Đang online: 17
Hôm nay: 517
Trong tuần: 1643
Trong tháng: 8102
Tổng truy cập: 660138

Chi tiết câu hỏi/ trả lời

Câu hỏi: hom mía giống đen
em xin chào anh chị khuyến nông bình thuận .em hỏi về mua hom giống mía đen về trồng em ơ huyện bắc bình em đi nhiều nơi kiếm giống mía đen không có .anh chị biết chỗ nào có cho em địa chỉ mưa về trồng .em xin cảm ơn trước

Cám ơn bạn đã quan tâm đến trang Web của đơn vị !

Theo tôi hiểu, giống mía bạn hỏi là giống mía tím hay còn goi là mía tím đen, loại mía này thân mềm dễ ăn và có vị ngọt thanh, được trồng nhiều ở các tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam như tỉnh Lào Cai, Điện Biên… để phục vụ cho khách du lịch; ở phía Nam chủ yếu là trồng mía xanh, vàng để sản xuất đường, rất ít trồng mía để ăn tươi như mía tím đen mà bạn đang quan tâm.

Tuy nhiên, một số vùng chuyên trồng mía phía Nam như Sóc Trăng, Tây Ninh… cũng đa dạng, có một số ít vùng trồng mía tím đen, nếu bạn cần nguồn giống thì liên hệ anh Minh – Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh để được hướng dẫn cụ thể: điện thoại: 0393812732.

Bạn có thể tham khảo quy trình:

Kỹ thuật trồng cây mía tím đúng cách để đạt năng suất cao nhất và đạt lượng đường trong mía cao! 

Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường, có thể ép lấy nước giải nhiệt rất tốt vào mùa hè. Sau đây Tuấn Tú 3A xin mời bà con nông dân theo dõi các bước kỹ thuật trồng cây mía tím đúng cách để đạt năng suất cao nhất và đạt lượng đường trong mía cao

I.Làm đất trồng
Mía tím là loại cây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám, đất pha cát hay đất sét nặng. Khi đã chọn được đất trồng, bạn tiến hành làm vệ sinh, loại trừ cỏ dại và các mầm mống sâu bệnh, đồng thời với đó là cày cuốc đất cho tơi xốp và thoáng khí. Trong lần cày đầu tiên, bạn nên cày sâu 30 – 40 cm, trừ những vùng đất nhiễm phèn thì cày nông hơn để tránh đưa tầng đất sinh phèn lên trên bề mặt trồng mía. Ngoài ra, bạn cần bón vôi để khử sâu bệnh trước lần cày bừa cuối cùng

II.Cách đặt hom trong kỹ thuật trồng mía tím

Đất sau khi đã chuẩn bị cần tạo rãnh sâu 22 – 25 cm, các rãnh cách nhau 1,2 m và dưới đáy rãnh có một lớp đất mịn mỏng. Đồng thời, giống đã chuẩn bị đem ra chặt ngang giữa lóng, lưu ý là không chặt sát mầm, sau đó trồng hom so le sao cho các mầm hướng ra hai bên, hai hom cách nhau 10 – 20 cm, cuối cùng là phủ lên một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm cho mầm, rễ nhanh phát triển.

III.Chăm sóc hom mía sau khi trồng

- Tưới nước: Bạn cần thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho đất giúp hom nhanh nảy mầm, khoảng 15 – 20 lần trong cả vụ. Cụ thể là 4 lần/ tháng cho thời kỳ mía nảy mầm, 2 – 3 lần/tháng cho thời kỳ đẻ nhánh làm lóng và 1 – 2 lần/tháng cho thời kỳ mía làm lóng. Lưu ý là trước khi thu hoạch khoảng 20 ngày, bạn cần phải ngừng hoàn toàn việc tưới nước nhé.

- Bón phân: Với một sào trồng mía tím, bạn cần phải bón thúc với 800 – 1000 kg phân chuồng hoai mục, 28 – 30 kg đạm, 20 – 25 kg kali và 40 – 50 kg lân. Ngoài ra, để tăng hiệu quả hấp thụ phân bón của cây trồng, bạn có thể bổ sung thêm 1 - 1,5 túi phân TKUSKOM cùng với 1 lít USCOM 6-9-9 cho mỗi 1000 m2 cấy trồng.

IV.Phòng ngừa sâu bệnh

- Phòng trừ rệp bằng thuốc Ofatox, phòng trừ sâu dục thân bằng thuốc Padan theo hướng đản ghi trên nhãn mác. Chung quanh đám mía trồng những trụ cách nhau 5m, rào bằng cây căng dây thành 2 - 3 hàng để mía ít bị đỗ ngã.

V. Cách thu hoạch mía
Công đoạn thu hoạch mía có thể nói là phần việc cuối cùng để người nông dân gặt hái những thành quả sau một năm cực nhọc trồng và chăm sóc cây mía trên đồng ruộng. Nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất, người trồng mía cần quan tâm nhiều hơn đến thời gian thu hoạch của cây mía. Cây mía chỉ cho hiệu quả cao nhất khi thu hoạch đạt đủ 3 tiêu chuẩn: chín, sạch và tươi.

a. Mía chín:
- Ngoài đồng ruộng, cây mía chín có những biểu hiện bên ngoài như lá khô nhiều, còn khoảng 5-6 lá vàng xanh, các lá đọt ngắn lại có tán hình rẽ quạt, vỏ thân mía bóng láng, cứng, khi gõ
vào lóng nghe tiếng trong- dòn, màu da mía sẫm, màu đặc trưng của giống.
- Khi mía chín độ ngọt của cây mía ở phần gốc và phần ngọn gần bằng nhau. Bà con có thể kiểm tra bằng cách nhai thử. Có thể sử dụng brix kế để đo độ ngọt phần gốc và phần thân gần ngọn.
- Độ chín của mía ảnh hưởng bởi:
+ Giống mía: chín sớm, chín trung bình và chín muộn.
+ Chế độ phân bón: bón nhiều phân có đạm, bón trể mía chín chậm, ít đường.
+ Đất trồng bị úng, ngập nước hoặc thời tiết nhiều mây, mưa kéo dài mía sẽ chín muộn hơn.
b. Mía sạch:
- Chặt sát gốc, thêm được trọng lượng cây và phần đường ngọt nhất của cây.
- Chặt bỏ ngọn đến mặt trăng.
- Phải róc sạch lá bẹ khô, rễ thân.
- Loại bỏ cây mía chết khô, hư, thối, mía mầm, mía mót.

c. Mía tươi:
Mía thu hoạch phải theo Lệnh đốn chặt ở Trạm, chặt đến đâu chuyển mía về Nhà máy đến đấy, không chặt trước, để mía phơi bãi, bị khô nhót, mất trọng lượng và lượng đường trong cây mía
giảm.

d.Vận chuyện mía

Bà con sau khi đã chặt mía bó thành từng bó nhỏ rồi dùng máy tời mía 3A để nâng lên xe ô tô 

Máy tời mía 3A có nguyên lý làm việc của gầu tải. Nhiều giá nâng sản phẩm được thiết kế trực tiếp trên bộ truyền xích, tận dụng chiều quay của bộ truyền xích để làm việc liên tục. Máy tời mía 3A hoạt động tiết kiệm nhiên liệu, chỉ mất 1 giờ máy bốc được khoảng 7 đến 10 tấn mía.

 Chúc bạn thành công !

         Hồ Công Bình