Đang online: 5
Hôm nay: 210
Trong tuần: 1921
Trong tháng: 8380
Tổng truy cập: 660416

Chi tiết câu hỏi/ trả lời

Câu hỏi: Kinh nghiệm trồng nấm
Thân chào các anh chị phòng thông tin TTKN Bình Thuận!
Em ở TP.HCM, làm việc trong 1 đơn vị quốc phòng nghiên cứu các vấn đề về nhiệt đới (Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga). Em được giao trách nhiệm xây dựng mô hình 1 nhà nấm để nghiên cứu thử nghiệm vài loại nấm. Hiện nay, em đã có 1 nhà nấm có công suât 10000 bịch. Em đã thử nghiệm được 3 đợt tuy nhiên sản lượng kém hơn những chỗ khác rất nhiều.
Đặc điểm nhà nấm của em như sau:
- Nhà lưới tiêu chuẩn trồng nấm,
- Em trồng hai loại: linh chi đỏ và bào ngư xám
- Địa điểm trồng thử nghiệm: huyện Cần Giờ
Em không biết vì lý do gì mà nấm em năng suất thấp và xuất hiện bọ đen ăn nấm.
Em tìm thông tin thì thấy ở Bình Thuận mình có điều kiện tương tự nên mạn phép hỏi thăm kinh nghiệm của các anh chị, các anh chị có thể cho em lời khuyên được không ạ? Nếu được, em xin phép được tham quan mô hình nhà nấm mà các anh chị biết được ko? Đặc biệt là các nhà nấm ở vùng ven biển, nơi có điều kiện tương tự ở Cần Giờ.
Em xin chân thành cảm ơn
Tiến
Trả lời

Vấn đề giảm năng suất trong trồng nấm có thể không phải do từng nguyên nhân riêng rẽ mà là tổng hợp của rất nhiều yếu tố cấu thành như: chất lượng bịch phôi, meo giống, quy trình chăm sóc, cách thu hái, yếu tố bệnh hại.

Do bạn không nói rõ bịch phôi nấm bạn tự làm hay mua của các cơ sở trồng nấm nên chúng tôi tổng hợp một số nguyên nhân chính như sau:

1/ Chất lượng bịch phôi: quyết định phần lớn đến năng suất nấm.

- Nếu bạn tự làm bịch phôi phải quan tâm đến một số yếu tố sau:

+ Nguồn nguyên liệu: chú ý không sử dụng mạt cưa có tinh dầu hay chất thơm.

+ Dinh dưỡng phối trộn:

Đạm hữu cơ: cám bắp, cám gạo.. -> tỉ lệ khoảng 5-10%

Đạm vô cơ: ure, DAP, SA…-> tỉ lệ dưới 5 0/00

Phân chuồng : phân gà, phân bò, phân trùn

Khoáng : tro, hóa chất, bột nhẹ… -> 1 %

+ Nhiệt độ và thời gian hấp bịch phôi:

Nhiệt độ (0C)

Thời gian

65

10 ngày

75

3 ngày

85

12 giờ

95

6 giờ

105

4 giờ

121

90 phút

Thông thường với điều kiện hiện nay thường sử dụng nhiệt độ 950C trong thời gian 6 giờ.

+ Chất lượng meo:

GIỐNG TỐT

GIỐNG XẤU

Tơ nấm dày và trắng đều trên các loại cơ chất ở mỗi giai đoạn (thạch, lúa cọng, giá môi

- Bị nhiễm tạp, nguyên liệu nhày nhớt, có màu đục sữa (nhiễm trùng), có màu sắc lạ (nấm mốc)

- Tơ mọc thưa, cuộn, rối bông

- Tơ nhạt màu thành từng mãng trên bịch meo giống

- Tơ được giữ nơi mát trong suốt thời gian tăng trưởng

- Tơ còn trắng, môi trường chưa khô

- Tơ để nơi nóng và có nắng chiếu. Tơ chảy nước vàng.

- Môi trường bị khô, tơ nấm bị co lại, nằm sát mặt thạch

- Nếu bạn mua bịch phôi nấm ở những cơ sở sản xuất nấm phải chọn những cơ sở uy tín, chất lượng bịch phôi đảm bảo, sử dụng meo giống mạnh.

2/ Nhà trồng

Chú ý nhà trồng phải thông thoáng nhưng không bị gió lùa trực tiếp vì tai nấm sẽ rất nhanh mất nước, do đó bạn kiểm tra lại nhà trồng.

3/ Tưới.

Tốt nhất nên sử dụng hệ thống phun sương có timer điều khiển để có thể chỉnh được nhiệt độ và độ ẩm thích hợp nhất cho nấm. Cố gắng duy trì nhiệt độ nhà trồng không quá 300C và độ ẩm khoảng 90%.

Chú ý không dùng vòi tưới mạnh trực tiếp lên tai nấm.

4/ Thu hoạch

Vấn đề thu hoạch cũng phải được chú ý kỹ. Nguyên tắc thu hoạch là không để sót chân nấm trong bịch phôi. Vì khi tưới nước nếu còn chân nấm sẽ gây hiện tượng thối nhũn ảnh hưởng đến các đợt ra nấm tiếp theo.

5/ Sâu bệnh hại

- Trước khi trồng nấm, nhà trồng cần được vệ sinh kỹ càng để giảm hiện tượng sâu bệnh tấn công. Phương pháp thông thường là sử dụng nước vôi loãng tạt đều nhà trồng nấm.

Bạn có thể tham khảo một vài loại thuốc được dùng trong phòng bệnh ở nấm trồng.

STT

Tên thuốc

Đặc trị

Cách dùng

Lưu ý

1*

Bennomyl (Benlate– C)

Nấm mốc

Pha 12g/10 lít nước phun cho 10m2

Thường diệt mốc trong đất (đất phủ nấm mỡ)

2*

Bordeaux (sulfat đồng)

Nấm mốc

Thêm sulfat đồng (CuSO4) cho đến khi bão hòa trong nước vôi 1%. Quét lên vết bệnh (thuốc pha xong dùng ngay, không để lâu)

Theo Kijgman (1950) thuốc ít có giá trị thực tiễn (không diệt triệt để và đại trà)

3

Formalin(Formol hay Formaldehyd)

Nấm mốc, vi khuẩn, tuyến trùng

– Phun giữa hai đợt trồng với nồng độ 0,2–0,3%– Xông hơi : đối với những phòng có thể đóng kín lại. Sử dụng 100ml cho thể tích khoảng 50m3

– Tẩm giấy báo phủ lên mô nấm bệnh. Nồng độ 0,5% (2 lần)

Hơi độc ảnh hưởng qua hô hấp, tránh hít thở trực tiếp

4

Mancozeb (Dithane,Maneb)

Nấm mốc

Pha nước rải 1g cho 1m2, giữa hai đợt nuôi trồng (ngay sau khi hái xong)

Vón cục khi gặp nóng và lửa, phân hủy ở môi trường kiềm.

5

Pentachlorophenolate Na (Santobrite)

Nấm mốc

Phun nước hoặc tẩm gỗ dùng trong trồng nấm. Nồng độ sử dụng 2% (nên thêm Soda (carbonat Na))

6

Zineb (Tritofboral)

Nấm mốc

Phun sau mỗi đợt nuôi trồng (ngay sau khi thu hái xong), nồng độ 7%

Vón cục khi bị nóng và lửa. Bị hủy ở môi trường kiềm. Ít độc nhưng gây dị ứng da.

7*

Azodrin 50DD

Côn trùng nhện mạt (mites)

Pha với nước, nồng độ 1% phun trước và sau các đợt trồng

Thuốc rất độc với người và gia súc. Ăn mòn kim loại.

8*

Basudin10H               50ND(Diazinon, Dd Diazital)

Ruồi

Pha nước và phun. Nồng độ 20g/10 lít nước (bột), hoặc 1 : 500 – 800 (Nhũ dầu)

Thuốc độc với người và gia súc. Dễ bị phân hủy bởi kiềm và acid.

9*

DDVP2%         50ND (Diclorodivinyl phosphat)

 Côn trùng mites

Pha một chai (650ml) với 30 lít nước, phun nơi có dịch bệnh. Trường hợp bị bệnh trứng, có thể dùng DDVP 2% (không pha nước) và phun ba lần và cách ngày, tốt nhất vào chiều tối.

Dễ phân hủy bởi kiềm. Ăn mòn kim loại. Độc cho người và gia súc.

10*

Dipterex 96BHN (Trichlorvos)

Côn trùng

Pha nước và phun trong phòng. Nồng độ 0,5%

Dễ bị kiềm và ánh sáng phân hủy. Độc vừa đối với người và gia súc.

11*

Kelthane (Dicofol)

mites

Rải (200g cho 100m2) hoặc phun (nồng độ 18,5%)

12

Endosulfan (thiodan)

Ruồi, mites

Pha nước (250 ml cho 10 lít nước), phun trong phòng và nơi có nguồn bệnh.

13*

Furadan 3H

Tuyến trùng, côn trùng

Rải trên đất trước và sau khi đưa bịch vào tưới

Dễ hủy bởi nhiệt và kiềm. Độc cho người và gia súc.

14*

Malathion 50ND

Ruồi, mites

Tương tự Basudin. Phun trong phòng và nơi có nguồn bệnh. Nồng độ 2,5%

Dễ hủy bởi nhiệt, acid và kiềm. Độc với ong và cá.

15*

Monitor 50DD (60, 70, 72)

Côn trùng, mites

Pha nước và phun diệt bệnh hoặc phòng ngừa trước và sau khi nuôi trồng. Nồng độ 0,1%

Dễ hủy bởi kiềm. Ăn mòn thép, đồng. Rất độc với người và gia súc.

16

Gama HCH (g Hexacloro–cyclohexan) (Lindane)

Ruồi, nhện

Xông hơi trong suốt thời gian ra quả thể (cũng có thể rắc bột nhưng không hiệu quả bằng)

Độc cho động vật.

17*

Methyl parathion 50ND

Ruồi nhện

Xông hơi hoặc phun. Nếu phun phải tránh thời kỳ nấm đang ra

Độc cho nấm.

18*

Trebon 10ND

Sâu con

Phun trực tiếp lên nguồn bệnh.

            (x*) Sản phẩm do Công ty thuốc sát trùng (Vipesco) sản xuất

Ngoài ra bạn có thể dùng các phương pháp bẫy như keo dính có tẩm thuốc hay dùng đèn để bẫy một số loại ruổi, mạt trong nhà trồng nấm. Các sản phẩm này được bán rộng rãi trong cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật.

* Một số địa chỉ trồng nấm tại Bình Thuận bạn có thể tham khảo:

1/ Trung tâm Thông tin & Ứng dụng Tiến bộ KHCN Bình Thuận

Địa chỉ: C1 Võ Văn Kiệt - TP. Phan Thiết – Bình Thuận

Điện thoại: 0252. 3751005

2/ HTX nấm Phúc Thịnh

Địa chỉ: Thôn Tiến Thạnh – Xã Tiến Lợi – TP. Phan Thiết – Bình Thuận

Điện thoại: 0918821588 – 0252. 6507588

Email: namphucthinhbt@gmail.com