Đang online: 12
Hôm nay: 79
Trong tuần: 1205
Trong tháng: 7664
Tổng truy cập: 659700

Xây dựng mô hình tiêu thụ sản phẩm trái thanh long

Thứ Năm 18/02/2021 08:23
525

Xây dựng mô hình tiêu thụ sản phẩm trái thanh long

Để thúc đẩy hoạt động tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm ngành hàng thanh long, ngoài ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra cuộc cách mạng trong sản xuất, xây dựng mô hình thâm canh thanh long an toàn, đảm bảo truy nguyên nguồn gốc, đáp ứng các yêu cầu khó tính từ nước nhập khẩu thì song song đó phải làm tốt khâu kết nối - liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2020, tranh thủ các nguồn kinh phí, Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm thanh long, nhằm giảm áp lực đầu ra trái thanh long trong bối cảnh tác động từ dịch Covid-19, việc xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc qua các cửa khẩu gặp khó khăn.

Theo thống kê, Lượng thanh long cả nước xuất sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới 7 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 697.559 tấn; Trong khi năm 2019 đạt 1.497.527 tấn.

Ngoài tình hình thời tiết nắng hạn kéo dài, dẫn đến thiếu nước tưới cho thanh long thì một khó khăn khác là việc siết chặt chất lượng trái thanh long. Thị trường Trung Quốc không còn là thị trường “dễ tính”. Trung Quốc siết chặt thương mại nông sản theo hình thức trao đổi biên mậu và nâng cao hàng rào về kiểm dịch thực vật, qui định ngày càng khắt khe hơn đối với nông sản nhập khẩu; trong đó có qui định đối với thanh long, việc sản phẩm phải có chứng nhận mã số vùng trồng.

Từ ngày 01/1/2019, Cục giám sát kiểm dịch động thực vật thuộc Tổng cục hải quan Trung quốc chính thức áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng và nguồn gốc hàng hóa nông sản xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

          Năm 2020 các doanh nghiệp của tỉnh xuất khẩu chính ngạch ước đạt 8,1 triệu USD = 6.820,3 tấn thanh long tươi, tăng 5,34% về giá trị, giảm 3,03% về lượng so với cùng kỳ năm 2019 (Năm 2019 đạt 7,69 triệu USD = 7.033,5 tấn thanh long tươi); điều này cho thấy trong bối cảnh khó khăn từ thị trường Trung Quốc chúng ta vẫn xuất khẩu được vào các thị trường khó tính khác nên cần đẩy mạnh việc xúc tiến, tìm kiếm thị trường khác, tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Triển khai thực hiện chương trình sản xuất thanh long theo VietGAP tại Quyết định số 750/QĐ-UBND ngày 31/03/2020 của UBND tỉnh.  Tính đến cuối năm 2020 trên địa bàn tỉnh  có 11.419,472 ha thanh long VietGAP, vượt 11,95 % so với kế hoạch tỉnh giao (10.200 ha) và vượt 9,8 % so với kế hoạch tỉnh giao phấn đấu (10.400 ha). Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức Hội thảo liên kết tiêu tiêu thụ sản phẩm cho các HTX thanh long Bình Thuận, thông qua hội thảo, đã có 02 HTX  ký kết thương thảo ghi nhớ về hợp tác tiêu thụ thanh long trong thời gian đến là HTX Thuận Tiến ký kết thương thảo ghi nhớ  với Công ty CP Garden Sunrise; HTX Hòa Lệ đã ký kết thương thảo ghi nhớ với Công ty TNHH MTV ANT FARM; đây là bước khởi đầu ghi nhớ hợp tác giữa các đơn vị về mua bán quả thanh long. Dự kiến trong Quý II/2021, các đơn vị sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tiêu thụ chính thức cho thời gian đến.

Ngoài ra, từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM, Trung tâm khuyến nông đã tiến hành khảo sát và hình thành được 02 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ thanh long VietGAP với quy mô 20 ha/20 hộ trên địa bàn 03 huyện: Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình. Trong đó, Chuỗi liên kết với HTX Thuận Tiến quy mô 10ha/10 hộ liên kết với các HTX Thuận Hòa, HTX Phú Thịnh, HTX Thuận Quý, HTX Bắc Bình; chuỗi liên kết với HTX Hòa Lệ quy mô 10ha/10 hộ liên kết với các HTX TL an toàn Hàm Đức, HTX Thuận Minh, HTX Hàm Phú. Thông qua đó, Trung tâm Khuyến nông cũng đã thực hiện việc hỗ trợ một phần vật tư đầu vào cho các hộ nông dân tham gia chuỗi liên kết như: bóng đèn led, phân bón, thuốc BVTV,….

Tiến hành nghiệm thu và tổng kết mô hình liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ thanh long bền vững”:  Quy mô 5 ha tại xã Hàm Liêm huyện Hàm Thuận Bắc.  Kết quả: Năng suất tăng 16,5%, hiệu quả kinh tế tăng 42,5% so với đại trà, tỷ lệ bệnh đốm nâu chỉ còn 8,3%. Giá cả ổn định, giao động từ 18-21.000đồng/kg, cao hơn khoảng 40-60% so với sản xuất đại trà (8.000 -10.000đồng/kg).  Đến nay, đã được áp rộng rộng rãi khoảng 5.000 ha ở các vùng thanh long trọng điểm trên địa bàn tỉnh, tập trung chủ yếu tại vùng thanh long huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam.

CB.