Đang online: 12
Hôm nay: 104
Trong tuần: 1230
Trong tháng: 7689
Tổng truy cập: 659725

Đoàn thanh niên ra quân hưởng ứng chiến dịch Kỳ nghỉ hồng 2020

Thứ Tư 01/07/2020 16:43
379

Đoàn thanh niên ra quân hướng dẫn, hỗ trợ nông dân thu dọn và ủ cành thanh long để phòng chống bệnh đốm nâu trong mùa mưa để hưởng ứng chiến dịch Kỳ nghỉ hồng 2020.

Bệnh đốm nâu là bệnh hại phổ biến và gây hại nghiệm trọng trên cây thanh long và hiện chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu phòng trừ bằng các bệnh pháp tổng hợp như vệ sinh vườn, cắt tỉa cành, thu gom và tiêu hủy nguồn bệnh…Với diện tích thanh long của tỉnh ta hiện nay là trên 30.000 ha thì số lượng cành già cỗi, bị bệnh được tỉa loại bỏ là rất lớn. Do thói quen nhiều nông dân đã vứt cành trong vườn hoặc xuống kênh mương, ao làm tăng sự phán tán, lây lan nguồn bệnh trên diện rộng. Hiện nay, tại một số địa phương đã xuất hiện các cơn mưa rải rác đầu mùa cũng vì vậy mà bệnh đốm nâu bắt đầu xuất hiện và có xu hướng tăng lên.

Để giảm bớt sự lây lan và phát triển của bệnh đốm nâu nói riêng và các bệnh khác trên thanh long nói chung bà con cần khắc phục vấn đề trên như phải tải bỏ cành bệnh, cành non ra trong mùa mưa, thu gom và xử lý (ủ cành) để không làm ô nhiễm môi trường, hạn chế mầm bệnh phát tán, đồng thời tạo nguồn phân hữu cơ tại chỗ cho thanh long.

Hưởng ứng chiến dịch Kỳ nghỉ hồng 2020, Chi đoàn Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi đoàn Cảng cá Phan Thiết  và  ĐCS sở NN và PTNT thực hiện công trình thanh niên “Ra quân hỗ trợ và hướng dẫn nông dân thu dọn và ủ cành thanh long để phòng chống bệnh đốm nâu trong mùa mưa”  tại xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc với các hoạt động tập huấn kỹ thuật sản xuất thanh long an toàn bền vững và ra quân thu gom, hướng dẫn nông dân ủ cành làm phân bón.  Nhằm hướng dẫn, khuyến khích và tuyên truyền cho nhân dân tại địa phương thực hiện việc phòng chống hiệu quả bệnh đốm nâu trên cây thanh long.

Sau buổi tập huấn bằng các hình ảnh thực tế, hỗ trợ thu gom và hướng dẫn hộ dân thực hiện nhiều nông dân đã hiểu rõ ý nghĩa của việc cắt tỉa và ủ cành nhằm phòng chống các bệnh trên cây thanh long để việc sản xuất được bền vững và an toàn hơn. Đây một công trình hết sức ý nghĩa vừa mang tính xung kích của thanh niên vừa có ý nghĩa thực tế sản xuất đồng thời phù hợp với chuyên môn của ĐVTN ngành nông nghiệp.

Hình 1. Đoàn viên thanh niên Tập huấn kỹ thuật cho các hộ  nông dân tại Hàm Liêm

Quy trình cắt tỉa và ủ cành được thực hiện như sau:

- Cắt tỉa cành: Cắt toàn bộ hoặc một phần cành bệnh. Tỉa bớt cành gốc từ 20-40% và cành non mới ra trong mùa mưa.

- Chuẩn bị các nguyên vật liệu:

o   Cành băm nhỏ khoảng 1.000 kg.

o   Bạt để lót đáy đống ủ: be cao 10-15 cm để tránh chảy nước từ đống ủ ra bên ngoài.

o   Nguyên liệu bổ sung: 200 g chế phẩm VSV như BIO-ADB hoặc EM (phân  hủy chất hữu cơ), 10 kg vôi, 10 kg lân và 2-3 kg rỉ đường, 3 kg chế phẩm nấm Trichoderma. (Chế phẩm VSV nên hòa lẫn cùng 40 lít nước và rỉ mật, ủ 24  giờ để vi sinh vật hoạt động trở lại).

- Tạo đống ủ:

o   Cành đã băm được trải thành lớp có độ dày 20-30cm,

o   Rắc và tưới đều theo thứ tự vôi, lân, chế phẩm vsv và rỉ mật...lên bề mặt nguyên liệu.

o   Tiếp tục bổ sung thêm 4-5 lớp (cành băm, vôi, lân, chế phẩm VSV và rỉ mật) như trên đến khi chiều cao đống ủ cao khoảng 1-1,2 m.

o   Sau khi tạo đống xong, sử dụng bạt, nilong hoặc các vật liệu che phủ khác che phủ kín bề mặt đống ủ.

- Bổ sung chế phẩm Trichoderma: Sau khi ủ 30-45 ngày, khi nhiệt độ của đống ủ không cao hơn nhiệt độ môi trường. Tiến hành bổ sung chế phẩm Trichoderma liều lượng 3 kg/tấn cành. Duy trì đống ủ tiếp tục trong vòng 10-15 ngày, sau đó có thể kết thúc ủ và sử dụng phân hữu cơ tạo ra để bón cho cây

Đống ủ được coi là bảo đảm sau khi ủ từ 5-7 ngày nhận thấy dấu hiệu hoạt động của vi sinh vật (sinh khối vi sinh vật tạo các lớp màu trắng đồng nhất dạng sợi ngắn trên bề mặt và dưới bề mặt 20 – 30 cm, nhiệt độ khối ủ cao hơn nhiệt độ môi trường ít nhất 200C).

   

Hình 2, 3: Hòa chế phẩm EM và rỉ đường vào nước, ủ 24h trước khi tưới vào đống ủ

  

Hình 4, 5: Các nguyên liệu bổ sung (Vôi, Lân, Trichoderma…)

Hình 6: Thu gom cành đã già và cành bệnh đã tỉa bỏ

 

 Hình 7: Lót bạt và xếp cành băm thành đồng ủ

 

Hình 8: Rải vôi và lân lên lớp cành băm

 

Hình 9: Tưới dung dịch VSV và rỉ mật lên cành băm

 

Hình 10: Phủ bạt che kín đống ủ

 

Hình 11: Hoàn thành công trình tại hộ Nguyễn Văn Trí

Lương Thị Anh Đào