Đang online: 10
Hôm nay: 168
Trong tuần: 1294
Trong tháng: 7753
Tổng truy cập: 659789

XỬ LÝ HIỆN TƯỢNG THỐI RỄ, VÀNG LÁ QUÝT TẠI SÔNG BÌNH, BẮC BÌNH, BÌNH THUẬN

Thứ Ba 06/09/2016 15:41
79

        Vừa qua tại Sông Bình, huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận đã xảy ra hiện tượng vườn cây quýt rụng quả hang loạt gây thiệt hại rất lớn cho bà con nông dân trồng quýt, thậm chí không cho thu hoạch.

        Qua kiểm tra thực tế tại các vườn quýt cho thấy nguyên nhân ban đầu là do vườn thoát nước kém, ẩm độ của vườn quá cao bên cạnh đó còn có tập đoàn tuyến trùng, nấm gây hại làm cho rễ bị thối, đất thiếu nguồn hữu cơ, cho nên cây không hút được chất dinh dưỡng dẫn đến lá bị vàng và trái bị rụng.

 

Triệu chứng rụng trái quýt

        Trước những nguyên nhân trên, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh có một số khuyến cáo cho các hộ dân trồng quýt nhanh chóng xử lý bằng các biện pháp sau:

        Bước 1. Đào mương thoát nước trong vườn (độ sâu khoảng 0,5 m) để vườn thoát nước tốt.

        Bước 2. Cào lớp đất mặt trên bề mặt cây quýt ra, sau đó xử lý bằng các loại thuốc sau: Eddy + Carbosan + Super humic với liều dung cho 200 lít nước tương đương như sau: 500gr + 240 ml + 500 gr và tưới 4 lít/cây.

        Nếu vườn bị nặng thì tiến hành xử lý 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 7 – 9 ngày, thành phần và liều dùng như lần 1.

        Bước 3.  5 – 7 ngày sau khi thực hiện bước 2 (hoặc bước 1 nếu vườn bị nhẹ) bà con có thể sử dụng các loại phân bón gốc giàu lân theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất. Tùy theo độ tuổi của cây  quýt mà bà con có thể tăng hoặc giảm lượng phân bón cho phù hợp với cây, có thể sử dụng Lân phosphorite, Supet techmo, ... Đồng thời sử dụng các dạng phân bón lá như Hợp Trí Super Humic + Hydrophos Zn phun kỹ quanh gốc cây và toàn bộ cây. Để cây mau phục hồi ở giai đoạn phòng trừ bệnh thối rễ là lân vôi địa long lượng bón (0,5 – 1 kg/trụ) + Hợp Trí Super Humic (30 – 40 gram/trụ) + Trung vi lượng Micromate (40 – 50 gram/trụ) (Tùy theo tuổi cây).     Đối với việc tưới nước cho cây chỉ cần tưới đủ ẩm, không tưới dư nước.

        Bước 4. 15 - 20 ngày sau khi bón phân kiểm tra nếu thấy cây đã ra rễ mới và chuyển sang màu nâu thì tiến hành cung cấp phân đa lượng (N, P, K) cho cây để giúp phục hồi và sinh trưởng phát triển tốt. Theo nguyên tắc bón nhiều lần, mỗi lần bón ít lại. Tuyệt đối không được bón phân khi rễ non vừa mới ra và bón số lượng phân cao sẽ làm cháy bộ rễ.

        Bước 5: Khi cây đã hồi phục ra được lứa chồi (tược) non phải phòng trừ được các loại dịch hại như: sâu vẽ bùa, rầy mềm, rệp sáp, rầy chổng cánh, bệnh ghẻ…

Ths. Mai Thị Thúy Kiều

Ks. Trần Minh Tân