Đang online: 15
Hôm nay: 246
Trong tuần: 1957
Trong tháng: 8416
Tổng truy cập: 660452
  • Tập huấn ứng dụng phần mềm “Nông nghiệp số Bình Thuận” ghi chép nhật ký điện tử
    Tập huấn ứng dụng phần mềm “Nông nghiệp số Bình Thuận” ghi chép nhật ký điện tử
    03/04/2024 10:41
    Để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động ứng dụng chuyển đổi số ngày 29/3/2024 Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận tổ chức tập huấn ứng dụng phần mềm “Nông nghiệp số Bình Thuận” ghi chép nhật ký điện tử phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp, phân hệ lĩnh vực trồng trọt. Tham dự buổi tập huấn xuyên suốt có Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Lãnh đạo Trung tâm Kỹ thuật & Dịch vụ nông nghiệp, Tổ tư vấn thanh long VietGAP các huyện, thị xã, thành phố: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh, Lagi, Phan Thiết. Đại diện tổ Khuyến nông cộng đồng các xã: xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam xã Hàm Liêm và Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc xã Phong Phú, huyện Tuy Phong xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình các xã Bắc Ruộng, Nghị Đức và Gia An, huyện Tánh Linh các xã Sùng Nhơn, Nam Chính và Vũ Hòa, huyện Đức Linh cùng với đại diện Hợp tác xã rau VietGAP Phú Long và Hợp tác xã Nông nghiệp Hữu cơ Hàm Phú. Giảng viên lớp tập huấn là chuyên gia lĩnh vực công nghệ và chuyển đổi số trong nông nghiệp, ông Lại Châu Quang – Giám đốc Công ty Cổng thông tin Số - Hà Nội là đơn vị tư vấn và thiết kế cung cấp phần mềm Nông nghiệp số Bình Thuận, được Trung tâm Khuyến nông mời thỉnh giảng. Tại lớp tập huấn, các đại biểu, học viên được giới thiệu về lộ trình ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với phát triển kinh tế xã hội và hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng phần mềm “Nông nghiệp số Bình Thuận” trong ghi chép nhật ký điện tử phục vụ cho truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Thông qua buổi tập huấn, đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh truyền đạt một số nội dung về phương pháp tập huấn, đào tạo khuyến nông thời gian đến gắn với công cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ. Trong đó, nâng cao hiệu quả của kênh “Youtube – Khuyến nông Bình Thuận” để quảng bá hình ảnh, hướng dẫn clip kỹ thuật, truyền đạt thông tin… kết hợp phương pháp đào tạo trực tuyến, mà đối tượng Tổ chỉ đạo thanh long VietGAP các cấp, Tổ Khuyến nông cộng đồng là những hạt nhân trung tâm. Toàn cảnh lớp tập huấn tại Hội trường trung tâm Khuyến nông Bình Thuận QT
  • Triển khai “Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2024” từ ngày 01/3/2024 đến ngày 01/4/2024 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
    Triển khai “Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2024” từ ngày 01/3/2024 đến ngày 01/4/2024 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
    12/03/2024 09:50
    Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 1141/BNN-TY ngày 20/02/2024 về việc triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2024. Đồng thời, thực hiện Công văn số 641/UBND-KT ngày 27/02/2024 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2024. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai việc phát động và tổ chức thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1 năm 2024, từ ngày 01/3/2024 đến ngày 31/3/2024 trên địa bàn toàn tỉnh theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1141/BNN-TY nêu trên. Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan ngăn ngừa bệnh truyền lây cho người, bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bình Thuận ban hành Công văn số 533/SNN-CCCNTY ngày 29/02/2024 về việc triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2024. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai thực hiện một số nội dung sau: 1. UBND các huyện, thị xã, thành phố: - Khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Tháng tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường đợt 1 năm 2024 tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao khu vực thường xuyên xuất hiện dịch bệnh trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố để tiêu diệt các loại mầm bệnh (theo hướng dẫn tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) thời gian thực hiện đồng loạt từ ngày 01/3/2024 đến ngày 31/3/2024. - Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế thị xã, thành phố và phòng Kinh tế - Tài chính huyện Phú Quý chủ trì phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ Nông nghiệp, các phòng, ban liên quan và chính quyền cấp xã: Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, kinh phí, phương tiện, thuốc sát trùng để triển khai thực hiện Tháng tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường đợt 1 năm 2024. Thông báo kế hoạch tổ chức thực hiện Tháng tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường đợt 1 năm 2024 đến các trang trại chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm tại địa phương biết để chủ động phối hợp triển khai giám sát quá trình thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng của các trang trại chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ động vật. Tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ sở, hộ chăn nuôi, cơ sở buôn bán, giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm, cơ sở ấp nở gia cầm, ban quản lý các chợ… có trách nhiệm vệ sinh cơ giới (phát quang cây cỏ, quét dọn vệ sinh, thu gom phân rác, chất độn chuồng đem đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh). Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thành lập tổ, đội phun hóa chất tiêu độc, khử trùng để thực hiện tổng tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi của các hộ gia đình, các hộ có gia súc, gia cầm ốm, chợ buôn bán gia súc, gia cầm, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, thôn bản. - Về cách thức tiến hành và hóa chất dùng vệ sinh tiêu độc khử trùng: Đối với các trang trại chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm: Tự lo vật tư, kinh phí, tổ chức thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng tại các trang trại, cơ sở của mình và có sự giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y việc phun khử trùng chỉ được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như vệ sinh quét dọn, cọ rửa… Đối với khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán gia súc, gia cầm ở nông thôn, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức các đội phun thuốc sát trùng để triển khai thực hiện việc phun khử trùng chỉ được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như vệ sinh quét dọn, cọ rửa… Đối với hóa chất vệ sinh tiêu độc khử trùng: Các hóa chất sử dụng cho việc sát trùng phải ít độc hại đối với người và vật nuôi, phù hợp với đối tượng sử dụng và nằm trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, đồng thời sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và cơ quan chuyên môn thú y. 2. Giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y: - Phân bổ 1.600 lít sát trùng Iodine từ nguồn dự phòng phòng, chống dịch của Chi cục Chăn nuôi và Thú y quản lý cho các địa phương để tổ chức triển khai thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1 năm 2024 theo đúng quy định. Chủ động phối hợp với các địa phương kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên động vật kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện. QT
  • Một số biện pháp cải tạo đất bạc màu đơn giản
    Một số biện pháp cải tạo đất bạc màu đơn giản
    28/12/2023 16:06
    Sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng phụ thuộc vào nền đất. Tuy nhiên đất trồng bị bạc màu, thoái hóa khiến cây trồng phát triển kém, bị nhiều sâu bệnh hại tấn công, năng suất chất lượng thấp, tốn nhiều chi phí chăm sóc. Do đó, cần phải cải tạo và chăm sóc một nền đất khỏe mạnh, tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Nguyên nhân khiến đất bạc màu Đất trồng bị bạc màu xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản tác động khiến đất trồng bị bạc màu nghiêm trọng như: Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Chặt đốt rừng làm nương rẫy. Trồng độc canh. Xói mòn rửa trôi tầng đất mặt. Nhiễm độc kim loại nặng từ rác thải của con người. Che phủ đất Che phủ đất là biện pháp canh tác cần áp dụng ngay để có thể khôi phục lại nền đất đã bị thoái hóa, bạc màu. Nếu đất trồng không được che phủ, dưới tác động của nắng, mưa và gió khiến đất trở nên khô cằn, nén chặt, chai cứng, rửa trôi dinh dưỡng, hạn chế sự phát triển của các sinh vật trong đất. Có 2 cách che phủ đất có thể áp dụng song song là che phủ đất bằng thảm thực vật xanh và che phủ bằng các vật liệu hữu cơ. Che phủ bằng vật liệu hữu cơ: Có thể tận dụng các nguồn vật chất hữu cơ sau khi thu hoạch mùa vụ như rơm rạ, cành lá khô, thân ngô, đậu hoặc cỏ khô, thân chuối, bèo lục bình,… để che phủ đất mặt. Những vật chất hữu cơ này sau khi được phân hủy sẽ giúp đất tơi xốp, giàu mùn, giàu dinh dưỡng. Che phủ bằng thảm thực vật xanh: Trồng các loại cây bụi thấp như đậu xanh, đậu đen, muồng vàng,… hay các loại cỏ dại như lạc dại, xuyến chi, cỏ vetiver,… để che phủ toàn bộ vườn, đặc biệt là các vườn trồng cây ăn trái, cây lâu năm. Việc che phủ bằng các loại cây cỏ này sẽ giúp cải tạo lại nền đất nhờ bộ rễ của cây cỏ ăn sâu vào bên trong giúp phá đi các lớp đất chai cứng, đưa nước vào sâu bên trong và giữ lại. Nhờ được che phủ, độ ẩm, nhiệt độ đất được điều hòa ổn định. Các chất dinh dưỡng sẽ không bị rửa trôi theo dòng chảy, pH đất được cân bằng, các sinh vật đất hoạt động tích cực giúp cây trồng khỏe mạnh. Đặc biệt các loại cây họ đậu giúp cố định đạm tự nhiên trong không khí, tăng cường nguồn đạm cho cây trồng. Khi cắt tỉa, nguồn sinh khối hữu cơ từ cây cỏ sẽ giúp đất tơi xốp, màu mỡ. Bổ sung hữu cơ Có thể bổ sung 2 nguồn hữu cơ cho đất để cải tạo là phân hữu cơ và các vật chất hữu cơ. Các loại phân hữu cơ giúp cải tạo đất cực tốt như phân chuồng (phân bò, trâu,…), phân ủ từ rác hữu cơ nhà bếp,… Các loại vật chất hữu cơ nên bổ sung như phân xanh (dã quỳ, cỏ lào, bèo hoa dâu, lục bình,…) xác bã thực vật (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, vỏ hạt, thân ngô đậu,..). Các nguồn hữu cơ này sẽ giúp đất trồng tơi xốp, mềm mịn, phì nhiêu, giữ ẩm tốt. Cải thiện lại nền đất khô cứng, bạc màu, tạo cấu trúc đất thông thoáng. Bổ sung vi sinh vật có lợi Vi sinh vật là một phần cực kỳ quan trọng của đất trồng. Các vi sinh vật trong đất đóng vai trò quan trọng trong chu trình đất, giúp phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa dinh dưỡng, cố định ni tơ, cạnh tranh, đối kháng nấm bệnh để bảo vệ cây trồng. Đất trồng bị bạc màu thoái hóa xuất phát từ việc canh tác chưa hợp lý của nhà vườn. Nhất là việc các vi sinh vật bị tiêu diệt bởi hóa chất diệt cỏ và các hoạt chất thuốc BVTV độc hại. Do đó, để tái tạo lại nền đất đã bạc màu, cần ngưng sử dụng thuốc diệt cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV độc hại vào đất. Cần bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi như Trichoderma, Bacillus,… Các chủng vi sinh này sẽ đối kháng tiêu diệt sạch các tác nhân gây thối rễ như phytophthora, Fusarium và các chủng nấm gây bệnh khác. Đồng thời sẽ giúp phân hủy các chất hữu cơ, tăng độ phì nhiêu cho đất. Bên cạnh đó còn giúp kích thích hệ rễ phát triển, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Khi hệ vi sinh vật trong đất được tái tạo, phát triển trở lại thì đất trồng sẽ khỏe hơn, màu mỡ phì nhiêu hơn, cây trồng phát triển tốt hơn, cho năng suất và chất lượng cao hơn. Bên cạnh các biện pháp đó, cần thực hiện đồng thời một số biện pháp khác như hạn chế cày xới đất, tránh làm mất kết cấu đất, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đất. Bón thêm vôi nếu đất có độ pH thấp (<5.5). Luân canh, xen canh các loại cây trồng hợp lý. Đỗ Thị Lý
  • Nguyên nhân và cách phòng trị ngộ độc hữu cơ trên lúa
    Nguyên nhân và cách phòng trị ngộ độc hữu cơ trên lúa
    28/12/2023 15:57
    Hiện nay nông dân trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc đang chuẩn bị bước vào gieo sạ lúa Đông Xuân 2023. Do giá lúa tăng cao nên khâu cày ải, phơi đất bà con không chú trọng mà bỏ qua, rơm rạ, lúa chết trên ruộng còn nhiều, khả năng xảy ra ngộ độc hữu cơ là rất cao. Rơm rạ tươi phân hủy trong điều kiện ngập nước, yếm khí sản sinh ra Acid hữu cơ gây ra ngộ độc cho rễ lúa. Rễ lúa bị ngộ độc hữu cơ bị đen, thối làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, dẫn đến mất năng suất. Ngộ độc hữu cơ cũng thường xảy ra khi cây được bón nhiều loại phân hữu cơ chưa hoai mục, đất không được phơi ải, đất có thành phần cơ giới nặng, đất còn lẫn rơm rạ, đất thường xuyên bị ngập nước. Để hạn chế lúa bị ngộ độc hữu cơ khuyến cáo bà con áp dụng những biện pháp sau đây: Để phòng trị lúa bị ngộ độc hữu cơ, người dân trồng lúa có thể áp dụng các biện pháp: “Né tránh”, “Ngăn ngừa”, “Hóa giải”, và “Cường lực”. - Né tránh: Đây là cách làm khôn ngoan nhất, ít tốn kém mà lúa được an toàn. Biện pháp “ né tránh” ngộ độc hữu cơ cho lúa được thực hiện bằng cách trục nhận gốc rạ sau khi thu hoạch lúa Hè thu xong, để cho rơm rạ phân hủy ít nhất 3 tuần mới bắt đầu làm đất xuống giống vụ Đông xuân. Ngoài việc né tránh ngộ độc hữu cơ cho lúa, việc chôn vùi rơm rạ còn hoàn trả lại dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, để áp dụng được biện pháp này, đất canh tác phải có thời gian trống khoảng 1 tháng. - Ngăn ngừa: Biện pháp này có tốn kém nhiều hơn, nhưng lại rất an toàn cho lúa. Biện pháp “ngăn ngừa” việc sinh ra độc hữu cơ được thực hiện bằng cách thu dọn toàn bộ rơm, gốc rạ, rong, cỏ trong ruộng lúa trước khi làm đất. Xác bả thực vật này được gom về ủ với nấm Trichoderma làm phân hữu cơ để bón trả lại cho đất. - Hóa giải: Trong trường hợp không thể áp dụng được 2 biện pháp trên mà phải trục vùi rơm rạ vào đất rồi xuống giống ngay thì phải áp dụng biện pháp “hóa giải” độc chất hữu cơ. Biện pháp này được thực hiện bằng cách chủ động rút nước 2 lần: Khi cây lúa được 15 ngày và 30 ngày sau khi sạ để loại bỏ độc chất. Để rút nước được nhanh nên làm nhiều rãnh thoát nước trong ruộng lúa ngay sau khi làm đất. Khi rút nước, cần phải để cho đất nứt mặt để cho độc chất hữu cơ bay ra khỏi đất (độc chất hữu cơ hầu hết ở thể khí như khí H2S, C2H4, CH4, …). - Cường lực: Biện pháp “cường lực” cho cây lúa là giúp cho lúa chống chịu tốt trong điều kiện bị ngộ độc hữu cơ. Cường lực cho cây lúa được thực hiện bằng cách bón vôi để cung cấp chất Can-xi cho lúa, rễ lúa có đủ Can-xi sẽ ít bị ngộ độc hữu cơ, vôi nên bón lúc làm đất với liều lượng khoảng 300 kg/ha. Chất silic cũng giúp cây lúa nở rộng đường vận chuyển oxy từ lá xuống rễ, giúp rễ nhận được nhiều oxy hơn để oxit hóa các độc chất hữu cơ trong đất, bón 100 kg/ha Super silic vào lúc làm đất. Bón phân lân liều cao (gấp đôi liều lượng bình thường) cũng giúp cho rễ lúa phát triển mạnh, chịu đựng tốt ngộ độc hữu cơ. Ngoài ra, xử lý hạt giống với những “chất kích hoạt rễ” lúc ủ giống cũng giúp cho rễ lúa chống chịu tốt hơn trong môi trường đất có độc chất hữu cơ. Đỗ Thị Lý (tổng hợp)
  • THÔNG BÁO NHU CẦU TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM 2023
    THÔNG BÁO NHU CẦU TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM 2023
    22/06/2023 15:25
    Thực hiện Kế hoạch tuyển dụng viên chức năm 2023 tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 241/QĐ-SNN ngày 19/5/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận. Nhằm bổ sung đội ngũ viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ tại đơn vị, Trung tâm thông báo tuyển dụng như sau: 1. Nhu cầu tuyển dụng: 05 chỉ tiêu ở các vị trí việc làm cụ thể như sau: - 01 Biên tập viên bản tin khuyến nông - 01 Tư vấn - Chăm sóc khách hàng - 01 Kiểm định, kiểm nghiệm vật nuôi thuỷ sản - 02 Thực nghiệm, sản xuất và cung ứng dịch vụ. 2. Hình thức tuyển dụng: Thực hiện thông qua hình thức xét tuyển. 3. Điều kiện, tiêu chuẩn: Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự xét tuyển: a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam b) Từ đủ 18 tuổi trở lên c) Có phiếu đăng ký dự tuyển d) Có lý lịch rõ ràng e) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với vị trí cần tuyển g) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ 4. Thời hạn và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển - Thời hạn tiếp nhận: 30 ngày kể từ ngày ra thông báo. - Địa điểm tiếp nhận: Phòng Hành chính - Tổ chức, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Phòng Hành chính - Tổ chức, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận, Số 299, đường 19/4, phường Xuân An, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Điện thoại liên hệ (0252) 3839338 trong giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần./. Văn bản đính kèm Xem tại đây
  • MÔ HÌNH VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG QUY TRÌNH NUÔI CHIM YẾN TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
    MÔ HÌNH VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG QUY TRÌNH NUÔI CHIM YẾN TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
    31/12/2020 19:23
    Loài chim yến tổ trắng (Aerodramus fuciphagus) hiện được ghi nhận có 8 phân loài bao gồm: A. f. inexpectatus, A. f. amechanus, A. f. germani, A. f. vestitus, A. f. perplexus, A. f. fuciphagus, A. f. dammermani, A. f. micans phân bố ở Đông Nam Á và Australia (Dickinson, 2003). Việt Nam có hai phân loài chim yến tổ trắng gồm: Aerodramus fuciphagus germani (yến đảo) sinh sống và làm tổ ở các đảo ven biển, Aerodramus fuciphagus amechanus (yến nhà) sinh sống và làm tổ trong nhà ở đất liền (Hồ Thị Loan và cộng sự, 2015). Yến đảo có màu lông ở hông sáng rõ tách biệt với lưng, Yến nhà có màu lông ở hông gần đồng màu hoặc hơi sáng hơn màu lông ở lưng (Hồ Thị Loan và cộng sự, 2013).
  • THÔNG BÁO: Về việc tuyển dụng viên chức
    THÔNG BÁO: Về việc tuyển dụng viên chức
    23/08/2019 09:28
    Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận thông báo tuyển dụng 06 viên chức làm việc tại Trạm Quản lý Khu sản xuất và Kiểm định giống thủy sản tập trung Chí Công,
  • Thông tin Khuyến nông Khuyến ngư Bình Thuận - Số 65-2016
  • Thông báo đính chính
    Thông báo đính chính
    24/05/2016 07:35
  • Thông tin Khuyến nông Khuyến ngư Bình Thuận - Số 64-2016
Tổng số : 13 bài viết
Trang
12