Đang online: 8
Hôm nay: 110
Trong tuần: 1236
Trong tháng: 7695
Tổng truy cập: 659731

THÔNG BÁO CƠ CẤU GIỐNG VÀ THỜI VỤ GIEO TRỒNG NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thứ Tư 22/03/2017 16:20
512

          Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo cơ cấu giống cây trồng nông nghiệp được đưa vào sản xuất và thời vụ gieo trồng năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như sau:

          * Các giống cây trồng được phép sử dụng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2017:

          - Giống cây lương thực:

          Giống lúa:

          Các giống lúa được phép sản xuất đại trà: ML 48, ML 202, ML214, TH 6, IR 59606, IR 50404, OM 4900, OM 4218, OM 2514, OM 7347, OM 6976, OM 3536, OM 5930, OM 4498, OM 5936, OM 6162, OM 2395, OM 6073, OM 5451, OM 2517, OM 6377, VD 20…

          Mỗi vùng nên bố trí 2 – 3 giống chủ lực, mỗi giống chiếm từ 25 – 30% tổng diện tích gieo trồng.

          Giống bắp lai: CP311, CP999, CP3Q, G49, C919, Bioseed 9698, Bioseed 06 (B.06), LVN14, MX10, WAX 44, CP333, SSC586, SSC 2095, DK 8868, DK 6919, P4199, NK7328, SSC 2095, SSC 586, LVN 10, MX 6, VN 8960, NK 67, CP 511, CP 888…

          Giống khoai mì: KM 60, KM 98 – 5, KM 98 – 1, KM 140,…

          - Giống cây công nghiệp ngắn ngày:

          Giống đậu phụng: Giống lỳ tuyển (VD1), VD2, HL 25,…

          Giống mía đường:

          Nhóm chín sớm: VN 84-4137, R 570, QĐ 86-368…

          Nhóm chín trung bình: ROC 16, ROC 25…

          Nhóm chín muộn: K 84-200, My 5514…

          Giống bông vải: VN 15, VN 20, VN 01 – 2…

          Phòng Nông nghiệp – PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố, thị xã có thể bổ sung thêm một số giống vào cơ cấu giống của địa phương để sản xuất nhưng các giống đó phải được Bộ Nông nghiệp – PTNT công nhận và phù hợp với điều kiện của địa phương.

          - Các giống cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả:

          Giống cao su: VN 515, PB 235, RRIM 600, RRIM 712, RRIV 107, RRIV 124, RRIC 121, PH60, GT1… và các giống khác theo khuyến cáo của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.

          Giống cây điều: PN1, CH1, LG1, MH 4/5, TL 2/11, AB 29, AB 05-08… và các giống khác đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận.

          Giống cây ăn quả: Chỉ được phép sử dụng các giống do Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận và cho phép phổ biến rộng rãi ở các tỉnh phía Nam.

          * Thời vụ gieo trồng

          Vụ Hè thu:

          Thời vụ gieo trồng vụ Hè thu bắt đầu từ 15/4 và kết thúc vào 30/5, cụ thể:

- Đối với những vùng chủ động nước (có nguồn nước nhĩ, chủ động bơm tưới, công trình thuỷ lợi) và cân đối đủ nguồn nước:

Xuống giống tập trung từ 15/4 đến ngày 30/5, đặc biệt lưu ý đối với các chân ruộng nước nhĩ quanh năm cần chỉ đạo chặt chẽ thời vụ xuống giống, phải bảo đảm thời gian cách ly ít nhất 20 ngày so với vụ trước.

Riêng 02 huyện Đức Linh và Tánh Linh, một số vùng bố trí sản xuất vụ Hè thu sớm để né lũ (không sản xuất vụ Mùa) thì cần tính toán cân đối nguồn nước, thời vụ xuống giống phải tập trung, né rầy; Thường xuyên kiểm tra, quản lý và theo dõi chặt chẽ tình hình rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến diện tích lúa Hè thu chính vụ ở trong vùng và toàn tỉnh.

- Đối với các vùng chưa chủ động hoàn toàn nguồn nước tưới:

Tuỳ tình hình nguồn nước tại chỗ và diễn biến của thời tiết, phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện và phòng Kinh tế, thị xã, thành phố bố trí lịch thời vụ cụ thể cho từng vùng phù hợp với địa phương mình.

Các cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và trồng mới cây lâu năm xuống giống vào đầu mùa mưa, khi đất đủ ẩm.

Vụ Mùa:

Thời vụ chung của vụ Mùa từ 15/7 đến 31/8.

- Đối với vùng không chủ động nước (chủ yếu dựa vào nước trời) thời vụ gieo trồng từ 01/7 đến 31/7.

- Đối với vùng chủ động nước (ruộng Hè thu cấy lại, bố trí sản xuất 3 vụ) xuống giống từ 15/7 và kết thúc vào 31/8.

Riêng cây bông vải trồng vụ mưa, chấm dứt thời vụ gieo trồng trong tháng 7.

Vụ Đông Xuân 2017 – 2018:

          - Thời vụ gieo trồng bắt đầu từ 15/11 đến 31/12, chậm nhất ngày 10/01 chấm dứt thời vụ gieo trồng vụ Đông Xuân.

          Riêng đối với những vùng dự kiến bố trí chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vụ Đông Xuân, thời vụ gieo trồng như sau:

          - Trên các chân ruộng dự kiến bố trí 2 lúa + 1 màu (bông vải, bắp, đậu phụng, rau, quả…) nên sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (85 – 90 ngày). Trong đó:

          + Vụ I (lúa Hè thu): Bắt đầu xuống giống từ ngày 30/3 – 15/4 chấm dứt gieo sạ, thu hoạch vào khoảng đầu tháng 7.

          + Vụ II (lúa vụ Mùa): Bắt đầu xuống giống từ 10/7 – 20/7, thu hoạch từ ngày 20/10 – 25/10.

          + Vụ III (trồng rau màu, rau quả hoặc cây công nghiệp ngắn ngày…): xuống giống tháng 11, chậm nhất ngày 20/12. Nếu trồng bông Đông xuân phải xuống giống trong tháng 11, kết thúc thu hoạch trong tháng 3 năm sau.

          - Trên các chân ruộng dự kiến bố trí 1 lúa + 1 màu

          + Vụ I (Hè thu muộn, Mùa sớm): Bắt đầu xuống giống từ 20/5 (Hè thu muộn), chậm nhất đến 10/7 (Mùa sớm), thu hoạch từ ngày 20/9 – 20/10.

          + Vụ II (trồng rau màu, rau quả hoặc cây công nghiệp ngắn ngày): xuống giống tháng 11, chậm nhất ngày 15/12. Nếu trồng bông Đông xuân phải xuống giống trong tháng 11, kết thúc thu hoạch trong tháng 3 năm sau.

          * Lưu ý:

- Các địa phương cần chủ động bố trí thời vụ hợp lý, cân đối đủ nguồn nước để bố trí diện tích gieo trồng. Chỉ đạo kiên quyết lịch thời vụ, không để tình trạng xuống giống kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các ổ dịch phát sinh, mặt khác sẽ gây khó khăn cho việc điều tiết nguồn nước và tổ chức phòng trừ sâu bệnh hại.

- Đối với sản xuất lúa, bố trí xuống giống cho từng vùng, từng cánh đồng phải thực hiện phương châm “đồng loạt, tập trung”. Đồng thời, cần lưu ý chỉ đạo các biện pháp kỹ thuật sau đây:

+ Đảm bảo thời gian cách ly giữa 2 vụ lúa ít nhất là 20 ngày, khuyến cáo nông dân áp dụng biện pháp cày ải phơi đất nhằm tiêu diệt mầm móng sâu bệnh còn tồn lưu trong đất.

+ Sử dựng cấp giống nguyên chủng hoặc xác nhận; giống kháng rầy để gieo trồng và thực hiện tốt các biện pháp quản lý sâu bệnh thật chặt chẽ, nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, chú ý phát hiện rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen hại lúa. Cán bộ bảo vệ thực vật phải theo dõi chặt chẽ số lượng rầy vào đèn để tham mưu, xác định thời gian xuống giống tại địa phương.

+ Đẩy mạnh việc ứng dụng các biện pháp “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”. Đặc biệt phải giảm lượng giống gieo còn 100 – 120 kg/ha sạ hàng, không vượt quá 150 – 160 kg/ha khi sạ lan (gieo thẳng).

MS