Đang online: 6
Hôm nay: 268
Trong tuần: 1979
Trong tháng: 8438
Tổng truy cập: 660474

Lấy con người làm trung tâm trong đào tạo, nâng cao năng lực chuyển đổi số

Thứ Ba 20/12/2022 16:38
278

Lấy con người làm trung tâm trong đào tạo, nâng cao năng lực chuyển đổi số

 

Có thể nói chuyển đổi số là xu thế và là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định rõ “Thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện để phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số; phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành xây dựng Chính phủ số”.

Quan điểm chỉ đạo về đẩy mạnh chuyển đổi số theo 3 trụ cột chính là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực của chuyển đổi số; ứng dụng nền tảng số hướng đến nâng cao chất lượng sống của nhân dân và sự phát triển của doanh nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị (khóa XII) về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tỉnh Bình Thuận đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch triển khai chương trình chuyển đổi số, như Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 18/03/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 3588/KH-UBND ngày 25/10/2022 về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2022 – 2015, định hướng đến năm 2030.

Trong thời gian qua, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định thanh long là cây trồng chủ lực của tỉnh. Do đó, bên cạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất, Ngành Nông nghiệp cũng xác định việc ứng dụng chuyển đổi số vào trong sản xuất nông nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, cần rõ ràng và minh bạch trong các khâu sản xuất và sơ chế, chế biến. Trong đó, đã tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu cơ bản về trồng trọt; ứng dụng công nghệ số tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, dự báo, cảnh báo thị trường về giá cả, thời vụ, ...; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn vệ sinh thực phẩm; phát triển nền tảng số, chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; triển khai thực hiện các giải pháp cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, cảnh báo thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi thông qua các nền tảng số để hỗ trợ người nông dân từng bước thích ứng với thị trường trong và ngoài nước.

Để thúc đẩy chuyển đổi số; thực hiện nhiệm vụ được giao về tổ chức đào tạo chuyển đổi số trong cơ quan quản lý nhà nước theo Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 03/3/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; vừa qua Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) tổ chức khóa học cho đối tượng tham gia là Lãnh đạo các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị), và Chuyên viên tham mưu công tác triển khai chuyển đổi số của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Nội dung chương trình đào tạo gồm: Chương trình chuyển đổi số quốc gia (Tổng quan về Chương trình chuyển đổi số quốc gia; Hướng tiếp cận nền tảng số trong chuyển đổi số. Và Phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo Nghị quyết và Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Bình Thuận).

Theo ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện Trưởng Viện chiến lược Chuyển đổi số; chuyển đổi số là cuộc cách mạng về nền tảng tư duy, hướng tới một hình thái tổ chức xã hội mới; tiến trình chuyển đổi số phải lấy con người làm trung tâm, đem lại lợi ích cho người sử dụng, hài hòa với lợi ích bên mặt quản lý.

CB-DL