Đang online: 6
Hôm nay: 330
Trong tuần: 1456
Trong tháng: 7915
Tổng truy cập: 659951

Chi tiết câu hỏi/ trả lời

Câu hỏi: Bệnh trên cây hoa.
Chào trung tâm khuyến nông bình thuận,tôi có trồng 1000m2 hoa trường sanh nhưng cây hay có hiện tượng thối nhũng ngang thân sát gốc đã xịt nhiều thuốc mà không hết.xin cho hỏi nguyên nhân và cách khắc phục
Trả lời

          Chào bạn Lê Nguyên!

- Trường Sanh ưa môi trường ấm về đông, mát về hè, không thích hợp với khí hậu thời tiết quá khô hạn, rét đậm. Chịu được khô, kỵ ẩm, thích hợp trồng trong đất màu mỡ, thoát nước tốt.

- Cây Trường Sanh rất dễ sống; nhiệt độ thích hợp cho cây trường sanh phát triển là 20 – 320C. Tuy nhiên, cây vẫn có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt hơn.

* Triệu chứng:

- Bệnh xâm nhiễm ở thân nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn, phần bệnh hơi lõm vào, thân bị bệnh bị úng và teo tóp lại làm cây bị ngã, đổ nhưng lá vẫn còn xanh.

* Nguyên nhân

- Bệnh do nấm Rhizoctonia sonani Kuhn

- Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm độ cao đặc biệt vào mùa mưa khả năng gây hại nặng hơn mùa khô.

- Trồng ở mật độ cao, bón phân không cân đối

- Bệnh thường gặp ở những vườn ẩm thấp.

- Nguồn nấm bệnh  tiềm ẩn trong đất, từ vụ trồng trước nhưng chưa được xử lý triệt để nên dễ lan truyền cho vụ sau.

   Ngoài ra việc thoát nước kém cũng làm cho nấm bệnh phát triển.

* Biện pháp phòng trừ: Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.

+  Cày bừa kỹ, phơi ải đất.

+  Luân canh cây trồng.

+  Chọn giống khỏe, sạch bệnh.

+  Sử dụng vôi bột để khử trùng đất 60 kg/1000 m2 , sử dụng phân chuồng hoai mục kết hợp ủ với Trichoderma để bón lót (15kg/ 1000m2).

+  Trồng với mật độ thích hợp, tránh trồng quá dày, làm cỏ sạch để đảm bảo độ thông thoáng.

+  Phải lên luống cao đối với chân ruộng thấp và tạo rãnh thoát nước để giúp cây khỏi tình trạng ngập úng.

+  Nhổ bỏ và tiêu hủy những cây bị bệnh để tránh lây lan bệnh

+  Thu gom và tiêu hủy những tàn dư thực vật trên đồng ruộng mang đi tiêu hủy

+  Tỉa bớt những lá già để gốc được thông thoáng.

+  Khơi thông mương rãnh tránh để đọng nước gây ngập úng.

+  Thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

-       Biện pháp hóa học: Sử dụng một số thuốc mang tính khử khuẩn cao, theo hướng dẫn của nhà sản xuất như: Kasumin 2L, Starner 20WP, New Kasuran 16,2 WP, Rovral 50 WP… .