt trong mũi, mồm bê giúp bê thở sau đó để bò mẹ tự liếm con. Dùng chỉ cột rốn cách thành bụng 5 &ndash 7 cm, dùng kéo cắt ngang và sát trùng bằng cồn Iôt 5%. Bóc móng để bê con đỡ trơn trợt khi mới tập đi. Cân bê, vệ sinh phần sau và phần vú bò mẹ. Cho bê bú sữa đầu ngay, giá trị dinh dưỡng sữa đầu rất cao để bê chống được lạnh và nhận được nhiều kháng thể mẹ truyền sang. Trường hợp đẻ khó phải gọi thú y đến can thiệp kịp thời. b. Chăm sóc bò đẻ: Sau khi đẻ xong cần cho bò mẹ uống nước cám hoặc cháo pha ít muối và quan sát nhau có ra không. Có thể bổ sung thêm vitamin A,D,E,... giúp bò mẹ nhanh phục hồi và cho sữa nhiều hơn. Những ngày đầu sau khi đẻ, cho bò mẹ ăn cháo (0,5 - 1 kg thức ăn tinh/con/ngày và 30 - 40 gam muối ăn), có đủ cỏ non, xanh tại chuồng. Những ngày sau, trong suốt thời gian nuôi con, một ngày cần cho bò mẹ ăn 30 kg cỏ tươi, 2 - 3 kg rơm ủ, 1 - 2 kg thức ăn hỗn hợp hoặc 2 &ndash 3 kg cám gạo) để bò mẹ phục hồi cơ thể, nhanh động dục trở lại để phối giống sớm. c. Chăm sóc bê: Từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi, nuôi tại nhà, cạnh mẹ, luôn giữ ấm cho bê, chỗ bê nằm khô sạch, và tránh gió lùa. Trong tuần đầu nên bổ sung thêm vitamin A,D,E,... Tập cho bê ăn cỏ non phơi tái, nên pha một ít nước miếng của bò mẹ để khi bê ăn cỏ sẽ nhanh phát triển hệ vi sinh vật dạ cỏ giúp sự tiêu hoá chất xơ được sớm hơn. Trên 1 tháng tuổi, chăn thả theo mẹ ở gần bãi chuồng, tập cho bê ăn thức ăn tinh. Bê từ 3 - 6 tháng tuổi: cho ăn 5 - 10 kg cỏ tươi 0,2 kg thức ăn hỗn hợp (không có urê). Cai sữa bê lúc 6 tháng tuổi. Bê từ 6 - 12 tháng tuổi: chăn thả là chính, mỗi ngày cho bê ăn 15 - 20 kg cỏ tươi, cho ăn thêm ngọn mía, cây bắp non, củ, quả, 0,2 - 0,4 kg rỉ mật đường (nếu có), có điều kiện thì cho ăn 0,3 kg thức ăn tinh, 1 &ndash 2 k g rơm ủ urê. Xỏ mũi cho bê lúc 6 &ndash 8 tháng tuổi. Tắm chải cho bê hàng ngày và cho uống nước đầy đủ. Bê từ 12 - 21 tháng tuổi: Ngoài việc chăn thả là chính, cần cho bê ăn cỏ (20 &ndash 40 kg/con/ngày), rơm, ngọn mía, cây bắp non, củ, quả,... và có thể cám gạo 1 &ndash 2 kg/con/ngày. Đối với bò cái tơ cần đạt trọng lượng 200 kg trở lên mới cho phối giống. Bò dùng làm cày kéo nên tập lúc 14 tháng tuổi trở đi và thiến lúc trên 18 tháng. Sau khi cày kéo cho bò ăn một ít thức ăn tinh, khi bò làm việc nhiều có thể bổ sung vitamin A,D,E,... II. NUÔI BÒ VỖ BÉO: 1. Đối với bê nuôi giết thịt: Tuổi thích hợp là 18 - 24 tháng tuổi. Tiến hành vỗ béo bê từ 3 tháng trước khi xuất chuồng. Thời gian vỗ béo bắt đầu lúc 22 tháng tuổi. Đối với bê nuôi vỗ béo, để đạt 220 - 240 kg hơi lúc 24 tháng tuổi, cần cho bê ăn 15 - 25 kg cỏ tươi, cây bắp non, ngọn mía tươi và rỉ mật (nếu có) với 3 - 4 kg thức ăn tinh hỗn hợp 14% đạm/ ngày. Ăn liên tục trong 60 ngày trước khi xuất bán (tăng trọng 0,8 - 0,9 kg/con/ngày). 2. Đối với bò gầy yếu: Bò già loại thải cần vỗ béo trước khi giết mổ bằng 3 - 4 kg thức ăn tinh hỗn hợp, 2 - 4 kg rơm ủ urê, 20 - 30 kg cỏ tươi, ngọn mía..../ngày Cho bò, bê uống nước sạch thoả mãn trong những ngày vỗ béo đồng thời phòng trị kí sinh trùng cho bò bê để mức tăng trọng đạt trung bình 0,7 - 0,8 kg/con/ngày). 3. Quy trình vỗ béo bò thịt: Chọn bò dùng vỗ béo là bò già, bò loại thải bò gầy yếu nhưng có bộ khung cơ thể càng lớn càng tốt. Tẩy giun, sán và ngoại kí sinh trùng trước khi vỗ béo. Phối hợp thức ăn tinh có năng lượng và đạm cao cung cấp cho bò, chăn thả gần chuồng hoặc nuôi nhốt để hạn chế tiêu hao năng lượng và tích lũy mỡ. Thực hiện chế độ ăn tự do đối với bò già, bò gầy, lượng thức ăn tinh hỗn hợp tăng dần lên hàng ngày nhưng không được quá 4 kg/con/ngày. Chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Thời gian vỗ béo từ 2 - 3 tháng tùy theo từng cá thể, tùy theo yêu cầu vỗ béo. Trong điều kiện chăn nuôi gia đình có 2 cách vỗ béo thích hợp là: - Vỗ béo bằng chăn thả: Chăn thả trâu bò trên bãi chăn 8 &ndash 10 giờ mỗi ngày để tận dụng cỏ tươi mà không tốn công thu cắt và vận chuyển về chuồng. Ban đêm bổ sung thêm thức ăn tinh và muối ăn. Cách vỗ béo này áp dụng cho những nơi có đồng bãi chăn thả rộng và năng suất cỏ tương đối khá, bảo đảm cho trâu bò mỗi ngày thu lượm được 20 &ndash25 kg cỏ. - Vỗ béo bằng hình thức nuôi nhốt tại chuồng theo phương pháp chăn nuôi thâm canh: Áp dụng cho những nơi ít bãi chăn, mùa khô. Bò được cung cấp thức ăn hoàn toàn tại chuồng nuôi. Dù áp dụng phương thức vỗ béo nào và với đối tượng bò nào, việc đảm bảo đủ nước uống cho trâu bò là rất cần thiết, đặc biệt là vào mùa khô hanh. Luôn luôn phải bảo đảm cho trâu bò có nước uống sạch sẽ và cho uống không hạn chế. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và dẫn đến giảm khối lượng cơ thể. V. NUÔI DƯỠNG BÒ ĐỰC GIỐNG: Bò đực 2 năm tuổi mới được đưa vào sử dụng, 1 con đực phụ trách phối từ 30 &ndash 35 bò cái sinh sản. thời gian sử dụng từ 8 &ndash 10 năm, không dùng cho cày kéo nặng. Nên cho bò đực ăn nhiều thức ăn xanh và khoảng 1 &ndash 2 kg thức ăn tinh mỗi ngày. Cần thay đổi đực giống sau 1 thời gian sử dụng tránh để hiện tượng đồng huyết. Về quản lý: Thái độ người nuôi bò đực giống phải ôn hòa, bình tĩnh không nên đánh đập thú vì tránh hiện tượng làm thú hung dữ. Từ 6 &ndash 8 tháng nên xỏ mũi. Tập cho bò làm quen với việc phối giống ở 20 &ndash 25 tháng tuổi, thời kỳ đầu cho phối 1 lần/tuần và sau đó tăng lên 4 lần/tuần. Không nên cho bò làm việc nhiều để có thể sử dụng lâu dài. Tránh để bò đực giống quá mập vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Cần chủng ngừa và kiểm tra các bệnh truyền nhiễm theo định kỳ. PHẦN V: MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở BÒ THỊT. * Những dấu hiệu chỉ ra tình trạng bò bị bệnh: - Thể trạng gầy ốm. Những bò có vấn đề về sức khỏe thì gầy ốm. Tuy nhiên một con bò cao sản vừa sanh bê giảm trọng lượng thành gầy là điều bình thường. - Tư thế đi đứng của con vật có thể không bình thường vì bị đau chỗ nào đó trong cơ thể, rõ ràng nhất là khi bị đau móng. Trong trường hợp này ta thấy bò đi khập khiễng. - Mắt con vật cũng có thể cho ta một biểu hiện về tình trạng sức khỏe. Vật yếu thì ánh mắt không sống động - Da của con vật khỏe mạnh thì mềm mại dễ kéo lên. Bộ lông phải mượt và bóng. Trong trường hợp thiếu máu, nhiễm ký sinh trùng, thiếu vitamin lông trở nên thô, khô và không bóng. - Niêm mạc ở mắt, mũi, âm hộ phải có màu hồng đến đỏ và phải ẩm. Khi con vật bệnh thì các niêm mạc này trở nên quá đỏ hoặc quá nhạt. - Vật khỏe thì ăn ngon miệng và ham ăn. Phân và nước tiểu thải ra theo luật thường và phân có độ chắc vừa phải. Khi ta không nhìn thấy bò nhai lại, khi bò nằm nghỉ điều đó là dấu hiệu của sự xáo trộn tiêu hóa. - Con vật khỏe mạnh thì nhịp thở theo luật thường. trong trường hợp náo động, lo âu, sốt, lao động nặng, mệt mỏi, nhiệt độ môi trường cao thì tần số hô hấp tăng lên. Nhịp thở bình thường của bò mùa nóng từ 30-70 lần/phút, ở bê khoảng 100 lần/phút. - Nhịp tim của bê khoảng 100lần/phút và bò khoảng 60 - 70 lần/phút. Khi sốt, lao động nặng, xáo động làm nhịp đập tăng lên. - Thân nhiệt trung bình của bò: 38.0 - 39.50C bê 39,5 - 400C những con vật có thân nhiệt cao hơn giới hạn bình thường gọi là sốt. Những con vật khỏe cũng có sự tăng nhiệt độ cơ thể ví dụ như sau khi lao động nặng, bị stress nặng hoặc đứng dưới nắng trong ngày nắng. Thân nhiệt được đo bằng cách đặt nhiệt kế vào trực tràng trong vài phút. - Khi con vật ốm, sản lượng sữa giảm. Giảm nhiều hay ít còn phụ thuộc vào loại bệnh. * Nguyên nhân gây bệnh: Mỗi con vật đều được sống trong một môi trường mà môi trường đó có thể thích hợp hoặc bất lợi đối với chúng. Cơ thể con vật có những phương tiện để kháng lại các sinh vật gây ra bệnh. Mức độ đề kháng của cơ thể phụ thuộc vào yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. Nếu các yếu tố môi trường bất lợi thì mức độ của con vật chống lại các tác nhân gây bệnh giảm đi và do vậy cơ hội bị bệnh tăng lên. Những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sức khoẻ bò: - Thiếu không khí trong lành, thiếu thức ăn, nước uống. Trong một số trường hợp bê bị ỉa chảy chết thường do mất nước. - Trường hợp cơ thể phải làm việc quá nặng nhọc trong một thời gian dài. - Những yếu tố khí hậu bất lợi như: nhiệt độ, mưa, gió, áp suất không khí và tia phóng xạ. Nhiệt độ cao có thể dẫn đến làm tăng thân nhiệt. Con vật có thể nhiễm lạnh khi bị lạnh đột ngột một phần cơ thể. Điều này có thể dẫn đến ỉa chảy hoặc viêm phổi. - Ăn phải những chất gây độc có thể làm rối loạn các hoạt động trong cơ thể và thậm chí có thể dẫn đến chết. - Nhiễm bệnh nguy hiểm do vi khuẩn gây ra. * Lợi ích của việc chích ngừa vaccin cho bò: Chích ngừa là biện pháp chủ động ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm trên trâu bò. Khác với bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm là do virus, vi khuẩn gây ra. Bệnh có tính lây lan mạnh và gây nên các triệu chứng, bệnh tích giống nhau ở cùng một loài gia súc. Chích ngừa là biện pháp phòng bệnh chủ động. Người ta đưa vào cơ thể mầm bệnh đã chết hoặc đã được làm cho yếu đi làm cho cơ thể sản xuất ra kháng thể nhằm chống lại mầm bệnh đó. Chích ngừa là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu và rẻ tiền nhất. Chúng ta cần phải chích ngừa cho gia súc một cách triệt để và theo định kỳ để bảo vệ đàn gia súc theo quy định của cơ quan thú y khu vực. Ở trâu bò vaccin được đưa vào bằng cách tiêm. Sau khi vaccin được tiêm vào, con vật cần thời gian tạo ra miễn dịch (1- 2 tuần). Miễn dịch này được duy trì từ một tháng đến vài năm phụ thuộc vào sự đề kháng mà vaccin đưa vào và loại vaccin sử dụng. Tuy nhiên không phải tất cả các bệnh truyền nhiễm đều có thể kiểm soát bằng vaccin, vaccin thường chỉ áp dụng để chống lại một số bệnh nguy hiểm (thí dụ bệnh FMD, tụ huyết trùng, lao..). * Tại sao bò đã chích ngừa mà vẫn bị bệnh: Chúng ta có thể hiểu vấn đề này trên các cơ sở như sau: - Thông thường có 90% số gia súc được chích ngừa là có đáp ứng miễn dịch (có kháng thể chống lại bệnh), 10% còn lại vẫn còn nguy cơ bị bệnh. - Trong khoảng 14-21 ngày sau khi chích ngừa hoặc giai đoạn vaccin hết hiệu lực thì bò có thể phát bệnh. - Chích ngừa bệnh này nhưng bị bệnh khác. - Khi gia súc đang mang mầm bệnh (thời kỳ nung bệnh), nếu đưa vaccin vào có thể làm cho bệnh bùng phát nhanh hơn. Chính vì thế mà tại những ổ dịch người ta có thể sử dụng vaccin để dập dịch nhằm phát hiện những con mang mầm bệnh một cách sớm nhất và hạn chế lây lan mầm bệnh. Ngoài ra con đường cấp vaccin vào cơ thể, tuổi của thú, chất lượng và việc bảo quản vaccin trước khi sử dụng, chăm sóc nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả tạo miễn dịch của vaccin. * Những trường hợp nào thì không nên chích ngừa: Thông thường những trường hợp sau đây thì không nên chích ngừa: - Bò chửa ở các tháng thai thứ 1,2 và 8,9. - Bê con dưới 4 tháng tuổi. - Bò bị nhiễm kí sinh trùng nặng hoặc suy dinh dưỡng nặng. - Bò bị bệnh đang điều trị (ngoại trừ ổ dịch). Thông thường các nhà bào chế ra vaccin đều có chỉ định là nên dùng cho đối tượng gia súc nào và không nên dùng cho đối tượng gia súc nào trên nhãn của sản phẩm. Cách tốt nhất là bà con nên đọc kỹ trước khi sử dụng. I. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG: 1. Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh. 2. Triệu chứng: Sốt cao 40,5 - 41,5oC, giảm ăn hoặc đột ngột bỏ ăn, mắt đỏ, chảy nước mũi, nước bọt, sưng hầu, khó thở, phân táo bón, nước tiểu vàng, bụng có thể chướng hơi, ngừng nhai lại. Bệnh cấp tính thú chết rất nhanh. 3. Điều trị: Streptomycine 15 &ndash 20 mg/ kg trọng lượng (P) (tiêm bắp), liên tục 3 - 5 ngày hoặc Tetracycline 10 mg/ kg P/ngày, liên tục 3 - 5 ngày hoặc Ampiciline 10 mg/ kg P. Kết hợp với thuốc trợ sức như: Cafein 1 &ndash 2 g/ngày, vitamin C 15 &ndash 20 ml/ngày, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. 4. Phòng bệnh: Tiêm vaccin tụ huyết trùng cho bò, bê khoẻ mạnh, liều 2ml/con, sau 14 ngày có miễn dịch, thời gian miễn dịch 9 tháng. Tiêm cho bê 5 - 6 tháng tuổi, bò trước phối giống 15 - 30 ngày. Chú ý: Vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại, tắm rửa cho bò. Định kỳ tẩy uế và tiêu độc chuồng trại. II. BỆNH SẨY THAI 1. Nguyên nhân: Do vi trùng sẩy thai truyền nhiễm (Brucella abortus), hoặc nhiễm xoắn trùng (Leptospira), nhiễm vivus dịch tả heo, &hellip - Do ký sinh trùng như: Tiêm mao trùng, Lê dạng trùng, &hellip - Do các yếu tố cơ học: Bò bị trượt, té, đụng nhau, vận chuyển. - Do dinh dưỡng: Thức ăn không đảm bảo về số và chất lượng dẫn đến rối loạn trao đổi chất. Thông thường do thiếu đạm,khoáng: Ca, P, Mn, Fe, I và vitamin A, D, E, &hellip - Do thức ăn bị nhiễm nấm, mốc - Do thuốc: Khi bò có chửa dùng thuốc để điều trị có nhóm Corticoit như: Prednisolone, Hydrocortisone, hoặc thuốc Oxytocine, Pilocarpine, Dipterex, Levamysone, &hellip 2. Triệu chứng: Gần đến ngày đẻ, bò đau bụng, đi lại nhiều, chảy nước dịch nhờn trắng đục, có máu, bê đẻ ra yếu, hoặc chết. 3. Phòng bệnh: Khám thai sau 3 tháng có mang, để có chế độ nuôi dưỡng thích hợp đồng thời bổ sung thêm các chất khoáng và các loại vitamin thường thiếu trong thức ăn và cho bò tắm nắng sáng. Khi bò động thai cần tiêm bắp thuốc Progesterol liều 75 &ndash 125 mg/con/ngày, 3 - 5 ngày liên tục. Lưu ý Cách ly bò bệnh. III. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (FMD) 1. Nguyên nhân: Bệnh do một loại siêu vi trùng gây nên. Các loại thú như: trâu, bò, dê, ngựa, heo đều có thể mắc bệnh. Tốc độ lây lan rất nhanh, nên khi một nơi có thú phát bệnh thì sẽ phát thành dịch. 2. Triệu chứng: Sốt cao 40 - 41oC, miệng mũi khô, bỏ ăn, nằm ủ rũ, dáng lờ đờ, bò bỏ ăn, ngừng nhai lại, lượng sữa giảm nhanh, xuất hiện các mụn nước ở giềng mũi, khóe miệng, môi, kẽ móng, bầu vú, và vỡ ra tạo các vết loét màu đỏ tươi, bò rất khó ăn uống do đau miệng, đi lại khó khăn, bàn chân sưng lên, móng bong ra, con vật nằm yên một chỗ. Diễn biến bệnh từ 10 - 20 ngày. 3. Phòng bệnh: Tiêm vaccin cho bò khoẻ mạnh, bò cái mang thai ở tháng thứ 7, bê trên 6 tháng tuổi. Vaccin có thời gian miễn dịch cho bò sau khi tiêm là 8 - 12 tháng, và liều tiêm 2 ml/con 4. Điều trị: Cách ly bò bệnh. Những con mới mắc bệnh dùng một số chất chua như: khế, chanh, dấm trộn với muối chà vào miệng lưỡi, dùng nước muối rửa sạch kẽ chân, lau khô, bôi lên các vết loét ở chân bột phèn chua với dầu hôi hoặc acid boric. Có thể tiêm kháng sinh chống phụ nhiễm. Nhốt bò nơi khô ráo, cho ăn cỏ non, cháo bắp, uống nước sạch. Không vận chuyển gia súc ra vào hoặc đi qua vùng có dịch. Khi phát hiện có dịch phải báo ngay với ngành thú y gần nhất đến kiểm tra xác minh, khoanh vùng có dịch, cách ly những con mắc bệnh để xử lý, tiến hành tiêm phòng toàn đàn bằng vaccin lở mồm long móng. IV. BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ 1. Nguyên nhân: Do giun đũa sống ký sinh trong ruột gây ra. 2. Triệu chứng: Bê nghé từ 15 - 90 ngày tuổi thường mắc bệnh: đi phân sống, xù lông, chậm lớn, lưng cong, bụng to, dáng đi lờ đờ, hay đau bụng, đi phân khi lỏng khi đặc. 3. Điều trị: Dùng Piperazin, uống 2 g/10 kg thể trọng, chỉ dùng 1 lần. Hoặc Levamisol 10% tiêm bắp 5 ml/100 kg thể trọng, cũng tiêm 1 lần. 4. Phòng bệnh: Khi bê nghé mới sinh nhốt trong chuồng khô ráo, sạch sẽ,bú sữa mẹ, uống nước sạch, hạn chế chăn thả ngoài đồng cỏ. V. BỆNH SÁN LÁ GAN 1. Nguyên nhân: Do sán lá ký sinh ở gan có tên là Fasciola gigantica và F. hepatica. Sán non ký sinh trong tế bào gan. Sán trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật, túi mật. Ký chủ trung gian chính là ốc Lymnaca sống ở ao, hồ đầm lầy. 2. Triệu chứng: Tiêu chảy, gầy yếu, thiếu máu, lông da khô, giảm sản lượng sữa cả về số và chất lượng, bệnh lâu ngày thú bị phù thủng ở phần thấp của cơ thể, hoàng đản (vàng da). 3. Điều trị: Có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau: Dovenix (nitroxynil), liều 12 &ndash 15 mg/ kgP, uống 1,5 ml/30 kgP, tiêm dưới da, chỉ dùng một lần, Bò đang mang thai và cho sữa vẫn dùng được. Triclabendazol (fasinex), liều 10mg/ kgP, tiêm Albendazol liều 7,5mg/ kgP, uống Fasciolid, liều 0,4ml/10 kgP, tiêm 1 lần dưới da cổ Dertine &ndash B, liều 1 viên/50 kgP, uống chỉ 1 lần, không được quá 12 viên/con. 4. Phòng bệnh: - Đối với thú: nơi có bệnh nên định kỳ dùng thuốc xổ 3 tháng/lần, khi nhập gia súc nên kiểm tra phân. - Đối với môi trường: Phân: tập trung đem ủ trên đồng cỏ: luân phiên chăn thả, cắt cỏ phơi khô diệt ốc. IV. BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU 1. Nguyên nhân: Do nhiều loại ký sinh trùng gây ra, đặc biệt có 4 loại thường gặp là: Trypanosomiasis, Babesiasis, Theilesiasis, Anaplasmosis. Vật trung gian gây bệnh là ve, ruồi, mòng. 2. Triệu chứng: Bò sốt cao và gián đoạn, bỏ ăn, tiêu chảy phân hôi thối, cơ thể suy nhược dần, gầy, nước tiểu đỏ hồng, thiếu máu, hoàng đản, niêm mạc tái, da tái rồi chết. 3. Điều trị: Có thể dùng các loại thuốc sau: Naganon: Liều 0,1 &ndash 0,15 mg/ kgP tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, tiêm 2 ngày liên tục nghỉ 1 ngày, tiêm lại vào ngày thứ ba. Tổng lượng thuốc cho mỗi đợt điều trị là 9 &ndash 12 g. Liều phòng: bằng1/2 liều trị. Heamospiridin: liều 0,3 mg/ kgP, pha thành dung dịch 10% tiêm bắp. Liều phòng: bằng 1/2 liều trị Trypamidium: liều 0,15 &ndash 0,2 mg/ kgP, pha thành dung dịch 10% tiêm bắp. Hoặc uống: 1 g Trypamidium + 25 ml nước cất/1 bò. Kết hợp tiêm thuốc trợ lực, trợ sức. Liều phòng: bằng 1/2 liều trị 4. Phòng bệnh: Diệt côn trùng hút máu: ve, mòng &hellip trên thân thể bò và trên đồng cỏ. Cho bò ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Thả gia súc lúc trời có nắng. Kiểm ta thường xuyên, nhất là xuất nhập gia súc. VII. BỆNH VE Đây là một bệnh khá phổ biến ở bò, nhất là bò sữa nuôi chăn thả ngoài đồng. Tốc độ lây lan rất nhanh, khả năng sinh sản của ve rất lớn. 1. Tác hại của ve: Hút máu bò. Là vật chủ trung gian truyền một số bệnh ký sinh trùng đường máu như: Biên trùng, Lê dạng trùng, các bệnh truyền nhiễm. Nên diệt trừ ve ngay từ lúc mới xuất hiện vì khi để phát tán trên đồng cỏ diệt trừ chúng rất khó khăn và tốn kém. 2. Cách diệt trừ: Pha dung dịch Negunol 1,25 &ndash 2,5 g/lítnước + 0,5 muỗng xà phòng + 0,3 lít dầu ăn lắc và bôi đều. Hoặc Bayticol: liều dùng 10ml cho 15-20 lít nước để phun. Bắt ve, chải ve. Biện pháp sinh học: Dùng chim, động vật khác để ăn ve, nấm ký sinh trên ve. Định kỳ phun thuốc diệt ve: 1 tuần hay 1 tháng/lần. VIII. BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ 1. Nguyên nhân: Do ăn nhiều cỏ non đầu mùa mưa, thức ăn ôi chua, mốc, thối, thay đổi thức ăn đột ngột, ăn nhiều cây họ đậu.(Đặc biệt là cây non) hoặc do kế phát từ bệnh tụ huyết trùng, bệnh viêm phổi. 2. Triệu chứng: Bụng trái phình to, thú đứng không yên, không nhai lại. - Khó thở, niêm mạc tím tái do tim đập yếu. Nếu nặng phổi bị ép manh, bò không đứng được, nằm nghiêng thè lưỡi để thở, bốn chân bơi bơi, bí tiêu tiểu giãy giụa rồi chết. 3. Phòng trị: Cho thú đứng ngẩng cao hai chân trước Kích thích cho nôn: dùng tàu lá chuối đập dập, thấm muối đưa vào cuống họng để gây nôn. Hoặc dùng thuốc Pilocarpine 50 &ndash 100 ml tiêm dưới da (phải có chỉ dẫn của cán bộ thú y). Cho uống các thứ chống lên men như: nước dưa chua 0,5 - 1 lít, dấm ăn 200 - 400 ml, hoặc rượu 300 ml trộn với tỏi 200 g và 300 g gừng, 1 &ndash2 chai bia. Kết hợp dùng rơm, cỏ khô, hoặc muối rang bọc giẻ để xoa bóp vùng da cỏ. Khi các phương pháp trên không kết quả, thú càng bệnh nặng thì phải dùng Trocart đâm thẳng vào lõm hông trái (lưu ý cho thoát hơi ra từ từ để tránh bò bị sốc và chết). IX. BỆNH TIÊU CHẢY 1. Nguyên nhân: Do bò ăn nhiều cỏ non đầu mùa mưa, hoặc ăn phải thức ăn bị chua, mốc, thiu thối, hoặc thay đổi thức ăn đột ngột, nước uống bị nhiễm bẩn. Nếu là bê nghé có thể do bú sữa mẹ quá no hoặc do lượng muối (NaCl) trong thức ăn của bò chiếm trên 1%, bò sẽ tiêu chảy. 2. Điều trị: Cần xác định rõ nguyên nhân để áp dụng cách điều trị thích hợp. Có thể điều trị bằng một trong các bài thuốc sau: - Lấy lá ổi, trà rửa sạch, giã nát, bóp với nước rồi gạn bỏ bã cho bò uống. - Cho uống nước vôi trong, ngày 2 lần, mỗi lần 2 chén. - Cho uống Sulfaganidane 30 &ndash 40 viên, 2 lần/ngày. - Tiêm bắp Teramycine, liều 8 ml/100 kgP. - Tiêm dưới da Atropine, liều 8 mg/100 kgP, làm giảm nhu động ruột. Nên tiêm thuốc trợ sức: Vitamine C, Canxi, Gluconate, Bcomplex &hellip để bò mau hồi phục sức khỏe. Chú ý: Nếu bò tiêu chảy mà kèm theo sốt, bỏ ăn thì cần chẩn đoán kỹ để xác định bệnh ghép. Có thể lúc đầu chỉ là tiêu chảy, sau đó kế phát bệnh khác. TTKNKNBT
  • Hướng dẫn chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học trong nông hộ
    Hướng dẫn chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học trong nông hộ
    28/12/2009 08:38
    1. Yêu cầu về giống: - Giống phù hợp với nhu cầu thị trường, điều kiện chăn nuôi, phương thức nuôi và có nguồn gốc rõ ràng từ các đàn sinh sản khỏe mạnh, đã được tiêm phòng đầy đủ. - Chọn giống 1 ngày tuổi khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông mượt và có màu đặc trưng, không bị dị tật như: khèo chân, hở rốn, vẹo mỏ, nghẹo đầu,&hellip 2. Phương thức nuôi: Tuỳ theo điều kiện, nên đầu tư nuôi thâm canh và bán thâm canh, nếu nuôi qui mô nhỏ ở nông hộ cần phải có tường hoặc rào bao quanh để dễ kiểm soát. 2.1. Các phương thức nuôi nhốt trên khô: Nuôi nhốt trong vườn cây Yêu cầu vườn không quá dốc, có rào chắn, có chuồng để che mưa, nắng, có cây thân cứng cao trên 1m. Không nuôi trong vườn cây thân mềm. Nuôi nhốt trong chuồng có sân chơi Sân láng xi măng hoặc lát gạch, có rãnh thoát nước xung quanh để tiện cho việc rửa sân và vệ sinh dụng cụ. Diện tích sân gấp 2 &ndash 3 lần diện tích chuồng. Để máng ăn trong chuồng, máng uống ở ngoài sân, dưới tán cây hoặc mái che nắng. Nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng Trước cửa chuồng phải có hố sát trùng để sát trùng ủng, giày, dép của người và xe ra vào. Chuồng phải thông thoáng, có rãnh thoát nước, có hố chứa và xử lý nước thải. Máng uống đặt ở vị trí thoát nước nhanh để tránh làm ướt và ô nhiễm chuồng. 2.2. Nuôi nhốt trong ao hồ - Không thả tự do mà chỉ được quây nhốt thuỷ cầm trên ao, hồ. - Làm chuồng nền trên bờ ao hoặc làm chuồng sàn trên mặt ao. Kè bờ ao bằng bê tông hoặc phải ngăn bằng phên hay lưới cách bờ 1m. - Diện tích mặt nước cho mỗi con là 4 &ndash 5m2. - Định kỳ thay tháo nước và xử lý bằng các chất sát trùng trước khi thải ra môi trường. 3. Yêu cầu về chuồng trại và trang thiết bị: - Làm chuồng tách biệt với nhà ở và khu dân cư đảm bảo cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông có hố sát trùng, hệ thống thoát nước và hố ga để xử lý nước thải. - Có đầy đủ trang thiết bị ph5c vụ cho công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. - Có máng ăn, máng uống, dụng cụ sưởi ấm và ổ đẻ. - Nhu cầu về diện tích chuồng của thuỷ cầm như sau (con/m2) Tuổi Nuôi nhốt trên khô Nuôi nhốt trong ao Nhốt trong chuồng Chuồng có sân chơi Chuồng + vườn cây Tuần 1 30 &ndash 35 30 &ndash 35 30 &ndash 35 30 &ndash 35 Tuần 2 &ndash 4 10 &ndash 15 15 &ndash 20 15 &ndash 20 15 &ndash 20 Tuần 5 &ndash 8 5 &ndash 6 6 &ndash 8 8 &ndash 10 8 &ndash 10 Hậu bị 3 4 &ndash 5 5 &ndash 6 5 &ndash 6 Sinh sản 3 4 4 4 4. Yêu cầu về thức ăn, nước uống: - Cho ăn đủ số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn quy định đối với từng giống ở từng giai đoạn nuôi. - Cho uống đủ nước sạch, không quá nóng hoặc quá lạnh. 5. Yêu cầu chăm sóc: - Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật cho từng giống. - Thuỷ cầm mới nhập về phải nuôi cách ly từ 10 đến 20 ngày. - Trong cùng dãy chuồng, chỉ nuôi một loại thuỷ cầm, nếu phải nuôi 2 lứa, chỉ nên cách nhau không quá 1 tuần tuổi. - Đối với thuỷ cầm con dưới 21 ngày tuổi, cần giữ ẩm thật tốt, nhất là ở tuần tuổi đầu tiên. - Kiểm tra sức khỏe đàn thủy cầm hàng ngày, loại những con ốm yếu. 6. Yêu cầu về vệ sinh thú y: 6.1. Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi: - Trước khi nuôi, phải vệ sinh tiêu độc chuồng trại và dụng cụ, như: phát quang xung quanh chuồng, cọ rửa, quét vôi, rắc vôi bột, xông sát trùng, phun sát trùng&hellip - Trong khi nuôi, hạn chế người ra vào và không để thuỷ cầm tiếp xúc với các động vật khác phun thuốc sát trùng trong và xung quanh chuồng từ 1 đến 2 lần/tuần cọ rửa và phơi khô dụng cụ sau mỗi lần sử dụng. - Sau mỗi đợt nuôi, bỏ trống chuồng 15 ngày trở lên để vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ dụng cụ, chuồng nuôi và khu vực xung quanh. 6.2. Vệ sinh chất độn chuồng, phân và nước thải: - Dùng trấu, phơi bào,&hellip phơi khô, phun thuốc sát trùng và ủ lại trong 1 ngày, sau đó dàn mỏng ra cho bay hết hơi thuốc rồi đem làm độn chuồng. - Gom phân thành đống, trộn với vôi bột tại một khu vực riêng để ủ, rồi mới sử dụng làm phân bón. - Xử lý nước thải bằng chất sát trùng tại hố ga trước khi thải ra môi trường. 6.3. Vệ sinh thức ăn, nước uống: - Không cho thuỷ cầm ăn thức ăn ôi, mốc, nhiễm khuẩn hoặc có độc tố, chất cấm hoặc hàm lượng muối cao. Nên bổ sung chế phẩm EM vào thức ăn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Khử trùng nước uống bằng cách sử dụng 5g thuốc tím hoặc 10g cloramin/10 lít nước hay sử dụng dung dịch hoặc hoá điện hoá. 6.4. Xử lý xác thuỷ cầm chết: - Xử lý xác thuỷ cầm chết bằng cách chôn hoặc đốt theo quy định của thú y. - Bao vây, khống chế, tiêu huỷ khi phát hiện thuỷ cầm mắc bệnh nguy hiểm. 6.5. Vệ sinh trứng: - Khi thu nhặt trứng, chọn những trứng bẩn để riêng, sau đó đem rửa bằng nước có pha thuốc sát trùng rồi cho vào buồng kín để xông sát trùng cùng với trứng sạch trong 15 phút. Cứ 1m3 buồng xông sử dụng 15g thuốc tím + 35ml phoóc môn. 6.6. Vệ sinh cơ sở ấp Chọn trứng ấp từ những đàn giống khỏe mạnh. Trong quá trình ấp, định kỳ xông sát trùng trứng trong máy ấp nhưng không được xông trong 72 giờ ấp đầu tiên và kể từ lúc trứng mổ vỏ trở về sau. Sau mỗi đợt ấp nở phải vệ sinh, sát trùng máy, dụng cụ và chất thải. 7. Lịch tiêm phòng: Đối với vịt Ngày tuổi Các loại thuốc và vắc xin 1 &ndash 3 Bổ sung Vitamin B-complex, ADE 7 &ndash 10 Vắcxin viêm gan siêu vi trùng lần 1 Vắcxin dịch tả vịt lần 1 15 &ndash 18 Vắcxin H5N1 lấn 1 28 &ndash 46 Vắcxin H5N1 lấn 2 56 &ndash 60 Vắcxin dịch tả vịt lần 2 Vắcxin viêm gan siêu vi trùng lần 2 135 &ndash 180 Vắcxin dịch tả vịt lần 3 Vắcxin viêm gan siêu vi trùng lần 3 180 &ndash 200 Vắcxin H5N1 lần 3 Đẻ 4 &ndash 5 tháng Vắcxin H5N1 lần 4 Đẻ 5 &ndash 6 tháng Vắcxin dịch tả vịt lần 4 Vắcxin viêm gan siêu vi trùng lần 4 Đối với ngang (vịt xiêm) Ngày tuổi Các loại thuốc và vắcxin 1 &ndash 3 Bổ sung Vitamin B-complex, ADE 7 &ndash 10 Vắcxin viêm gan siêu vi trùng lần 1 15 &ndash 18 Vắcxin dịch tả vịt lần 1 18 &ndash 25 Vắcxin H5N9 lần 1 56 &ndash 60 Vắcxin dịch tả vịt lần 2 Vắcxin H5N9 lần 2 Vắcxin viêm gan siêu vi trùng lần 2 135 &ndash 180 Vắcxin dịch tả vịt lần 3 Vắcxin viêm gan siêu vi trùng lần 3 180 &ndash 200 Vắcxin H5N9 lần 3 Đẻ 4 &ndash 5 tháng Vắcxin H5N9 lần 4 Đẻ 5 &ndash 6 tháng Vắcxin dịch tả vịt lần 4 Vắcxin viêm gan siêu vi trùng lần 4
  • Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao
    Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao
    28/12/2009 08:32
    I. Bò đực chuyên thịt cao sản : 1. Bò đực Limudin (Limousine) Là giống bò của Pháp. Nhiều nước đã nhập giống bò này. Việt nam nhập từ Cuba để lai tạo với đàn bò cái lai Zêbu (lai Sind, lai Sahivan, lai Braman) tạo ra đàn bò thịt chất lượng cao. Bò thuần lông màu đỏ sẫm. Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 1000 - 1300kg, bê 6 &ndash 12 tháng tuổi tăng trọng 1300 &ndash 1400g/ngày. Bê đực nuôi tốt giết thịt lúc 14 &ndash 16 tháng tuổi, tỉ lệ thịt xẻ đạt 68 &ndash 71%. 2. Bò đực Cờrimudin (Crimousine) Giống bò đực Cờrimudin được tạo ra và nuôi nhiều ở Châu Mỹ La tinh. Việt Nam đã nhập từ Cuba giống bò này. Bò thuần lông màu nâu nhạt. Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 1000 - 1200kg, bê 6 &ndash 12 tháng tuổi tăng trọng 1100g/ngày, tỉ lệ thịt xẻ 60 &ndash 61%. 3. Bò đực Xarôle (Charolaise). Là giống bò của Pháp. Nhiều nước đã nhập giống bò này, Việt Nam đã nhập từ Cuba để tạo đàn bò hướng thịt chất lượng cao. Bò có lông màu trắng ánh kem. Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 1000 - 1400kg. Bê 6 tháng tuổi có thể tăng trọng 1450 &ndash 1550g/ngày. giết thịt bê đực lúc 14 &ndash 16 tháng tuổi tỉ lệ thịt xẻ đạt 65 &ndash 69%. Công ty Kỹ thuật Truyền giống Gia súc Trung ương (VINALICA) đã và đang sản xuất tinh đông lạnh của các bò đực giống Xarôle, Limudin và Cờrimudin. II. Chọn bò cái nền (để tạo bò lai hướng thịt chất lượng cao): 1. Chọn bò cái lai Zêbu (lai Sind, lai Sahiwan, lai Braman). Khi trưởng thành bò cái có khối lượng 220-250 kg trở lên, bò khỏe mạnh. Lúc bò động dục, cho phối giống với tinh đông lạnh của một trong ba giống bò đực đã giới thiệu ở trên. 2. Những cặp bò lai nhiều triển vọng: - Đực Limudin lai với bò cái lai Zêbu (lai Sind, lai Sahiwan, lai Braman...). Tính trạng sản xuất: khối lượng sơ sinh 20,5kg, 12 tháng 139 kg, 24 tháng 265 kg. Tăng trọng 490g/ngày. Tỉ lệ thịt xẻ 50 &ndash 51%. - Đực Cờrimudin lai với bò cái Zêbu (lai Sind, lai Sahiwan, lai Braman). Tính trạng sản xuất: khối lượng sơ sinh 21,8kg, 12 tháng 156kg, 24 tháng 300kg. Tăng trọng 525g/ngày. Tỉ lệ thịt xẻ 51 &ndash 52%. - Đực Xarôle lai với bò cái lai Zêbu (lai Sind, lai Sahiwan, lai Braman). Tính trạng sản xuất: khối lượng bê sơ sinh 23,1kg, 12 tháng tuổi 173kg, 24 tháng tuổi 335kg. Tăng trọng 560g/ngày. Tỉ lệ thịt xẻ 53 &ndash 55%. III. Nuôi dưỡng bò mẹ và bò lai: 1. Nuôi dưỡng bò mẹ: tiêu chuẩn và khẩu phần của bò mẹ dựa trên nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì, nuôi thai và tiết sữa nuôi con. Khẩu phần nuôi dưỡng bò cái sinh sản 250 &ndash 300kg như sau: - Chăn thả hàng ngày: 7 &ndash 8 giờ - Cỏ xanh bổ sung tại chuồng: 12 &ndash 15kg - Bột khoai mì khô hoặc cám gạo: 1 &ndash 1,5kg - Khô dầu đậu phụng: 0,2 &ndash 0,3kg (khi có chửa hoặc nuôi con thay bằng bột cá) - Premix khoáng, Vitamin: 20g Về mùa khô cho ăn cỏ khô hoặc rơm ủ urê 4% (2 &ndash 3kg/con/ngày). 2. Nuôi bê lai: - Từ sơ sinh - cai sữa: bê bú trực tiếp sữa mẹ, từ 30 ngày tuổi tập cho bê ăn thức ăn tinh hỗn hợp có hàm lượng prôtein 15 &ndash 16% và cỏ khô loại tốt. - Giai đoạn nuôi thịt: được chia ra 2 công đoạn : + Nuôi lớn từ cai sữa đến 21 tháng tuổi: Khẩu phần cho bê lai giai đoạn này như sau: - Chăn thả 7 &ndash 8 giờ/ngày - Bổ sung tại chuồng: rơm ủ urê 4% cho ăn tự do, rỉ mật 1 - 2kg, hoặc hỗn hợp tinh 1 - 2kg. Hỗn hợp tinh có thể phối trộn như sau: Cám 30% + bắp 27% + rỉ mật 23% + khô dầu đậu phụng 20% (CT1). hoặc Cám 50% + bắp 15% + rỉ mật 15% + khô dầu đậu phụng 20% (CT2). + Vỗ béo bò: Trước khi giết mổ bò phải được vỗ béo. Thời gian vỗ béo từ 60 &ndash 90 ngày. Khẩu phần vỗ béo bò thịt: - Chăn thả 7 &ndash 8 giờ/ngày - Bổ sung cỏ tươi: 10kg - Tảng liếm: 0,07kg - Thức ăn tinh: 1,5 &ndash 2 kg/ngày Cần lưu ý: + Cho gia súc ăn từ từ để quen thức ăn. + Tẩy giun sán trước khi vỗ béo. + Cung cấp nước uống đầy đủ. IV. Sản xuất, chế biến thức ăn cho bò mẹ và bò lai: - Sản xuất thức ăn xanh:Trồng cỏ voi, cỏ sả ... để thu cắt bổ sung thức ăn tươi xanh tại chuồng. - Ủ rơm urê 4%: để bổ sung đạm phi protêin vào rơm làm tăng tiêu hóa của rơm, nâng cao năng suất vật nuôi. Nguyên liệu: 80 &ndash 100 lít nước + 4kg urê + 100kg rơm khô. Bể ủ: bể nổi hoặc nửa nổi nửa chìm hoặc ở trong bao nilon dày. Sau 7 ngày ủ, lấy rơm cho bò ăn và tiếp tục ủ rơm mới. Tập cho bò ăn 3 &ndash 5 ngày đầu, ăn quen mỗi ngày cho ăn 5 &ndash 8 kg/con. Cho uống đủ nước 15 &ndash 30 lít/ngày/con. - Tảng urê - rỉ mật (còn gọi là bánh dinh dưỡng hoặc tảng đá liếm). Nguyên liệu: rỉ mật hoặc mật mía 29% + urê 10% + vôi bột 7% + ximăng 2% + muối 5% + cám gạo 21% + bột khoai mì khô 25% + premix khoáng 1%. Cách làm: trộn đều urê, muối ăn và rỉ mật sau đó mới trộn với các nguyên liệu khác. Sau khi trộn ủ thành đống để 30 &ndash 45 phút rồi đóng bánh (khuôn). Sau 5 &ndash 7 ngày bánh cứng mới đặt vào máng hoặc treo ở dóng chuồng để bò liếm láp. Bảo quản tảng liếm nơi khô ráo được 1 &ndash 3 tháng. Chú ý: không được hòa tảng urê - rỉ mật vào nước cho gia súc uống sẽ gây ngộ độc. - Sản xuất thức ăn tinh hỗn hợp: có thể áp dụng công thức (CT1) hoặc công thức (CT2) đã giới thiệu ở mục III.2. V. Phòng trị một số bệnh: Định kỳ tẩy nội ký sinh trùng (sán lá gan, sán dạ cỏ, giun xoăn...). Phun diệt ve trên cơ thể gia súc. Định kỳ tiêm phòng: vắc xin tụ huyết trùng và lở mồm long móng. Tùy tình hình dịch tễ của từng vùng có thể tiêm phòng dịch tả trâu bò, nhiệt thán, theo hướng dẫn của cơ quan Thú y địa phương. VI. Chuồng nuôi bò thịt: Chuồng nuôi phải thuận tiện cho việc nuôi dưỡng, quản lý đàn bò. Hướng chuồng đông &ndash tây. Nền chuồng đổ bê tông mác 100. Tiêu chuẩn 3,5m2/con. (Biên soạn theo tài liệu Công ty Kỹ thuật Truyền giống Gia súc Trung ương)
Tổng số : 11 bài viết
Trang
12