Đang online: 11
Hôm nay: 96
Trong tuần: 1222
Trong tháng: 7681
Tổng truy cập: 659717

Chi tiết câu hỏi/ trả lời

Câu hỏi: rau hữu cơ
xin trung tâm tư vấn cho cách làm phân và thuốc hữu cơ để sản xuất rau,dưa leo hữu cơ
Trả lời

Chào bạn Được. Bạn muốn sản xuất rau hữu cơ trước tiên bạn phải hiểu được  Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ.

Nông nghiệp hữu cơ là phương thức canh tác không sử dụng phân bón được sản xuất từ hoá chất hoặc phân người. Không dùng thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu nguy hiểm còn dư lại trong đất trồng trong một thời gian dài và những tích luỹ trong cơ thể động vật. Để  nuôi  dưỡng  đất  đai  canh  tác  NNHC  cần  sử  dụng:  Luân  canh  cây  trồng; trồng cây họ đậu; trồng và sử dụng cây phân xanh; sử dụng phân động vật và phế thải cây trồng được ủ và tái chế; canh tác đất đúng cách, đúng thời điểm, sự mất cân bằng của đất trồng được giữ ở mức tối thiểu; tủ gốc để bảo vệ bề mặt của đất trồng.

Sau đây tôi xin cung cấp cho bạn kỹ thuật chế biến phân hữu cơ và thuốc thảo mộc để bạn tham khảo:

KỸ THUẬT LÀM PHÂN Ủ

Có nhiều nguồn vật liệu được tạo ra trong sản xuất nông nghiệp có thể sử dụng làm phân ủ. Làm phân ủ sẽ tận dụng được những vật liệu là các chất thải trong sản xuất.

Tài liệu này có thể giúp bạn cải tiến phương pháp của mình. Chất hữu cơ thường được chất đống mà không có sự kiểm soát. Như vậy cũng sẽ tạo thành phân ủ, nhưng vật liệu ủ sẽ mất nhiều thời gian phân huỷ hơn và một lượng lớn chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi. Nếu có thể đầu tư thời gian và công sức kiểm soát đống phân ủ thì kết quả rất đáng khích lệ. Trong đống phân ủ có sự kiểm soát, lượng dinh dưỡng bị mất đi sẽ giảm đáng kể, nên khi phân ủ được sử dụng sẽ có nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cây hơn. Đống phân ủ kiểu này thường có nhiệt độ đủ lớn để tiêu diệt hạt cỏ và mầm bệnh cho cây trồng. Có hai quá trình phân huỷ chất hữu cơ khác nhau. Một là quá trình phân huỷ hảo khí (nghĩa là có oxy) có sự tham gia của các vi sinh vật sử dụng oxy từ không khí hoặc nước. Trong ủ phân kiểu hảo khí, một lượng nhiệt lớn được tạo ra. Thông thường, nhiệt độ đống ủ từ 50 – 600C, tuy nhiên cũng có thể đạt 700C. Phân ủ theo kiểu hảo khí có chất lượng tốt. Một quá trình khác là phân huỷ yếm khí (nghĩa là không có oxy). Trong điều  kiện  yếm khí,  nhiệt  độ  không  vượt  quá  450C.  Các  vi  sinh  vật  yếm  khí không hoạt động ở trong đất và nước có tồn tại ôxy tự do, mà hoạt động rất tích cực trong môi trường thiếu ôxy. Chúng hô hấp bằng việc lấy oxy từ vật chất bị ôxy hoá. Cũng giống như trong quá trình hảo khí, vi sinh vật yếm khí sử dụng nitơ, phốt pho và chất dinh dưỡng khác để phát triển. Tuy nhiên, không giống quá trình phân huỷ hảo khí, quá trình này làm giảm lượng đạm hữu cơ thành axit hữu cơ và đạm amôni. Các bon từ  các hợp chất hữu cơ được giải phóng chủ yếu dưới dạng khí lỏng chủ yếu là khí mê tan (CH4), một lượng nhỏ các bon có thể là CO2.

Trong  quá  trình  lên  men  yếm  khí,  các  axit  hữu  cơ  như  khí  lỏng,  axit Lactic và axit butiric được tạo ra. Những chất này có hại đối với cây trồng, vì chúng làm suy yếu và cản trở sự phát triển của rễ cây. Có một số vi khuẩn có lợi trong số các vi khuẩn yếm khí, nhưng nói chung, phần lớn là có hại cho cây trồng. Khi các vật liệu được ủ theo kiểu yếm khí có thể tạo ra mùi rất khó chịu vì một số hợp chất được tạo ra (a-mô-ni-ắc và sun-phua hy-đờ-rô) có mùi thối đặc trưng. Ủ phân theo kiểu yếm khí, mầm bệnh có thể gây ra vấn đề vì không đủ nhiệt để tiêu diệt chúng, song ủ phân theo kiểu hảo khí lại tạo ra đủ nhiệt. Sản phẩm cuối cùng của phân ủ là mùn, có nhiều màu khác nhau, từ nâu đến đen và chứa chủ yếu là các bon, ngoài ra là đạm, một lượng nhỏ phốt pho và  sun-phua.  Mùn  có  tác dụng lớn đối  với  thành  phần  lý  tính  của đất do cải thiện cấu trúc đất, nâng cao khả năng hấp thụ và giữ nước, chống xói mòn của đất, cũng như giữ dinh dưỡng dưới dạng dễ hấp thu cho cây trồng sử dụng. Có hai loại mùn được hình thành thông qua quá trình ủ phân và khi sử dụng sẽ làm cho  đất có tính axit hoặc trung tính. Mùn được hình thành thông qua ủ phân theo kiểu hảo khí là trung tính và rất hữu hiệu trong việc tăng độ màu mỡ cho đất. Tuy nhiên, mùn được hình thành qua quá trình phân hủy yếm khí có tính axit trong tự nhiên nên sẽ làm tăng độ chua của đất. Các vi sinh vật tham gia vào trong quá trình phân huỷ. Trong  các  giai  đoạn  đầu  của  quá  trình  "hảo  khí",  phần  lớn  do  các  vi khuẩn làm việc. Nhưng trong các giai đoạn sau, các sinh vật lớn hơn như nấm, rệp, rết, nhện, giun đất sẽ trợ giúp quá trình phân huỷ. Hầu  hết  các  sinh  vật  tham  gia  quá  trình  phân  huỷ  có  kích  thước  nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các sinh vật này cần nước, không khí và chất hữu cơ để tồn tại. Chúng ăn chất hữu cơ và sản xuất ra ô xít các bon, nước và nhiệt.

Có 3 giai đoạn quan trọng trong quá trình phân huỷ của một đống phân ủ: giai đoạn nóng, giai đoạn làm mát và giai đoạn hoàn chỉnh.

Trong giai đoạn nóng, nhiệt độ cao nhất đạt được ở giữa đống ủ. Điều này cótác dụng làm vệ sinh, tiêu diệt mầm bệnh nếu có trong vật chất hữu cơ và đôi khi cả hạt cỏ dại. Tiếp theo đó đống ủ sẽ chuyển sang giai đoạn làm mát và nấm trở thành yếu tố quan trọng. Chúng làm phá vỡ những chất xơ dai, như thân cây. Trong giai đoạn cuối cùng là giai đoạn hoàn chỉnh, các sinh vật lớn hơn như mối và giun có một vai trò quan trọng trong việc phá vỡ và trộn các vật liệu.

Trong điều  kiện  khí  hậu  nóng, các  sinh vật  hoạt động tích  cực hơn  và chất hữu cơ bị phân huỷ nhanh hơn trong điều kiện khí hậu lạnh.

Gần như  tất cả các vật liệu hữu cơ đều có thể sử dụng để làm phân ủ, nhưng các vật liệu khác nhau sẽ cần những khoảng thời gian khác nhau để phân huỷ và tạo ra các loại sản phẩm khác nhau. Để có được sản phẩm tốt rất cần phải trộn lẫn những vật liệu già và dai ("vật liệu màu nâu") với vật liệu còn non ("vật liệu màu xanh"). Bởi vì các loại vật liệu hữu cơ khác nhau chứa hàm lượng các bon (C) và nitơ (N) khác nhau.

Các bon và nitơ đều cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật. Các bon hữu cơ (chiếm khoảng 50% các tế bào vi sinh) cung cấp cả năng lượng và chất kiến thiết tế bảo cơ bản. Nitơ là thành phần không thể thiếu của chất đạm, axit amin và enzym cần thiết cho tế bảo sinh trưởng và hoạt động.

Khi lựa chọn vật liệu làm phân ủ, điều quan trọng là phải cân nhắc sự cân  bằng  giữa tổng  lượng các bon  và  tổng  lượng  nitơ trong vật  liệu. Sự cân bằng này gọi là tỉ lệ các bon/nitơ (C/N). Tỉ lệ C/N lý tưởng nhất cho quá trình ủ phân nói chung là khoảng 30:1 hay 30 phần các bon cho một phần nitơ theo trọng lượng. Tại sao lại là tỉ lệ 30:1? Nếu ở tỉ lệ thấp hơn, nitơ được cung cấp dư thừa và sẽ mất dưới dạng khí amoniac tạo ra mùi không mong muốn. Nếu tỉ lệ cao hơn có nghĩa là không có đủ lượng nitơ cho sự phát triển tối ưu của quần thể vi sinh vật, nên phân ủ sẽ vẫn tương đối mát và quá trình phân huỷ sẽ chậm lại.

Nói chung, những vật liệu còn xanh và ẩm có xu hướng chứa nhiều nitơ, vật  liệu màu  nâu và  khô chứa nhiều  các bon tổng quát về tỉ lệ C/N và hàm lượng N,P,K trong một số vật liệu ủ được dùng phổ biến. Khi yêu cầu về trọng lượng và độ khô của vật liệu không phù hợp với thực tế, bạn có thể áp dụng nguyên tắc đơn giản là phân ủ cần khoảng một nửa "vật liệu màu nâu" và một nửa "vật liệu màu xanh" theo khối lượng. Bạn có thể điều chỉnh tỉ lệ này tuỳ theo số lượng và chất lượng vật liệu bạn có trong tay. Ủ phân sớm trở thành vấn đề tự nhiên, giống như đầu bếp làm bánh mà không cần phải có công thức. Nếu như đống ủ không nóng lên, bạn nên biết đó là chưa đủ "vật liệu xanh" trong hỗn hợp, còn khi có mùi amoniac nghĩa là cần thêm "vật liệu màu nâu".

Vật liệu ủ phân

Phần lớn các vật liệu có thể sử dụng làm phân ủ nên từ đồng ruộng của bạn. Nếu bạn không có đủ vật liệu, bạn có thể thu gom vật liệu từ nguồn khác trong làng khi các vật liệu này không bị xử lý thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ.

Nếu các thành phần vật liệu ủ không có sẵn, có thể sử dụng những sản phẩm phụ hữu ích từ các nhà máy chế biến ở địa phương như sọ dừa, xơ dừa hoặc vỏ hạt cà phê. Cũng có thể có được những vật liệu phù hợp ở ven đường.

Những vật liệu ủ sẵn có

Đất hoặc tàn dư cây trồng có thể có được trong ngày làm đống phân ủ. Một số thành phần như tro bếp nên được thu gom thường xuyên. Những vật liệu này nên được gom và tích trữ lại. Nên giữ chúng khô, mát và che phủ chúng để không có quá nhiều không khí thâm nhập vào. Có thể phủ bằng lá chuối hoặc cỏ. Làm như vậy có thể ngăn chặn sự mất nước trước khi ủ. Phân chuồng cũng được thu gom thường xuyên, chẳng hạn bạn có thể làm một chỗ tích trữ phân ngay cạnh chuồng nuôi. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng lượng nước tiểu không chảy ra để phân bị quá ướt khi lưu trữ. Nếu bạn thu gom nước tiểu riêng rẽ thì rất dễ sử dụng nó làm ẩm cho đống ủ.

Địa điểm ủ phân

Dưới đây là ba yếu tố để xem xét khi quyết định vị trí đặt đống ủ .

Vận chuyển: Đống  ủ nên đặt ở  vị  trí  dễ dàng  tập kết  vật liệu  đã  lựa chọn. Bạn nên quan tâm đến yếu tố khoảng cách và quãng đường vận chuyển phân ủ đến nơi cần sử dụng.

Nước: Đống  phân  ủ  nên  để  ở  nơi  râm  mát,  có  mái  che  để  tránh  bay  hơi  quá nhiều. Nếu bạn muốn làm mái, bạn có thể làm bằng tre che qua đống phân, dù vậy, nếu bạn thiếu công nhân thì việc làm này cũng không cần thiết.

Nước cần được tưới vào đống ủ thường xuyên, do đó tốt nhất là đống ủ gần  nguồn  nước.  Nếu  như  không  gần  nguồn  nước  thì  bạn  cần  phải  đặt  một dụng cụ chứa nước để ở gần đống ủ để dễ dàng bổ xung nước khi cần.

Tạo đống ủ

Bước 1: Chuẩn bị địa điểm:

Chọn địa điểm không bị ngập. Chọn một vị trí có bóng mát và dễ thoát nước. Để dễ thoát nước, đặt đống ủ ở nơi mặt đất trọc tốt hơn là nơi có bề mặt cứng như bê tông chẳng hạn

Bước 2: Tập hợp vật liệu:

Tập hợp tất cả vật liệu đến khu ủ phân. Tỉ lệ mỗi vật liệu được sử dụng phụ thuộc vào việc có được vật liệu gì. Tỉ lệ hỗn hợp cơ bản nên bao gồm:

Cây xanh các loại: (khoảng 50%)

Rơm rạ hay vật liệu giàu các-bon tương tự (20-30%) (vỏ trấu có thể được trộn cùng nhưng chỉ dùng lượng vừa phải)

Phân chuồng (tốt nhất sử dụng ở dạng lỏng) (20-30%)

Các loại cây xanh sẽ cung cấp các-bon và ni-tơ, rơm rạ chủ yếu cung cấp các-bon, trong khi đó, phân chuồng cung cấp ni-tơ và thức ăn cho vi khuẩn.

Cách hỗn hợp vật liệu hay thay đổi tỉ lệ có thể làm thay đổi tỉ lệ phân huỷ. Đạt được một hỗn hợp phân lý tưởng như là một nghệ thuật đạt được qua kinh nghiệm hơn là qua nghiên cứu khoa học chính xác.

Bước 3: Sắp xếp vật liệu thành đống:

1. Tạo đống ủ bằng nhiều lớp vật liệu- Mỗi lớp dày khoảng 15-25 cm.

2. Lớp đầu tiên là vật liệu gỗ thô ví dụ như gậy nhỏ hay cành, nhánh cây, điều này đảm bảo lưu thông không khí và thoát nước tốt.

3. Xếp thêm một lớp vật liệu khó phân hủy hơn như như rơm rạ, vỏ trấu, lá hay thân ngô.

4. Xếp thêm một lớp phân chuồng (ướt) để phủ lên lớp vật liệu thực vật.

5. Thêm một lớp vật liệu màu xanh dễ phân huỷ như cỏ tươi, lá tươi, rễ, vỏ rau củ, quả.

6. Rải đều một lớp tro mỏng bao phủ lên những lớp này và tưới nước giải để thúc đẩy quá trình phân huỷ.

7. Tiếp tục xếp đều lần lượt các lớp như trên (nhưng không xếp lớp thô đầu tiên) cho tới khi đống ủ cao 1 đến 2 mét. Lớp cuối cùng là lớp vật liệu tươi.

Mỗi lớp nên được xếp bắt đầu từ bên cạnh đống để tránh bị đổ. Cẩn thận để tránh nén vật liệu quá nhiều và dẫm chân lên đống ủ khi đắp. Nếu vật liệu được xếp quá chặt sẽ hạn chế không khí lưu thông vào trong đống ủ, sẽ làm chậm quá trình ủ phân hoặc phân huỷ không hết. Tạo lỗ thông khí bằng cách lấy ống tre, đục lỗ và xếp ngang dọc trên đống phân sẽ làm tăng sự lưu thông không khí.

Bước 4: Tưới nước cho đống phân ủ: Tưới nhiều nước cho đống phân ủ cho tới khi ẩm hoàn toàn

Bước 5: Che phủ đống ủ: Đống ủ cần được che phủ để bảo vệ tránh bị bay hơi và mưa to vì sẽ làm mất dinh dưỡng. Sử dụng các bao túi, cỏ tranh hoặc lá chuối để che phủ đống ủ

Sử dụng các chế phẩm thúc đẩy trong quá trình ủ phân

Một số công ty bán chế phẩm kích hoạt hoặc thúc đẩy sự phân huỷ trong đống ủ. Những chất đó cung cấp những yếu tố cần thiết để bắt đầu quá trình phân huỷ (làm nóng) trong đống ủ hoặc đẩy mạnh quá trình lên men. Các chế phẩm này thường bao gồm các loại phân có nhiều nitơ, các chất phụ gia EM hoặc một số chất vi sinh vật khác. Các loại chế phẩm có hàm lượng nitơ cao không được phép sử dụng đối với cây trồng hữu cơ, vì vậy chúng không được sử dụng để ủ phân cho cây trồng hữu cơ. Lợi ích của việc bổ xung thêm nhiều vi khuẩn từ một gói chế phẩm còn chưa đủ để chứng minh. Tất cả các vi khuẩn và các vi sinh cần thiết khác đều có trong không khí và đất, dưới đống ủ, đặc biệt trong các nguyên liệu mà bạn đưa vào ủ. Vì thế, tại sao chúng ta phải lãng phí tiền để mua các chất vi sinh từ các công ty nếu như có thể có được nó từ tự nhiên mà không mất tiền Nếu bạn vẫn muốn “Thúc đẩy” cho đống ủ, nguồn tốt nhất là các vi sinhvật. Khi các nguyên liệu cây trồng tươi (như lá cây xanh) được bổ xung, nó sẽ có đủ nitơ (đạm) để bắt đầu phân huỷ nhanh các vật chất trong đống ủ. Phân chuồng tươi và các chất vi sinh khác là nguồn đạm rất tốt. Tại Philippin, nông dân sử dụng cơm thừa để vài ngày cho lên men. Khi cơm đã thành chất lỏng (và có đầy đủ vi sinh vật để lên men), nó được bổ xung vào đống phân ủ.

Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình ủ phân

Thông khí: Thông khí có nghĩa là bổ sung ôxy cho quá trình ủ phân của bạn. Vi sinh vật cần ôxy để phân huỷ nguyên liệu hữu cơ hiệu quả. Vì chúng sinh sản rất nhanh trong điều kiện lý tưởng, nên chúng có thể bị cạn kiệt oxy sẵn có qua các lớp cỏ che phủ bên ngoài. Vì  thế,  thông khí cho  đống  ủ  của bạn  là  rất quan trọng. Khí  cac bon  sản  sinh  do  quá trình  hoạt động  của  các  vi  sinh  vật cũng cần được thổi ra theo luồng không khí lưu thông. Bạn cần thông khí cho phân ủ bằng cách đảo nó lên. Hoạt động này trực tiếp đưa ô-xy vào trong đống phân ủ. Một số lợi ích của việc đảo phân là:

1. Đảo đống ủ giúp tiêu diệt các nguồn gây hại như hạt cỏ dại, sâu hại, các vi sinh vật gây bệnh bằng cách đưa chúng vào nơi có nhiệt độ cao.

2. Đảo đống ủ giảm vấn đề về mùi. Mùi hôi thối là dấu hiệu của sự mất cân bằng trong hệ thống phân ủ. Đảo đống phân khi có dấu hiệu đầu tiên về mùi hoặc có mùi khí amoniac.

3. Đảo đống ủ để làm vỡ các cục vón và tầng vật liệu. Vón cục có thể tạo ra các ổ trong đống ủ mà ở đó không khí không thể xâm nhập vào. Những đống vón này làm cho “yếm khí”, có nghĩa các vi sinh vật không cần oxy sẽ thực hiện công việc trong đống ủ. Những vi sinh vật yếm khí này sản sinh ra lượng khí có mùi như sản phẩm bị thối rữa. Đảo phân làm vỡ các cục vón và các lớp vật liệu trong đống ủ cho phép oxy xâm nhập vào bên trong. Chính vì vậy, để tạo ra một thành phẩm cuối cùng có chất lượng tốt, hãy đánh tan những cục vón trong trong đống ủ khi tiến hành đảo phân. Bạn cũng có thể làm không khí lưu thông bằng cách thêm vào những vật liệu cồng kềnh. Các vật liệu cồng kềnh có thể tạo ra các rãnh hổng để không khí có thể thổi qua đống ủ. Các vật liệu này có thể giữ cho đống ủ khỏi bị lắng và dí chặt ngăn cản không khí đi vào đống ủ. Các dạng vật liệu này có thể là các lá to, vỏ bào hoặc rơm rạ.

Độ ẩm:

Vi sinh vật cần độ ẩm để phát triển. Mức ẩm lý tưởng là 40-60%, khi bóp một nắm phân ủ trong tay có cảm giác ướt nhưng nước không chảy ra ngoài là phân ủ có đủ độ ẩm tốt. Một số người so sánh cảm giác này giống như một bọt biển ẩm ướt.

Phân ủ nên được giữ trong điều kiện ẩm chứ không nên giữ trong điều kiện sũng nước. Hoạt động của các sinh vật trong đống ủ sẽ bị giảm xuống nếu như đống ủ quá khô. Nhưng nếu vật liệu ủ quá ẩm, chúng sẽ kết vón lại và ngăn luồng khí di chuyển trong đống ủ dẫn tới sự “yếm khí” (không có oxy) và làm chậm  quá  trình  phân  huỷ  khiến  cho  đống  ủ  có  mùi  hôi  thối.  Khi  chuẩn  bị nguyên liệu làm phân ủ, cần nhớ rằng những nguyên liệu đó không quá ẩm ướt. Hãy nhớ rằng, việc bổ sung nước vào đống ủ sẽ dễ dàng hơn là lấy nước ra.Việc cho thêm nước vào hệ thống ủ là cần thiết để giữ cho đống ủ đủ độ ẩm. Nên thêm nước trong quá trình tạo đống ủ và đảo phân. Điều chỉnh lượng nước như thế nào là đủ cần có một chút kinh nghiệm.

Nhiệt độ

Tăng  nhiệt  của  đống  ủ  là  một  chức  năng  hoạt động  sinh  học  trong  hệ thống đống ủ và khi đống ủ được phơi dưới ánh nắng cũng tăng nhiệt ở chừng mực nào đó. Vi sinh vật phát triển sẽ làm tăng nhiệt độ của đống ủ thông qua sự trao đổi chất, sự sinh sản và chuyển đổi vật liệu làm phân ủ thành năng lượng

Nguyên nhân chính được xem xét ở đây là việc duy trì nhiệt độ của đống ủ ở 550C tối thiểu trong 03 ngày để tiêu diệt mầm bệnh hoặc những giống cỏ dại. Để thiết lập hệ thống sinh học này có hiệu quả cao thì cần có sự cân đối về dinh dưỡng (Một hỗn hợp vật liệu giàu cacbon và đạm), kích cỡ đống ủ hiệu quả (xấp xỉ một mét khối), hàm lượng oxy và độ ẩm thích hợp (ẩm chứ không đẫm nước). Nếu đống  phân  trở  nên  quá  nóng  (trên 650C),  vi  sinh  vật  hoạt  động  ở điều kiện nhiệt độ thấp hơn sẽ bị tiêu diệt và sẽ làm chậm quá trình phân huỷ.

Bạn có  thể giảm  nhiệt độ  bằng  cách  đảo phân. Đừng lo lắng, khi đống phân giảm nhiệt độ, vi sinh vật sẽ hoạt động trở lại.

Kích thước của nguyên liệu: Những nguyên liệu ủ nhỏ hơn có nhiều diện tích bề mặt hơn sẽ thuận lợi cho vi sinh vật tấn công. Chính vì vậy, làm giảm kích thước của các mẩu vật liệu thô sẽ làm tăng tốc độ tiến trình ủ. Việc giảm kích thước cũng làm giảm thể tích của đống ủ, tiết kiệm được diện tích. Nên cắt những cành, nhánh cây có kích thước 5-6cm trước khi ủ. Với các vật liệu có kích thước quá nhỏ, ví dụ như  mùn  cưa  có  thể  làm  giảm  quá trình  lưu  thông của  không  khí, giảm tỉ  lệ phân ủ và có thể gây ra yếm khí dẫn tới những vấn đề liên quan tới mùi của đống phân.

Quản lý phân ủ

Để đảm bảo quá trình sản xuất phân ủ thành công, điều quan trọng là cần quản lý tốt đống ủ sau khi đống ủ đã được tạo thành. Nước, đảo phân, nhiệt độ và giai đoạn phân chín là những yếu tố cần thiết.

Nước:

Trong  điều  kiện  khô,  đống  phân  cần được  tưới  nước 02  lần  một  tuần. Một trong những cách kiểm tra độ ẩm là đặt một bó trấu hoặc rơm nhỏ vào giữa đống phân. Sau 5 phút lấy bó trấu ra, bó trấu ẩm là được. Nếu bó trấu không ẩm, cần cho thêm nước vào đống ủ đó.

Có một số cách để giảm sự bốc hơi từ đống ủ, vì vậy, lượng nước cần sẽ được bổ sung vào đống ủ bằng cách:

- Che đống ủ bằng lá chuối và cỏ.

- Che đống ủ bằng lớp bùn.

- Không đảo đống phân.

Nếu như đống ủ quá ẩm, nên được mở ra và thay thế bằng những chất hữu cơ khô hoặc được phép phơi dưới ánh nắng trước khi đắp lại thành đống.

Đảo phân:

Trong  vòng  ba  tuần  đầu,  kích  thước  của  đống  ủ  sẽ  giảm  đi  một  cách tương đối. Việc đảo phân sẽ thay thế oxy cung cấp và đảm bảo những chất liệu bên ngoài cũng bị phân huỷ. Để đảo một đống phân, gỡ ra từng phần, trộn đều các vật liệu và ủ lại. Lớp vật liệu bên ngoài đống ủ sẽ được đưa vào giữa đống ủ. Nếu đống ủ khô, bổ xung thêm nước, trong trường hợp đống ủ quá ẩm, thêm những vật liệu làm cho đống ủ khô hơn. Lần đảo phân đầu tiên nên được thực hiện sau 2-3 tuần và lần đảo tiếp theo nên được tiến hành 3 tuần sau đó.

Nhiệt độ và ẩm độ của đống phân nên được kiểm tra vài ngày sau mỗi lần đảo. Lần đảo thứ 3 có thể cần thiết trước khi tất cả những vật liệu ủ khác ngoài cành và thân cây dày bị phân huỷ.

Phân ủ có thể được làm mà không cần đảo, nhưng các vật liệu ở xung quanh đống ủ sẽ không phân huỷ đều. Các giống cỏ dại hoặc bất kỳ vật liệu thực vật gây bệnh nào có mặt ở trong đống ủ sẽ không bị chết. Những vật liệu này nên được tách khỏi phân ủ thành phẩm và nên được đưa vào đống ủ sau.

Mặc dù việc đảo phân không nhất thiết phải thực hiện,  nhưng việc đảo phân này sẽ khiến cho chất lượng của phân ủ tốt hơn.

Độ nóng:

Để kiểm tra độ nóng của đống ủ, hãy đưa một chiếc que vào đống ủ sau khi ủ 10 ngày. Sau khi để que trong đống ủ vài ngày nếu sờ thấy que không quá nóng khi rút ra khỏi đống ủ là đạt yêu cầu. Nếu nhiệt độ không được như vậy, trong trường hợp này, có thể cần phải bổ sung thêm không khí hoặc nước, hoặc đống ủ cần để thêm trong một thời gian nữa. Nếu nhiệt độ của đống ủ là rất nóng, quá trình phân huỷ xảy ra nhưng độ nóng có thể đủ để giết những vi sinh vật ưa hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn. Trong trường hợp này, việc cung cấp không khí cần được giảm bớt và cần thêm nước  để  làm  đống  phân  mát  hơn.  Bạn  nên  kiểm  tra  nhiệt  độ  của đống  phân trong thời gian ủ bằng cách dùng que thử

Thời gian sử dụng phân ủ

Phân ủ có thể sử dụng được sau từ 1 đến 12 tháng, tuỳ thuộc vào kích cỡ vật liệu trong hệ thống đống ủ, trình độ quản lý và mục đích sử dụng. Phân ủ sử dụng để bón lót có thể dùng loại phân có thời gian ủ ngắn nhất. Phân ủ dùng để bón thúc phải được ủ kỹ hơn.

* Những dấu hiệu cho biết phân ủ có thể sử dụng được:

- Đống phân ủ thu nhỏ lại tới một nửa so với kích thước ban đầu.

- Vật liệu hữu cơ ban đầu đưa vào không còn nhận ra được nữa.

- Nếu bạn sử dụng phương pháp ủ nóng, đống phân ủ sẽ không tạo nhiệt nữa.

* Xử lý phân ủ:

Nếu phân ủ chưa thể sử dụng được cần phải "xử lý" thêm trong một thời gian nhất định. Xử lý là quá trình cho phép phân ủ đã hoàn tất giai đoạn ủ nóng chuyển sang hoàn tất quá trình phân huỷ. Ngay cả trong giai đoạn này cũng cần che  phủ  đống  ủ  để  khỏi  bị  ảnh  hưởng  bởi  mưa,  nắng.  Phải  đảm  bảo  độ  ẩm (không để ướt) và thông thoáng cho phân ủ trong suốt giai đoạn xử lý, nhanh là một tháng, chậm là 1 năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, nếu phân ủ được lưu giữ lâu quá trước khi sử dụng sẽ mất đi một số dinh dưỡng và có thể là nơi sinh sản cho những côn trùng không mong muốn.

* Can thiệp lần cuối:

Hệ thống phân ủ của bạn có thể không phân huỷ hết tất cả các vật liệu có kích thước lớn như lõi ngô, phơi bào trong lần ủ đầu. Khi bạn sàng phân ủ có thể loại bỏ những vật liệu kích cỡ lớn để có thể sử dụng cho lần ủ sau. Vi sinh vật và không khí đã sẵn có ở những vật liệu này sẽ giúp kích thích mạnh quá trình phân huỷ trong lần ủ mới.

*Trà phân ủ:

Trà phân ủ là một phương pháp sử dụng dinh dưỡng và các vi sinh vật có lợi  trong  phân ủ  để  bón  qua  lá  (phun  qua  lá  cây).  Trà  phân  chiết  xuất  dinh dưỡng và vi sinh vật từ phân ủ và cho phép bạn sử dụng các thành phần hữu ích này cho cây trồng. Do đó, trà phân ủ có tác dụng như một loại phân lỏng, có lượng đạm thấp, nhưng lại có hàm lượng các vi chất cao hạn chế sự phát triển của bệnh một cách tự nhiên.

Quy trình làm trà phân ủ như sau:

Bước 1:  Cho phân ủ hoàn chỉnh vào một túi dệt (túi vải,…).

Bước 2:  Cho túi có chứa vải vào thùng hoặc chậu nước

Bước 3:  Để nguyên túi một giờ, sau đó bỏ túi ra.

Bước 4:  Dùng nước dịch ngâm – còn gọi là "trà phân ủ" phun cho cây. (Chỉ dùng trà phân ủ khi không có mùi khó chịu).

Bước 5:  Đưa bã trong túi ra vườn và sử dụng làm mùn ủ hoặc cải tạo đất

Sử dụng thuốc thảo mộc

- Nhờ việc sử dụng thuốc thảo mộc nên số lượng sâu hại giảm đi đáng kể, chi phí  phun  thuốc  sâu  bệnh  giảm  30% - 50%. Hơn thế nữa sử dụng thuốc thảo mộc  không  làm  ô  nhiễm  môi  trường, đặc biệt phù hợp với những vùng trồng rau hữu cơ

- Sử dụng các sản phẩm như gừng, tỏi, ớt để phòng trừ sâu. Các sản phẩm này có tác dụng xua đuổi, và trị được một số loại sâu như rệp, sâu ở mật độ thấp.

Trong các loại củ, quả như: ớt, tỏi, hành, gừng...  chứa hàm lượng a-xit có tác động đến các bộ phận như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng và có thể tiêu diệt chúng.

Nếu  chiết  xuất  thảo  mộc  này  được  chế  biến  với  nồng  độ  phù  hợp  sẽ  xua đuổi, tiêu diệt được các loài sâu bọ.

Chế biến dung dịch thảo mộc phòng trừ sâu

Chuẩn bị nguyên vật liệu: Để tự tạo thuốc trừ sâu thảo mộc, cần chuẩn bị một số nguyên liệu: 1 kg tỏi, 1 kg ớt, 1 kg gừng và 3 lít rượu.

Cách làm

Bước 1: Giã tỏi, ớt, gừng riêng từng loại.

Bước 2: Sau đó đem ngâm trong các chum hoặc thùng kín, đổ khoảng 1 lít rượu vào và bịt kín. Cho  từng  loại  vật  liệu  vào  chum riêng  biệt,  đổ  một  ít rượu  trắng vào chum theo tỷ lệ 1kg vật liệu/ 1lít rượu

Bước  3:  Sau  12  giờ,  thêm  vào một  lượng  đường  theo  tỷ  lệ (1:03)  1kg  vật  liệu  ban  đầu  /0,3kg đường, trộn đều, đậy kín để 15 ngày

- Thời  gian  ngâm  nguyên liệu  ớt, tỏi,  gừng  với  rượu  là  15 ngày,  với  mục  đích  cho  các  chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu. Như vậy, tỷ lệ các chất  gây  cay  trong  dung  dịch ngâm  sẽ  có  nồng  độ  đậm  đặc nhất,  tốt  cho  việc  tiêu  diệt  sâu hại.

Lưu ý:

- Trong  qua  trình  ngâm  không  nên để  thùng  ngâm ở  những  nơi  quá  nắng nóng, hoặc để hở, tránh làm bay mất hơi rượu.

- Ngâm  từng  loại  nguyên  liệu  riêng  rẽ  hoặc  ngâm chung  cả  3  loại  vào  1 thùng. Nếu ngâm riêng thì cứ 1 kg nguyên liệu thì ngâm với 1 lít rượu, nếu ngâm chung cả 3 loại thì ngâm với 3 lít rượu. Đây có thể coi là nước cốt để pha chế khi phun.

- Sau khi lọc lấy nước cốt, phải đậy kín thùng ngâm và để nơi thoáng mát. Thời gian sử dụng thuốc thảo mộc có thể tới 4-5 tháng.

Hướng dẫn cách pha thuốc thảo mộc đem đi phun

Bước 1: Liều lượng pha : 60ml nước cốt rượu ớt + 60 ml nước  cốt  rượu  tỏi  +   60ml  nước rượu gừng

Bước  2:  Đổ  dung  dịch  nước  cốt rượu ớt, gừng, tỏi vào bình phun

Bước 3: Đổ 12 lít nước trắng sạch vào  bình  và  hòa đều  dung  dịch nước  cốt  rượu  ớt,  gừng,  tỏi  vào với nước.

Lưu ý:

- Trong  trường  hợp  nếu  ta  ngâm chung  vào  1  thùng  thì  chúng  ta  sẽ  lấy khoảng 200ml nước cốt và pha với 12 lít nước. Mỗi bình 12 lít, bà con dùng phun cho 350mrau.

Chúc bạn thành công.