Đang online: 6
Hôm nay: 63
Trong tuần: 892
Trong tháng: 892
Tổng truy cập: 662228
  • QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MĂNG TÂY XANH (Quy trình tạm thời)
    QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MĂNG TÂY XANH (Quy trình tạm thời)
    26/01/2018 15:26
    Trong năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận phối hợp với Hợp tác xã Nấm Phúc Thịnh soạn thảo ban hành tạm thời quy trình kỹ thuật trồng măng tây xanh cung cấp cho các hộ tham gia mô hình tại các điểm: Tiến Lợi, Tiến Thành, Tân Thuận, Hàm Minh, nông dân có thể tham khảo quy trình trồng tại đây (quan trọng đối với cây măng tây khi trồng là cần đầu tư phân chuồng hoai mục hay phân hữu cơ vi sinh nhiều theo từng chu kỳ):    I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY MĂNG TÂY 1- Nguồn gốc, xuất xứ: Măng tây xanh còn có tên gọi là ASPARAGUS có nguồn gốc từ Châu Âu nên chúng ta quen gọi là măng tây để phân biệt với măng ta (măng tre, măng le, măng trúc…). Du nhập vào nước ta từ những năm 1970, hiện nay được trồng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. 
  • QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BỌ XÍT MUỖI VÀ BỆNH THÁN THƯ HẠI ĐIỀU
    QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BỌ XÍT MUỖI VÀ BỆNH THÁN THƯ HẠI ĐIỀU
    03/04/2017 10:51
              I. TÁC NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI           1. Bọ xít muỗi           Có 2 loài bọ xít muỗi gây hại: loài bọ xít muỗi xanh (Helopeltis theivora) phổ biến nhất, còn loài bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii) ít phổ biến hơn.
  • HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ BỆNH ĐỐM NÂU, THỐI RỄ CHẾT CÀNH THANH LONG
    HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ BỆNH ĐỐM NÂU, THỐI RỄ CHẾT CÀNH THANH LONG
    07/11/2016 15:27
    I. NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG 1.1. Bệnh đốm nâu Do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra. Bào tử nấm tồn tại trong cành bệnh, trong đất, phát tán qua nước, không khí. Phát triển thích hợp ở nhiệt độ cao 20 - 35oC, ẩm độ > 80%. Ban đầu vết bệnh lõm, màu trắng, sau đó nổi lên thành những đốm tròn màu nâu như mắt cua. Trong điều kiện thuận lợi bệnh phát triển mạnh, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành, quả thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng mảng.
  • QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY KHOÀI MÌ (CÂY SẮN)
    QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY KHOÀI MÌ (CÂY SẮN)
    18/07/2016 16:50
    (ban hành theo Quyết định số 740/QĐ-SNN ngày 13 tháng 06 năm 2016 của  Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận)   I- CHUẨN BỊ ĐẤT: 1. Chọn đất:  Đất bằng phẳng, có thành phần cơ giới nhẹ (đất cát pha, thịt nhẹ), tơi xốp, không bị ngập úng, độ pH = 5 – 7 là  thích hợp nhất.
  • QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY BẮP LAI
    QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY BẮP LAI
    18/07/2016 16:39
    QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY BẮP LAI (ban hành kèm theo Quyết định số 740/QĐ-SNN ngày 13 tháng 06 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận)   1. Đất trồng:  Đất trồng bắp phải cao ráo và thoát nước tốt, chủ động tưới trong vụ Đông Xuân. Đất trồng bắp lai cần được dọn sạch tàn dư thực vật và cỏ dại của vụ trước. Nên lên liếp và bón thêm vôi, lân đối với những chân đất thấp, đất phèn.
  • QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY ĐẬU PHỤNG (CÂY LẠC)
  • QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY MÈ
  • QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐINH LĂNG TẠM THỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
    QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐINH LĂNG TẠM THỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
    21/07/2015 08:18
    Ngày 17 tháng 7 năm 2015, Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận ban hành Quyết định số 603/QĐ-SNN Ban hành Quy trình kỹ thuật trồng cây Đinh lăng tạm thời trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. BBT xin đăng tải nội dung quy trình này.
  • Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu (đốm trắng) hại thanh long
    Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu (đốm trắng) hại thanh long
    30/10/2014 15:23
    QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐỐM NÂU HẠI THANH LONG (Quy trình tạm thời) Theo công văn số: 1448/BVTV-QLSVGHR ngày 9/7/2013 của Cục Bảo vệ thực vật          I. NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI      1. Nguyên nhân, cơ chế gây bệnh      Bệnh đốm nâu được ghi nhận đã, đang xuất hiện ở một số nước như Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan. Ở Việt Nam, một số vườn thanh long tại các địa phương thuộc tỉnh Bình Thuận và Long An đã xuất hiện loại bệnh này, tuy mới xuất hiện nhưng bệnh có tốc độ lây lan nhanh và gây hại trên diện rộng.      Bệnh đốm nâu hại thanh long do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra. Nấm thuộc Bộ Botryosphaeriales; Họ Botryosphaeriaceae.      Bào tử nấm gây bệnh nẩy mầm trên bề mặt tiếp xúc rồi xâm nhập vào trong mô gây hoại tử, bệnh gây hại trên cả thân cành và quả thanh long.
  • Hướng dẫn trồng và chăm sóc lúa cạn
    Hướng dẫn trồng và chăm sóc lúa cạn
    27/12/2009 16:07
    Lúa cạn chỉ chiếm 7,5% so với diện tích trồng lúa, tập trung chủ yếu vùng triền dốc đồi núi, vùng đồng bào thiểu số. Tuy năng suất thấp nhưng lúa cạn chiếm một vị trí trọng yếu trong việc giải quyết nhu cầu lương thực tại chổ. Những yếu tố hạn chế năng suất lúa cạn ở các vùng này hiện nay - Giống : Hiện nay chủ yếu vẫn sử dụng các giống lúa địa phương, lẫn tạp nhiều có thời gian sinh trưởng dài phản ứng chặt chẻ với ánh sáng ngày ngắn, năng suất thấp, hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. - Đầu tư thấp : Hầu như không bón phân, kỹ thuật canh tác đơn giản, ít quan tâm đến công tác bảo vệ cây trồng. Để nâng cao năng suất lúa cạn, ổn định lương thực tại chổ, cần cải thiện theo hướng : - Đưa các giống lúa cạn cải thiện, có thời gian sinh trưởng ngắn và trung ngày, năng suất cao vào sản xuất, tăng vụ. - Hướng dẫn các biện pháp thâm canh, đăc biệt là hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ cây trồng. Chú ý bảo vệ đất và cải tạo đất, chống xói mòn. Sau đây là một số biện pháp nâng cao năng suất lúa cạn : 1. Giống - Các giống lúa cạn cải thiện hiện nay đang sử dụng hiện nay : Đặc điểm LC 88.66 LC 88.67.1 LC 90.4 LC 90.5 LC 93-1 LC 93-4 Thời gian sinh trưởng (ngày) 100-120 90-100 100-125 100-125 100-105 100-105 Chiều cao cây (cm) 78-98 98-177 80-134 68-85 100-110 110-130 Trong lượng 1.000 hạt (g) 32,4 33,0 38,2 28,0 22-24 20-22 Năng suất (tấn/ ha) 3,0-4,0 3,0-4,0 3,5-4,0 3,5-4,0 3,0-4,5 3,0-4,0 Khả năng chống hạn Khá Khá Khá Khá Khá Khá - Giống lúa rẩy địa phương : Chủ yếu hiện nay tại Bình Thuận là giống &ldquolúa mẹ&rdquo, là giống lúa mùa trổ bông vào cuối tháng 10, thu hoạch vào tháng 11, đầu tháng 12. Từng bước thay dần các giống địa phương bằng các giống lúa cạn cải thiện. 2. Chọn đất : Nên bố trí trồng lúa cạn ở những vùng có độ dốc nhỏ hơn 15°, hoặc gieo xen ở những diện tích trống trong vườn cây cao su, điều, cây ăn quả ... chưa khép tán. 3. Làm đất : Để chống hạn tốt, huy động dinh dưỡng ở các tầng đất sâu, lúa cạn cần phát triển bộ rễ nhanh và sâu. Do đó, việc làm đất sâu, kỹ là quan trọng, đồng thời góp phần vào việc chống đổ ngã tốt và hạn chế cỏ dại. Đối với đất tương đối bằng, có độ đốc thấp cày 2 lượt, bừa 2-3 lượt để cho đất tơi xốp, loại cỏ dại. Đối với đất dốc, đất mới khai hoang không có điều kiện cày bừa cần dọn sạch thực bì, cuốc hốc để gieo 4. Lượng hạt gieo và cách gieo: - Đối với giống cải thiện, lượng giống cần gieo từ 100-120 kg/ha. Dùng bừa , cào có răng hoặc cuốc để rạch hàng, hàng cách nhau 20 cm , có thể gieo lúa theo hốc (hốc cách hốc 10-15 cm, 3-5 hạt/ hốc) hoặc gieo vãi đều trên hàng để tất cả các cây lúa đều có khả năng sinh trưởng phát triển như nhau. Lấp đất mõng từ 3 &ndash 5 cm. - Với giống địa phương nên gieo theo hốc, hốc cách hốc 25-30 cm, một hốc gieo 5-7 hạt. 5. Thời điểm gieo: Nên gieo khi đất có đủ độ ẩm để cho hạt giống nẩy mầm tốt. Không dùng kỹ thuật gieo hạt giống đón mưa. Khi thay các giống lúa rẩy địa phương bằng các giống cải thiện ngắn ngày cần chú ý thời vụ để tránh lúa trổ lẻ loi trên đồng và triển khai thay giống với một diện tích lớn. Làm 1 vụ đậu trước, lúa sau (đối với vùng mưa 6 tháng/năm), hoặc gieo chậm lại để trổ cùng lúc với lúa địa phương (vùng 4 tháng mưa/năm). 6. Bón phân: Thường nơi đất rừng mới khai phá, nông dân thường không sử dụng phân bón, nhưng sau một thời gian canh tác (2 &ndash 3 năm) đất kém màu mỡ dần, nếu không bón phân sẽ dẫn đến năng suất ngày càng giảm và không kinh tế. Có thể sử dụng lượng phân bón cho 1 ha sau đây: - Phân hữu cơ : 3-5 tấn. - Phân vô cơ : + Phân đạm urê : 120 kg. + Phân super lân : 250 kg. + Phân kali đỏ : 60 kg. Cách bón : - Bón lót : Toàn bộ phân hữu cơ, phân lân và 20 kg urê. Tiến hành bón phân lót theo hàng, hốc trước khi gieo hạt. - Bón thúc 1 : 60 kg urê và 30 kg kali. Thời gian tiến hành : + Với giống lúa ngắn ngày (90-100 ngày) : Bón vào lúc 15 ngày sau khi lúa mọc mầm. + Với giống lúa trung ngày (120 ngày) : Bón vào lúc 20 ngày sau khi lúa mọc mầm. + Với giống lúa dài ngày, địa phương (150-170 ngày) : Bón vào lúc 25 ngày sau khi lúa mọc. - Bón thúc lần 2 : 40 kg urê và 30 kg kali. Thời gian tiến hành : + Với giống lúa ngắn ngày : Bón vào lúc 45-50 ngày sau khi lúa mọc mầm. + Với giống lúa trung ngày : Bón vào lúc 60-65 ngày sau khi lúa mọc mầm. + Với giống lúa dài ngày : Bón vào lúc 75-80 ngày sau khi lúa mọc mầm. Chú ý : Phân được trộn đều, rải theo hàng giữa 2 bụi lúa , bón phân khi đất có đủ độ ẩm để hòa tan phân vào đất, vun và lấp. 7. Làm cỏ : Tiến hành làm cỏ, xới xáo, vun gốc 2 lần vào thời điểm bón phân. Ở những ruộng nhiều cỏ có thể sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Ronstar 25 EC, 2 lít/ha pha 40 cc/bình xịt 8 lít để phun cho 200 m2 thật đều ngay sau khi gieo xong, sẽ đỡ công làm cỏ đợt 1. 8. Sâu bệnh: Thường xuyên thăm đồng và phát hiện sâu bệnh kịp thời. + Từ khi gieo đến trổ : Mỗi tuần thăm đồng một lần. + Trong giai đoạn trổ : 3 ngày thăm đồng một lần. Một số bệnh thường gặp trên lúa cạn : - Bệnh cháy lá : Do nấm gây hại, tấn công các bộ phận của cây lúa lá, thân, cổ bông. Vết bệnh hình thoi, rộng ở giữa, nhọn ở 2 đầu rìa mép có màu nâu đỏ, giữa có màu xám tro. Khi bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau làm lá bị cháy, cây bị đỗ, bông lép trắng. Phòng trị : * Bón phân cân đối, hạn chế bón phân đạm cao. * Dùng thuốc hóa học : Kitazin, Hinosan, Fuji one, Beam ... - Bệnh đốm nâu : Đây là bệnh thường gặp ở lúa cạn do nấm gây hại. Thấy vết bệnh ở lá, thân, cổ bông, hạt. Thường bệnh xuất hiện ở những ruộng thiếu chất dinh dưỡng. Đốm bệnh màu nâu, hơi tròn, tâm màu xám, rìa có màu hơi vàng. Phòng trị : * Tăng cường bón phân chuồng, tăng cường bón đạm. - Bệnh đốm vằn : Do nấm gây hại, xuất hiện ở bẹ lá sau lan dần lên các lá phía trên Vết bệnh lớn, hình bầu dục có màu xám xanh, xám lục ở giữa sau bạc dần rìa có màu nâu. Các vết bệnh liên kết làm lá lúa màu xám trắng. Phòng trị : * Bón phân cân đối, hạn chế bón đạm. * Phát hiện sớm để xịt thuốc Validacin, Derosal, Monceren kịp thời Một số sâu thường gặp : - Sâu đục thân : Dùng các loại thuốc Padan, Regent .. - Sâu cuốn lá : Dùng các loại thuốc Padan, Trebon. - Rầy nâu : Dùng các loại thuốc Admire, Applaud, Butyl, Mipcin ... - Bọ xít hôi : Đây là đối tượng thường gặp ở lúa cạn, bọ xít hôi chích hút nhựa hạt lúa làm cho hạt bị lép. Những trà lúa trổ sớm và muộn thường bị hại rất nặng Nếu mật độ bọ xít cao, dùng các loại thuốc sau : Bulldock, Decis ...
Tổng số : 25 bài viết
Trang
123