Đang online: 6
Hôm nay: 311
Trong tuần: 1437
Trong tháng: 7896
Tổng truy cập: 659932

Chi tiết câu hỏi/ trả lời

Câu hỏi: Hỏi địa chỉ mua cây giống, con giống
Xin địa chỉ mua cây giống lộc vừng và cây đàng hương số lượng lớn! Hướng dẫn cách trồng 2 loại cây trên.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến trang Web của đơn vị !

          Bạn có thể liên các địa sau để biết thêm chi tiết, vì số lượng mua nhiều hay ít thì bạn phải trực tiếp liên hệ để họ trả lời và hướng dẫn.

* Cây Lộc Vừng:

          -  Công ty cây xanh Bình Nguyên: 0909551105 gặp anh Bình

          - Cty Cổ phần Hoa Sài Gòn

          74/2/1D đường 36, phường Linh Trung, tp Thủ Đức, Hồ Chí Minh

          Điện thoại: 02837203389; CSKH 0901805859

* Cây Đàn hương:

          Trung tâm cây giống Đồng Nai

02- Ấp, đường Nguyễn Hoàng, Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai

          Điện thoại: 0907780602 gặp anh Vương

A- HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LỘC VỪNG

Trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng thực sự không khó, nhưng để cây có thể phát triển tốt, ra hoa đúng mùa, hoa tươi lâu thì người chơi cây buộc phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Cành giống được dùng để trồng phải có kích thước đúng chuẩn quy định (3 – 5 cm), vỏ phải dày, phát ra nơi lộ sáng từ hướng đông đến Nam là tốt nhất vì khi đó cây Lộc Vừng của bạn có nhựa sống dồi dào. Nếu bạn chọn cây giống được ươm từ hạt thì phải tìm cây có thân hơi mập một chút, hình bút tháp, phần lá phải hơi cứng, màu nõn tía và đường kính gốc lý tưởng nhất là từ 1,5 – 2 cm để có thể giúp bạn dễ gắn đá khi chưng trong các tiểu cảnh non bộ.

2. Địa điểm trồng tốt nhất là ven bờ nước cho hợp với phong thủy thổ. Nếu các bạn thích trồng cây Lộc Vừng trên cạn thì bạn cần phải đào rãnh xung quanh để giúp cây giữ nước, trồng ụ đất trong các loại chậu kín đáy, tưới nước sạch (nên dùng nước giếng vì đây là loại nước có chứa nhiều khoáng vi lượng giúp cây dễ tiêu), ốp đá xung quanh phần gốc cây để giúp cây hạn chế xiêu đổ và tạo khung cảnh tươi đẹp.

3. Không nên trồng nơi thiếu ảnh sáng mặt trời, tránh bóng râm che phủ lên cây, không được thúc ép cây phát triển nhanh bằng các loại phân hóa học, nhất là phân đạm, sunphat, NO3, … vì có thể dẫn đến tình trạng lá tốt nhưng hoa xấu, kém tươi cũng như làm hấp dẫn các loại sâu bọ gây bệnh đến phá cây của bạn. Lộc Vừng Nếu trồng trong chậu, bồn, bạn nên bón cây bằng hỗn hợp NPK hữu cơ vi sinh ( mua loại chuyên dùng cho hoa cảnh có hàm lượng N nhỏ hơn mức 10%), trộn đều với bột xỉ than và rải đều trên bề mặt đất, cho ngấm tự nhiên. Cách làm này sẽ giúp cho cây Lộc Vừng của bạn được bền gốc, cây chắc khỏe, hoa tươi – đẹp.

Một số trường hợp cần khắc phục: Nếu chẳng may, cây Lộc Vừng của bạn trồng không đúng kỹ thuật dẫn đến bị úng nước, lá héo. Khi đấy bạn phải nhanh tay khắc phục bằng cách:

- Nếu đó là cây mới trồng: bạn phải vặt bỏ hết phần lá, sau đó khoan một lỗ nhỏ sát đáy để nước thoát thật nhanh ra ngoài, sau đó để phơi khoảng 2-3 ngày cho đất khô rao rồi mới tưới nhẹ cho cây giữ độ ẩm và phát triển bình thường trở lại.

- Nếu cây đã được trồng lâu năm: có 2 cách khắc phục:

Cách 1: Tương tự như cách phía trên, là bỏ hết phần lá sau đó khoan lỗ, kết hợp đào bỏ đất và rễ xung quanh chậu khoảng 10 phân (từ phần miệng chậu xuống đến phần tận đáy). Sau đó, tiếp tục cho đất, phân cũng như các loại trấu đã được trộn đều vào thay cho phần đất và rễ được bỏ ra ngoài. Tưới nước vào cho đến khi thấy nước chảy ra ra ngoài các lỗ thoát nước là được.

Cách 2: Bỏ phần lá sau đó đánh bầu cây ra, khoan lỗ thoát nước kết hợp với việc cắt bỏ phần rễ thối, khô và cho phần đất cùng phân mới vào để trồng lại giống như cách 1.

Trên đây là một số lưu ý trong cách trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng, hy vọng với một số kinh nghiệm nhỏ mà chúng tôi chia sẻ. Các bạn có thể giúp cho cây của mình trở nên khỏe mạnh và tươi tốt hơn. Chúc các bạn thành công.

KÍCH THÍCH CÂY RA HOA

Hoa thường nở hai vụ trong năm vào tháng 7 và 11 âm lịch. Khi hoa nở có hương thơm, hoa buông thành bức mành, mầu hồng tươi, trông thướt tha, mềm mại, quyến rũ, tương phản với dáng mộc mạc, cũ kỹ của thân cành càng làm nổi bật nét đẹp riêng chỉ cây lộc vừng mới có.

Để kích thích cây Lộc Vừng ra hoa cần lưu ý các điều kiện sau:

1. Về chế độ ánh sáng

Nếu trồng cây Lộc vừng dưới đất cần trồng nơi có nhiều ánh sáng, có thể trồng nơi ven bờ sông hồ, cây Lộc vừng sẽ ra hoa tự nhiên không cần xử lý kích thích, loài cây Lộc vừng có lá tròn nhỏ ( thường có xuất xứ từ miền Trung trở ra Bắc) sẽ siêng có hoa hơn  cây Lộc vừng có lá dài to ( còn gọi là cây Chiếc hay cây Mực ).

Trường hợp trồng cây Lộc vừng trong chậu thì đặt cây nơi có đầy đủ ánh sáng không bị che bóng. Cây trong chậu sẽ rất khó ra hoa do điều kiện dinh dưỡng kém nên thường xuyên bón phân hữu cơ hoai mục và DAP để cây sinh trưởng tốt.

2. Chọn thời điểm kích thích ra hoa

Thời gian từ khi kích thích đến khi ra hoa là 03 tháng, khi thấy cây Lộc vừng có bộ tán lá xanh tốt thì bắt đầu xử lý kích thích ra hoa.

Ví dụ: Để canh cây Lộc vừng ra hoa vào dịp Tết thì chọn đầu tháng 9 âm lịch bắt đầu kích thích ra hoa.

3. Lựa chọn cách kích thích ra hoa

Cách 1: Làm cho cây sinh trưởng trong điều kiện ngập nước:

Dùng đất bít lỗ thoát nước dưới đáy chậu xong đổ nước vào chậu cho nước ngập một phần rễ cây khoảng 30 %. Sau một tháng khi cây vừa quen với tình trạng rễ ngập nước thì thoát nước ra, lúc này bắt đầu phun KNO3 kết hợp vitamin B1 liều lượng 100 gam KNO3 + 12 ml B1 cho bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán lá cây ( lúc chiều mát).Thời gian phun là 3 lần cách nhau 7-10 ngày.Tưới nước vừa đủ, khi thấy cây Lộc vừng phún chồi lá thì mới tưới nhiều.

Cách 2: Siết nước tưới kết hợp lặt bỏ lá cây:

Khi cây Lộc vừng sinh trưởng tốt, để giúp cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa thì bắt đầu cắt nước không tưới hoàn toàn trong thời gian 5- 7 ngày, khi thấy lá cây có dấu hiệu vàng héo thì tưới nhẹ vùa đủ ẩm, sau đó lặt bỏ hết lá trên cây. Dùng KNO3 và vitamin B1 với liều lượng 120 g KNO3 + 12 ml B1 pha trong bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán cây ( lúc chiều mát).Phun 3 lần cách nhau 7- 10 ngày.Khi thấy cây phun lá non thì tưới nước đầy đủ.

Để cây Lộc vừng ra hoa bền và lâu cần bón thêm phân hạt NPK 5-15-25 TE rải xung quanh đất gốc cây, xong dùng đất lấp lại.

Liều lượng sử dụng:

- Cây trong chậu nhỏ ( Đường kính chậu từ 60 – 80 cm) 1 muỗng canh cho một lần bón

- Cây trung bình  ( Đkính chậu 100 – 120 cm) : 2 muỗng canh cho một lần bón

- Cây to ( Đkính chậu > 120 cm): 3 muỗng canh cho một lần bón

B- CÂY ĐÀN HƯƠNG

1-    Chọn đất trồng phù hợp cho cây đàn hương

- Khi trồng cần chú ý lựa chọn đất có thể thoát nước tốt, thông thoáng. Cây đàn hương là loại cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, nên có thể trồng với nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ, đất pha cát, đất frealit. Nhưng để cây phát triển tốt nhất nên trồng trên đất pha đá.

- Cây đàn hương là cây không thể chịu được ngập úng chính vì vậy nên trồng cây đàn hương nơi có thể thoát nước tốt nhất. Nếu trồng trên đất dốc nên đào hố trồng nên đánh đường đồng mức.

2-    Khoảng cách trồng cây gỗ đàn hương và cây chủ

- Khoảng cách giữa cây gỗ đàn hương và cây chủ là rất quan trọng để đảm bảo sự tăng trưởng tốt trong toàn bộ vòng xoay của vườn trồng. Khoảng cách tối thiểu của cây đàn hương là 3 m × 6 m hoặc 5 m × 5 m. Với cây ký chủ dài hạn, trồng thưa nhất cũng chỉ cây đến cây là ở vị trí thứ năm trong mỗi hàng. Với những cây đàn hương trồng với khoảng cách 3m, cây chủ sẽ được đặt cách nhau 15m. Nên trồng theo kiểu “bù đắp” để mỗi cây gỗ đàn hương trong vòng 5-6 m có một cây ký chủ dài hạn (xem bên dưới).

-Số cây ký chủ giai đoạn ngắn sẽ phụ thuộc vào kích thước của cây chủ dài hạn.

3-     Kỹ thuật đào hố và trồng cây xuống hố

·        Kỹ thuật đào hố

- Hố đào tối thiểu là 40 cm x 40 cm (càng rộng, càng sâu thì càng tốt). Sau khi đào hố, nếu có điều kiện ta phơi đất khoảng 10 – 15 ngày và tiến hành bón lót 5-10 kg phân chuồng hoai mục hoặc các loại phân hữu cơ khác. Có thể phủ đất lại như ban đầu và để 1 – 2 tháng (nếu chưa trồng luôn).

·        Trồng cây xuống hố

- Khi trồng cây Đàn hương, ta lấy xẻng đào lỗ to gấp 2 lần bầu cây và lấy kéo cắt 2 bên túi bầu cây (cũng có thể dùng kéo cắt vòng quanh dưới đáy và sau đó cắt 1 đường bên hông từ trên miệng bầu xuống), loại bỏ túi bầu cây ra và nhẹ nhàng đặt cây vào hố đào, sau đó vun đất chặt lại (nèn chặt vừa phải, không được dùng chân vì có thể dẫm lên rễ hoặc phá vỡ các rễ của cây con). Tưới nước nhẹ nhàng quanh gốc cây.

- Với những nơi không có điều kiện, ta có thể đào hố, bón phân bón lót và tiến hành trồng ngay. Nên duy trì các cây họ Đậu là cây ký chủ giai đoạn bầu như Lạc dại, Kim Tiền Thảo, rau Rệu…quanh gốc cây. Sau đó trồng 1-2 cây Đậu triều cách gốc cây khoảng 50 cm.

4-    Kỹ thuật trồng cây đàn hương

5-    Trồng cây ký chủ cho cây đàn hương

Đàn hương là cây gỗ cao 10 – 15 m, với đặc tính sinh học quan trọng nhất là có rễ cái ký sinh trên cây chủ, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển nên còn gọi đàn hương là cây gỗ bán ký sinh (Một số vi chất dinh dưỡng mà bản thân cây Đàn hương không thể tự tổng hợp được như: Sắt (Fe); Đồng (Cu); Clo (CL); Kẽm (Zn) Bo (B); Mangan (Mn)…. còn cơ bản các nguyên tố Trung và Đa lượng thì cây sẽ tự tổng hợp).

Các loài thực vật mà cây đàn hương tạo ra các giác mút để nhờ hút chất dinh dưỡng được gọi là cây ký chủ (hay cây phụ trợ). Cây đàn hương tạo ra giác mút với nhiều loài khác nhau, nhưng một số loài (đặc biệt là các loại đậu) sẽ phụ trợ cho cây Đàn hương có sức sống  và sức tăng trưởng nhanh hơn.

Có ba loại cây ký chủ cho từng giai đoạn cho cây đàn hương như sau:

- Cây ký chủ cho giai đoạn ươm giống: Cấy trong bịch giống khi cây đạt từ 4 – 6 lá cho tới khi trồng ra vườn như: lạc dại, Kim tiền thảo, rau rệu.

- Cây ký chủ chuyển tiếp: Cây nhỏ hoặc cây bụi lớn, thường tồn tại mấy năm (khoảng  5 – 7 năm) họ Đậu, cố định đạm được trồng gần với cây gỗ Đàn hương. Nên dùng cây đậu triều (1-2 năm) và các cây 5-7 năm cho giai đoạn này (cây trung hạn).

- Cây ký chủ lâu dài: Cây dài hạn giúp đàn hương hấp thu chất dinh dưỡng cung cấp cho toàn bộ quá trình phát triển của cây; nó được trồng với mật độ bằng hoặc ít hơn cây đàn hương  và ít nhất 3m từ cây đàn hương gần nhất. Nên dùng các cây như chanh, cam, bưởi, cà phê, gỗ sưa, sáng hương, trắc, keo lá tràm, phi lao, …

Nếu triển khai trồng cây ký chủ dài hạn ngay từ đầu thì Đàn hương không cần cây trung hạn mà chỉ cần cây chuyển tiếp 1-2 năm là cây Đậu triều.

Chúc bạn thành công !