Đang online: 3
Hôm nay: 29
Trong tuần: 304
Trong tháng: 304
Tổng truy cập: 661640

THÀNH CÔNG MÔ HÌNH THÂM CANH SẦU RIÊNG HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC ĐẠT CHỨNG NHẬN VIETGAP - LIÊN KẾT CHUỖI.

Thứ Năm 22/06/2023 16:16
297

Mặc dù không phải là thủ phủ trồng sầu riêng, nhưng trong những năm gần đây, cây sầu riêng được trồng ở nhiều nơi trong tỉnh, mang lại lợi nhuận tương đối ổn định cho người trồng. Diện tích trồng sầu riêng toàn tỉnh khoảng hơn 2.400 ha, tập trung ở 3 huyện: Hàm Thuận Bắc, Đức Linh và Tánh Linh. Trong đó, có 1.800 ha đang trong thời kỳ kinh doanh với năng suất bình quân 10-25 tấn/ha, sản lượng thu hoạch khoảng 40.000 tấn mỗi năm. Lợi nhuận của cây sầu riêng ở tỉnh ta còn thấp hơn các tỉnh khác, bình quân 180 triệu đồng/ha/năm.

Toàn tỉnh canh tác trên 10 giống sầu riêng gồm một số giống địa phương như Sáu Hữu, Ri 6 và một số giống của Thái Lan như Monthong. Nhưng chủ yếu có 3 giống: Monthong, Ri6 và giống sầu riêng chất lượng cao Musaking.

Đức Linh có diện tích khoảng 1.500 ha (lớn nhất toàn tỉnh), diện tích thu hoạch gần 1000 ha, với năng suất bình quân 20 tấn/ha. Phát triển ở xã Đa Kai, Mê Pu. Trên địa bàn có 03 đơn vị liên kết sản xuất lớn: Hợp tác xã Sầu riêng Rô Mô - Thôn 10, xã Đa Kai; Tổ LKSX sầu riêng VietGAP xã Đa Kai - Thôn 7 và thôn 10, thôn 11 xã Đa Kai; Tổ hợp tác sầu riêng Tà Pứa - thôn 7, xã Mê Pu.

Tuy nhiên, một bộ phận người dân còn lạm dụng thuốc BVTV hóa học, ít quan tâm đến sử dụng phân hữu cơ và thuốc sinh học dẫn đến mẫu mã và chất lượng sầu riêng không đạt yêu cầu xuất khẩu; về tiêu thụ sản phẩm: chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ cho các thương lái tiêu thụ nội địa (chiếm tỷ lệ 70%) và xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc (khoảng 30%); chưa có nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết trên địa bàn; chưa có cơ sở sơ chế, đóng gói, chế biến được cấp mã số phục vụ xuất khẩu; giá cả sầu riêng chính vụ có nhiều biến động.

 

Anh Phạm Kim Thành – PGĐ Trung tâm Khuyến nông phát biểu chỉ đạo.

Thực hiện Quyết định số 80/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 của UBND tỉnh Bình Thuận về Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIV) về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao; để sản xuất sầu riêng trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Đức Linh nói riêng đạt hiệu quả cao, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững trong thời gian tới; năm 2022 Trung tâm Khuyến nông phối hợp với địa phương xây dựng mô hình: “Thâm canh sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP theo liên kết chuỗi” tại xã Đa Kai, huyện Đức Linh; quy mô 29 ha/14 hộ tham gia; thực hiện từ  tháng 08/2022 đến tháng 05/2023; trong đó, nhà nước hỗ trợ 14 ha/14 hộ, gồm 40% về phân bón, thuốc BVTV; về tư vấn chứng nhận VietGAP: hỗ trợ 100% chi phí cho 29 ha/14 hộ và 6.000 tem truy xuất nguồn gốc.

Để đánh giá hiệu quả mô hình, ngày 13/6/2023 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận phối hợp với UBND xã Đa Kai, Đức Linh tổ chức buổi hội thảo; kết quả cho thấy, mẫu mã trái đẹp, chất lượng đạt an toàn thực phẩm và được cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm quả tươi theo quyết định  chứng nhận mã số FAO-VG-TT-60-23-08 ngày 31/5/2023 và có hiệu lực đến ngày 30/5/2026; năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha; với giá bán đối với Ri6 55.000đ – 62.000đ và Monthong với giá 75.0000đ – 78.000đ của HTXDVNN Thành Thành Công, hộ cho doanh thu bình quân từ từ trên 850 triệu đến hơn 1,1 tỷ đồng/ha, trừ chi phí đầu tư khoảng 125 triệu đồng/ha cho lợi nhuận từ trên 730 triệu đến khoảng 1 tỷ đồng/ha tùy theo loại sầu riêng.

Đây được xem là mô hình đầu tiên đối với cây sầu riêng được truy xuất nguồn gốc theo mã QR code tại Bình Thuận.

 

Chứng nhận 29 ha sầu riêng VietGAP tại xã Đa Kai, Đức Linh.

Thông qua buổi hội thảo, đồng chí Phạm Kim Thành – Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận, phát biểu chỉ đạo:

Sau gần một năm thực hiện chương trình, từ tháng 8/2022 đến tháng 6/2023, mô hình “Thâm canh sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP theo liên kết chuỗi”; với sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ giữa TTKN, chính quyền địa phương và các hộ tham gia mô hình đã đạt được những thành công nhất định, thể hiện như sau:

          - Thứ nhất, mô hình đạt 3 tính mới trên địa bàn tỉnh:

        + Cây sầu riêng lần đầu tiên đạt chứng nhận VietGAP.

+ Sản phẩm sầu riêng lần đầu tiên được truy xuất nguồn gốc theo mã QR code.

+ Xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm tại địa phương.

- Thứ hai, mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao:

Năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha; với giá bán đối với Ri6 55.000đ – 62.000đ và Monthong với giá 75.0000đ – 78.000đ; doanh thu bình quân từ trên 850 triệu đến hơn 1,1 tỷ đồng/ha, trừ chi phí đầu tư khoảng 125 triệu đồng/ha; lợi nhuận từ trên 730 triệu đến khoảng 1 tỷ đồng/ha tùy theo loại sầu riêng.

Với những kết quả đạt được trên, thay mặt BGĐ TTKN, tôi xin đề nghị:

Một - Đối với Tổ sản xuất sầu riêng VietGap xã Đa Kai:

- Giấy chứng nhận VietGAP có giá trị trong 03 năm kể từ ngày cấp; vì vậy đề nghị Tổ sầu riêng VietGap tiếp tục duy trì thực hiện tốt quy trình sản xuất sầu riêng VietGAP hằng năm, giữ vững thương hiệu được chứng nhận.

- Chủ động liên kết với các tổ chức khác trong và ngoài địa phương trong việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Hai - Đối với  Chính quyền địa phương và các ban ngành của huyện:

- Quan tâm chỉ đạo Tổ sầu riêng VietGap xã Đa Kai trong những năm tới thực hiện tốt quy trình sản xuất đã đề ra.

- Hỗ trợ, đẩy mạnh khâu xúc tiến thương mại; tuyên truyền quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm.

Hội thảo kết thúc với niềm hân hoan và phấn khởi của người dân cũng như các đơn vị chức trách; trong thời gian tới mô hình sẽ nhân rộng cho các vùng sầu riêng của tỉnh.

Hồ Công Bình