Đang online: 6
Hôm nay: 291
Trong tuần: 2002
Trong tháng: 8461
Tổng truy cập: 660497

Chi tiết câu hỏi/ trả lời

Câu hỏi: Giải pháp trị rầy nâu
Nhà tôi có vườn sầu riêng đang bị rầy phá hoại.trước giờ vẫn xịt nhiêu loại thuốc hóa học nhưng không hiệu quả.tôi có xem trên tvc16 thấy giới thiệu về nấm nguồn metarhizium để trị rầy nâu cho bà con.không biết ở tỉnh mình có không.rất mong được giải đáp

Chào bạn !

Nấm xanh, Metarhizium anisopliae (M.a) ký sinh trên nhiều loài sâu hại khác nhau và có khả năng diệt các loài rầy, bọ xít, bọ cánh cứng, cào cào, mối và nhiều loài sâu ăn lá khác, nên đã được chú trọng nghiên cứu.

Ứng dụng các kết quả nghiên cứu này, một số chế phẩm trừ sâu sinh học có mặt trên thị trường như Mat của Viện Bảo vệ Thực vật, Ometar của Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long để phòng trị rầy nâu, bọ xít hại lúa, bọ cánh cứng hại dừa ...

Trước tình hình rầy nâu gây hại khá phổ biến, thường xuyên và để hạ giá thành; Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường đại học Cần Thơ đang khuyến khích nông dân đồng bằng sông Cửu Long tự sản xuất nấm xanh (Metarhizium) tại nhà để quản lý rầy nâu, thay đổi tập quán từ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sang sử dụng thuốc vi sinh nhằm từng bước lành mạnh hoá môi trường sống. Trước đó mô hình nông hộ tự sản xuất nấm xanh đã triển khai thành công tại tỉnh Sóc Trăng từ những năm 2003-2008 và đến nay vẫn còn tiếp tục.

Tóm tắt quy trình sản xuất:

Phương tiện gồm: Bọc nylon, co ống nước, gòn, băng keo, nồi nhôm và chất đốt dùng hấp môi trường nuôi cấy chế phẩm, nấm Metarhizium anisopliae gốc (do bộ môn bảo vệ thực vật Đại học Cần Thơ cung cấp).

Bước 1 - Chuẩn bị môi trường gạo nuôi cấy nấm: Ngâm gạo với nước trong 1 - 1 giờ 30 phút (tùy theo gạo mềm cơm hay cứng cơm, rẻ nhất là sử dụng gạo IR 50404), vớt gạo cho vào từng bọc nylon trung bình là 500g/bọc, buộc kín miệng bằng dây thun.

Bước 2 - Hấp khử trùng: Cho nước ngập đến vỉ ngăn nước nồi nhôm rồi cho từng bọc gạo nylon vào nồi, hấp thanh trùng khoảng 1 - 1 giờ 30 phút (kể từ nước sôi), đun bằng than đá hoặc củi. Vớt bọc gạo ra ngoài để nguội.

Bước 3 - Chủng nấm nguồn vào môi trường gạo: Chia dĩa nấm  Metarhizium anisopliae gốc thành 6 phần bằng nhau (1/6 để sử dụng 1 bọc gạo nylon), dùng dao rạch nấm gốc thành từng miếng nhỏ, rồi cấy vào một bọc gạo nylon, dùng co ống nước làm miệng, đậy nắp gòn và bịt đầu môi trường.

Đem ủ chế phẩm để nơi cao ráo thoáng mát trong điều kiện nhiệt độ từ 28 – 30oC , lắc bọc chế phẩm một lần/ngày, sau 10 - 14 ngày quan sát thấy nấm xanh bao phủ hết hạt gạo (hạt gạo nhỏ dần), có thể sử dụng được hòa chế phẩm trong nước qua vải lược, mỗi bọc cho 4 bình 16 lít (2 bình/1.000 m2), khi cho chế phẩm vào bình pha thêm 5cc chất bám dính, phun chậm vào gốc lúa và phun xịt lúc trời mát.

Mỗi ha lúa cần 5 bọc nấm là đủ. Phải phun thuốc chậm vào gốc lúa vào lúc chiều mát. Thời điểm phun là khi rầy cám tuổi 1-2 xuất hiện trên đồng. Nếu mật độ rầy cám quá thấp (500 con/m2) vẫn có thể phun trong các giai đoạn lúa 20, 40, 60 ngày sau khi sạ nhằm tạo điều kiện cho nấm xanh luôn luôn xuất hiện trên ruộng khống chế rầy nâu sinh sôi nảy nở vượt mức cho phép.

Ngoài ra, chế phẩm nói trên còn phòng trị nhiều loại côn trùng chích, hút gây hại cây lúa như rầy bông, rầy xanh đuôi đen, bọ xít, các loại sâu ăn lá lúa.

           Muốn biết thêm chi tiết và liên hệ mua giống bạn liên hệ:

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường đại học Cần Thơ

Khu 2, đường 3/2, tp Cần Thơ

Điện thoại: 0292.3831166

 

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Thuận: 02523.751004