Đang online: 8
Hôm nay: 10
Trong tuần: 1136
Trong tháng: 7595
Tổng truy cập: 659631

HỘI NGHỊ SƠ KẾT MÔ HÌNH THÂM CANH THANH LONG ĐẠT TIÊU CHUẨN GLOBALG.A.P

Thứ Năm 09/12/2021 09:42
928

HỘI NGHỊ SƠ KẾT MÔ HÌNH THÂM CANH THANH LONG ĐẠT TIÊU CHUẨN GLOBALG.A.P

Ngày 3/12/2021, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận đã tổ chức sơ kết mô hình Thâm canh thanh long đạt tiêu chuẩn gắn với chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hữu cơ Hiệp Phát; đây là một trong những hoạt động trong nội dung xây dựng mô hình của Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020 - 2022 tại tỉnh Bình Thuận.

Từ năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận đã xây dựng mô hình Thâm canh thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalG.A.P gắn với chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ với quy mô 5 ha/10 hộ tham gia từ nguồn kinh phí của Dự án “Xây dựng mô hình trồng và thâm canh thanh long theo giàn kiểu T kết hợp tưới tiết kiệm nước được chứng nhận GlobalG.A.P” thực hiện tại Bình Thuận giai đoạn 2020 – 2022; và từ những kết quả đạt được trong năm thứ nhất, dự án đã tiếp tục triển khai mở rộng diện tích thâm canh tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hữu cơ Hiệp Phát với quy mô 6 ha/12 hộ tham gia trong năm 2021. 

Sau hơn 10 tháng thực hiện mô hình cũng đã đạt được những kết quả nhất định, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức sơ kết mô hình nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những khó khăn, tồn tại, kiến nghị của người dân, cần tiếp tục khắc phục, duy trì phát huy những hoạt động có kết quả tốt mang lại. Tham dự hội nghị sơ kết có các đại diện chính quyền địa, lãnh đạo HTX thanh long sạch Hòa Lệ, HTX DVNNHC Hiệp Phát và các hộ dân tham gia thực hiện mô hình của 02 HTX.

Trong hội nghị, cán bộ chỉ đạo phụ trách mô hình, bà Nguyễn Thị Diễm Trinh đã chia sẻ trình bày các nội dung hoạt động triển khai thực hiện trong mô hình như chọn điểm, chọn hộ trong xây dựng mô hình đã đảm bảo đúng tiêu chí của dự án; việc thực hiện kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P tại các hộ tham gia thực hiện đã thực hiện tốt các bước đầu tiên của bộ tiêu chuẩn như vườn của hộ xác định cấp chứng nhận đều có cắm biển báo cho từng khu vực như phân lô sản xuất, kho phân thuốc, nhà vệ sinh trong vườn sản xuất; có sơ đồ cụ thể cho cả vườn; có ghi nhật ký sản xuất theo ngày tháng rõ ràng cụ thể và chi tiết – đáp ứng truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của GlobalG.A.P; bảo quản phân bón, thuốc BVTV đúng nơi quy định; sử dụng thuốc BVTV nằm trong danh mục cho phép sử dụng, tuân thủ nồng độ khuyến cáo và thực hiện thời gian cách ly trước khi thu hoạch,…; về hiệu quả kinh tế: Năng suất các hộ tham gia mô hình đạt 23,9 tấn/ha tăng 7,7%, doanh thu tăng 13,7% và lợi nhuận tăng 23,3% so với ngoài mô hình vì các hộ trong mô hình đầu từ đúng mức, đúng lượng cây cần nên năng suất của các hộ trong mô hình cao hơn; hơn nữa, vì sử dụng phân hữu cơ nhiều và chế độ chăm sóc tốt hơn nên trái thanh long tươi đẹp hơn, đạt tiêu chuẩn xuất hơn và giá bản sản phẩm cao hơn. Ngoài hiệu quả về kinh tế, khi tham gia thực hiện dự án còn mang lại hiệu quả về xã hội và môi trường, cụ thể: Nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm, từ đó hiệu quả kinh tế tăng từ 20% trở lên so với sản xuất ngoài mô hình, tăng thu nhập cho nông dân, qua đó góp phần xây dựng hình ảnh nông thôn văn minh, hiện đại trong vùng dự án; Góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất truyền thống sang sản xuất áp dụng công nghệ và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang các thị trường khó tính hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ mang tính ổn định và bền vững, tạo tiền đề tốt cho các HTX trong tỉnh xây dựng thương hiệu, nâng cao kỹ năng quản lý, tổ chức sản xuất tốt thu nhập cho người lao động cao hơn, giảm thiểu tối đa gây ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính trong sản xuất; Nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất người dân theo hướng an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cho nông dân và cộng đồng, hướng đến nền sản xuất bền vững

Từ những kết quả ban đầu đạt được, đại diện chính quyền địa phương Ông Trần Đăng Thụ – đại diện Phòng nông nghiệp huyện Hàm Thuận Bắc đã có ý kiến “ Phần lớn các hộ dân có diện tích sản xuất thanh long còn manh mún nên việc liên kết nhiều hộ dân cùng áp dụng một quy trình sản xuất an toàn sẽ thuận lợi trong việc tạo ra sản phẩm đồng bộ, để liên kết tiêu thụ ổn định cho sản phẩm”. Ông Thụ còn góp ý “Từ kết quả đạt được thông qua mô hình, HTX DVNNHC Hiệp Phát cần chú trọng hơn các khâu phát triển thương hiệu sản phẩm như đăng ký mã số vùng trồng, dán tem QRcode, đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP,…để nâng cao hơn nữa úy tín sản phẩm quả thanh long của HTX mình”.

Cùng ý kiến trên, ông Nguyễn Xuân Hậu – cán bộ Trung tâm KTDV nông nghiệp Hàm Thuận Bắc bổ sung thêm “Ngoài diện tích được Dự án hỗ trợ, Hợp tác xã DVNN hữu cơ Hiệp Phát nên mở rộng diện tích sản xuất thanh long theo Quy trình kỹ thuật GlobalG.A.P để có sản lượng lớn và chủ động hơn trong cung ứng sản phẩm thanh long trong liên kết”.

Và đa số bà con tham gia dự án đều thống nhất với báo cáo tại Hội nghị của Trung tâm và mong muốn được tiếp tục duy trì canh tác thanh long theo hướng bền vững; kiến nghị Trung tâm cân đối, xem xét nhân rộng thêm mô hình tại địa bàn xã Hồng Liêm và các xã khác trên huyện Hàm Thuận Bắc để bà con được tiếp cận với hướng canh tác an toàn, bền vững./.

Nguyễn Thị Kim Dung