Đang online: 9
Hôm nay: 113
Trong tuần: 1239
Trong tháng: 7698
Tổng truy cập: 659734

Tỉnh Bình Thuận có nhiều sự kiện năm 2023

Thứ Ba 04/04/2023 16:00
209
Từ Lễ Công bố Năm Du lịch quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh” gắn với Lễ hội đếm ngược chào năm mới 2023 đã mở màn cho chuỗi các sự kiện trong Năm Du lịch quốc gia 2023 tại Bình Thuận.

Tổ chức Năm du lịch Quốc gia “Bình Thuận - Hội tụ xanh”

Với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh”, Năm Du lịch quốc gia 2023 hướng đến sản phẩm xanh, năng lượng sạch, tạo ra môi trường thân thiện, an toàn cho sức khỏe, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa và giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hướng đến một nền tăng trưởng xanh, phát triển du lịch gắn với các ngành kinh tế khác phát triển bền vững.

Năm Du lịch quốc gia 2023 có hơn 200 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch với quy mô liên tỉnh, quốc gia và quốc tế được tổ chức trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và tại 41 tỉnh/thành trong cả nước, nổi bật như: Lễ hội Ẩm thực quốc tế; Giải đua thuyền Rowing và Canoeing câu lạc bộ toàn quốc; Hội chợ Farm Market; Giải Golf vô địch quốc gia; Tuần lễ vàng du lịch Bình Thuận…

Những ngày này khắp cả nước rộn ràng chào đón năm du lịch Quốc gia, du khách tứ phương qua các kênh thông tin theo dõi và cùng đổ dồn về Bình Thuận với sự kiện Khai mạc Năm du lịch Quốc gia 2023, tại NOVAWORLD PHAN THIẾT. Sự kiện khai mạc với qui mô hoành tráng, Chương trình nghệ thuật đặc sắc với gần 600 diễn viên và các ca sỹ nổi tiếng; phần trình diễn dù lượn động cơ xếp hình gắn cờ trình diễn trước giờ khai mạc; hoạt động trình diễn khinh khí cầu; trình diễn DRONE LINGHT; hoạt động bắn pháo hoa tầm thấp, v.v..

 

Khai mạc Năm du lịch Quốc gia 2023 diễn ra hoàng tráng tại NOVAWORLD PHAN THIẾT

 

Khánh thành Khu di tích Căn cứ Sa Lôn.

Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2023), sáng ngày 02/02, Tỉnh ủy – HĐND tỉnh – UBND tỉnh - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ, tại xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc.

Sa Lôn là vùng rừng núi thuộc xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc trải rộng khoảng 10 km2, nơi đây có địa hình phức tạp, phần lớn là những dãy rừng núi nối tiếp nhau kéo dài, được bao phủ bởi những cánh rừng nguyên sinh dày đặc. Sa Lôn được gọi theo phiên âm chữ Quốc ngữ, còn người Pháp phiên âm sang chữ La - tinh là Saloun. Các già làng K’Ho ở xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc giải thích: Sa Lôn nghĩa là “dòng nước Mẹ”, “dòng suối uốn lượn như rồng...”.

Sa Lôn là địa bàn cư trú lâu đời của đồng bào K’Ho. Trong kháng chiến chống Mỹ, có khoảng 2.500 đồng bào K’Ho cư trú tại vùng rừng núi Sa Lôn. Đồng bào K’Ho chung tay bảo vệ buôn làng; góp phần cung cấp lương thực, thực phẩm, nhân lực cho hoạt động của căm cứ cách mạng; góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động vùng căn cứ. Do chiến tranh ác liệt, để đảm bảo an toàn, bí mật nên Tỉnh ủy Bình Thuận phải di dời và đứng chân tại nhiều địa điểm ở vùng rừng núi, Sa Lôn được coi là địa điểm Cơ quan Tỉnh ủy đứng chân ở nhiều khoảng thời gian khác nhau (3 lần hơn 8 năm: tháng 12/1954 - 6/1957, giữa năm 1961 - tháng 12/1964, tháng 9/1968 - tháng 8/1970); ghi lại nhiều dấu ấn, nhiều sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng như:  Hội nghị thành lập Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Bình Thuận (tháng 10/1962); Đại hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Thuận lần thứ I (1962) và lần II (1964); Đại hội Chiến sĩ thi đua tỉnh Bình Thuận lần thứ I (tháng 9/1964); Hội nghị thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Bình Thuận (tháng 6/1969), Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ I trong kháng chiến chống Mỹ (tháng 7/1970)…Đặc biệt, ngày 09/9/1969, tại đây đã tổ chức Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh với bức ảnh chân dung Người bằng lụa, bọc trong khung, đặt trên bàn thờ bằng cây lồ ô còn được lưu giữ đến nay.  

Ngoài những sự kiện diễn ra tại Sa Lôn, đây còn là nơi nhiều đơn vị, cơ quan, ban được thành lập, đứng chân và hoạt động lập như: Ban Kinh tài, Ban Hậu cần (tháng 2/1961); Ban Quân sự tỉnh (tháng 3/1961); Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy (tháng 8/1961); Xưởng Quân giới Cao Thắng (tháng 9/1961); Bộ phận trung chuyển – trạm F5 (cuối 1961); Ban Quân y tỉnh, Trường Đảng Trần Phú, Nhà in Giải phóng Bình Thuận (1962); Bệnh xá X1 (tháng 2/1962); Ban Hậu cần trực thuộc Ban Quân sự tỉnh (tháng 3/1962); Ban An ninh tỉnh (tháng 7/1962); Ban Dân Quân y tỉnh (năm 1963)… 

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận)

Đưa vào hoạt động tuyến Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.

Với hàng loạt các sự kiện du lịch, kinh tế, văn hóa; các du khách nước ngoài luôn được chào đón và người dân vùng lân cận Bình Thuận, nhất là du khách từ tuyến Nha Trang, Đà Lạt rồi TP. Hồ Chí Minh sẽ di chuyển về Phan Thiết rất nhiều. Sự kiện đưa vào hoạt động tuyến Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây ngày 30/4/2023 đáp ứng nhu cầu di chuyển, rút ngắn tối đa thời gian, thuận lợi cho người dân và kích cầu phát triển cho Bình Thuận.

 

Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (Ảnh: Công Bá)

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 99 km, mặt đường hơn 32 m, quy mô 6 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, nối Đồng Nai và Bình Thuận. Khi hoàn thành giúp hành trình từ TP HCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết - Mũi Né rút ngắn một nửa, còn khoảng 2 - 2,5 giờ. Dự án được khởi công vào tháng 9/2020, được Bộ Giao thông vận tải khẳng định đưa vào sử dụng vào dịp 30/4/2023.

CB