Đang online: 8
Hôm nay: 400
Trong tuần: 1526
Trong tháng: 7985
Tổng truy cập: 660021

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO SRI TẠI XÃ PHAN SƠN

Thứ Tư 13/10/2021 14:47
1353

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO SRI TẠI XÃ PHAN SƠN

Nằm trong kế hoạch phối hợp (115-KHLT/TĐTN-SNNPTNT, ngày 22/01/2021) giữa Tỉnh đoàn với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; mô hình trình diễn  ứng  dựng  tiến  bộ khoa học kỹ thuật “Sản xuất lúa cải tiến SRI theo liên kết chuỗi” đã được triển khai tại xã Phan Sơn cho đối tượng hưởng lợi là đoàn viên thanh niên.

Vụ mùa năm 2021, trên cơ sở Quyết định số 275/QĐ-SNN ngày 26/5/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận về việc phê duyệt dự toán chi tiết chi công việc hoạt động khuyến nông khuyến ngư năm 2021, Ngày  01 tháng 10 vừa qua; Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn triển khai mô hình: Sản xuất lúa cải tiến SRI theo liên kết chuỗi, cho đối tượng đoàn viên thanh niên ưu tú xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình; qui mô 05 ha/09 đoàn viên tham gia. Mô hình được hỗ trợ 100% giống lúa xác nhận Đài Thơm 8 (120kg/ha); phân bón, thuốc BVTV hỗ trợ 80% theo định mức kỹ thuật…

Đại diện của Tỉnh đoàn và Trung tâm Khuyến nông trao biểu tượng khởi nghiệp cho đoàn viên xã Phan Sơn

          Trong bối cảnh dịch Covid - 19 phức tạp, những biện pháp an toàn khi triển khai mô hình đã được thực thi; các đoàn viên được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về canh tác lúa cải tiến SRI; đặc biệt lớp học chú trọng trao đổi kỹ về phương pháp và kinh nghiệm gieo sạ thưa 120 kg/ha; phương pháp điều tiết nước “Nông lộ phơi – ước khô xen kẽ”; phương án của mô hình sẽ thực hiện theo phương châm “cầm tay chỉ việc”.

Các đoàn viên tham gia mô hình được đánh giá là một hoạt động khởi nghiệp có tính tiên phong, bởi lẽ vùng đồng bào DTTS tại đây vừa hạn chế nhất định về kiến thức tiến bộ kỹ thuật, vừa còn thói quen sạ lúa dày theo truyền thống, trên 220 kg/ha và thường xuyên để nước ngập ruộng; trong khi đó áp dụng mô hình chỉ gieo 12kg/sào (1.000m2),đồng thời phải nước hợp lý cho từng giai đoạn; đây là một thử thách không hề nhỏ đối với bà con DTTS, ngay cả một số người trồng trồng lúa lâu năm nhiều kinh nghiệm ở đồng bằng chưa hẳn tự tin để vận dụng phương pháp này, mặc dù họ đã được tham quan học tập mô hình qua các buổi hội thảo, hội nghị chương trình…

Lớp học đang thực hiện quy định 5 K

          Phát biểu sau buổi tập huấn, ông KBảy – Chủ tịch UBND xã Phan Sơn cho biết, đây là mô hình có ý nghĩa quan trọng đối với việc canh tác lúa nước của xã; việc sạ lúa ở đây còn dày lắm, hộ giỏi thì gieo khoảng 200 kg/ha, còn phần lớn là 250 kg/ha; việc áp dụng TBKT tiên tiến này vào trồng lúa sẽ làm giảm chi phí sản xuất đáng kể, cây lúa ít sâu bệnh hại, ít tốn thuốc BVTV nên ít độc hại cho sức khỏe con người, ông cho rằng chỉ cần năng suất bằng so với sạ dày trên 200 kg/ha thì bà con sẽ cho thu  nhập cao hơn cách làm cũ rồi; ông đề nghị các đoàn viên phải nhiệt tình, phải làm tốt mô hình, thực hiện đảm bào đúng quy trình kỹ thuật do kỹ sư của Trung tâm khuyến nông tỉnh chỉ đạo để làm gương và sau này còn chỉ giúp cho bà con mình, đặc biệt lúa từ mô hình sẽ được thu mua cho bà con, ông Chủ tịch trẻ của xã rất phấn khởi và đề nghị tiếp tục làm lại năm sau để bà con nắm bắt quy trình kỹ hơn.

          Theo Cô Phụng - đại diện đơn vị thu mua sản phẩm cho biết, sẽ hợp đồng thu mua toàn bộ lúa tươi cho các đoàn viên theo giá lúa sàn tại thời điểm thu hoạch, và đề nghị bà con phải xuống giống tập trung trong khoảng từ 1-3 ngày để gặt đồng loạt và gom lúa đồng nhất có vậy mới giảm thêm phần chi phí vận chuyển để tăng thu nhập cho bà con; Cô Phụng cũng lượng giá đến kỳ thu hoạch khoảng giữa tháng 12/2021 giá lúa tươi cũng vào khoảng 7.500 đ/kg.

          Dự kiến, ngày 15 tháng 10 sẽ xuống giống. Với sức trẻ năng động, tính chịu thương chịu khó của các đoàn viên ưu tú, nhất định mô hình sẽ đem lại kết quả khả quan, tạo điểm tham quan học tập cho các đoàn viên và bà con trong vùng, vùng lân cận./.

                                                                                            Hồ Công Bình