Đang online: 15
Hôm nay: 561
Trong tuần: 2073
Trong tháng: 5065
Tổng truy cập: 554710
  • HỘI NGHỊ SƠ KẾT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 2 NĂM THỰC HIỆN DỰ ÁN: “Xây dựng mô hình mẫu sản xuất thâm canh điều bền vững” thuộc chương trình Dự án Khuyến nông Trung ương 2021-2023
    HỘI NGHỊ SƠ KẾT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 2 NĂM THỰC HIỆN DỰ ÁN: “Xây dựng mô hình mẫu sản xuất thâm canh điều bền vững” thuộc chương trình Dự án Khuyến nông Trung ương 2021-2023
    06/12/2022 15:07
    HỘI NGHỊ SƠ KẾT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 2 NĂM THỰC HIỆN DỰ ÁN: “Xây dựng mô hình mẫu sản xuất thâm canh điều bền vững” thuộc chương trình Dự án Khuyến nông Trung ương 2021-2023 Ngày 22 tháng 11 năm 2022, tại xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận - Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 2 năm thực hiện dự án “Xây dựng mô hình mẫu sản xuất thâm canh điều bền vững” thuộc chương trình Dự án Khuyến nông Trung ương 2021 - 2023. Về dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo Sở Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm Kĩ thuật và Dịch vụ Nông nghiệp huyện Hàm Tân, lãnh đạo UBND, Hội Nông dân xã Tân Phúc, đại diện Công ty cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn cùng hơn 70 hộ nông dân tham gia trong và ngoài mô hình tham dự. Chủ nhiệm dự án báo cáo sơ kết và thảo luận tại Hội trường UBND xã Tân Phúc Sau 2 năm thực hiện chương trình dự án khuyến nông trung ương đã cung cấp và hỗ trợ cho người dân tham gia thực hiện mô hình một phần cây giống điều ghép cao sản, vật tư nông nghiệp Số lượng cây giống và các loại vật tư đã cấp đúng và đủ theo quy định, đảm bảo chất lượng, số lượng. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng mới, các biện pháp canh tác vườn điều giai đoạn kinh doanh. Xây dựng được 2 mô hình trồng mới giống điều ghép cao sản, với diện tích 10 ha. Cây giống mới phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng triển khai, sinh trưởng tốt, tỷ lệ cây sống đạt trên 90% sau hơn một năm trồng đã có cây bắt đầu ra hoa. Xây dựng được 1 mô hình thâm canh điều giai đoạn kinh doanh, năng suất điều hạt của các hộ tham gia mô hình niên vụ 2021/2022 đạt trung bình 1.6 tấn/ha, cao hơn so với hộ ngoài mô hình 290 kg/ha thu nhập 29.133.500 đồng/ha, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng 21,11% so với ngoài mô hình. Dự án cũng đã thành lập được tổ hợp tác sản xuất điều Tân Phúc, với 20 hộ tham gia. Công ty TNHH Hùng Bé là đơn vị quan tâm, tìm hiểu phương thức hoạt động và quy trình canh tác mà tổ hợp tác áp dụng. Bước đầu Công ty kí hợp đồng mua sản phẩm hạt điều trong thời gian 2 năm theo giá thị trường. Thông qua Dự án đã tổ chức đào tạo tập huấn cho 140 lượt người trong và ngoài mô hình về kĩ thuật trồng mới và thâm canh vườn điều, các mô hình được người dân xung quanh học tập. Đây là nhân tố cơ bản trong việc nhân rộng mô hình trong thời gian tới. Mô hình trồng mới giống điều ghép cao sản tại xã Tân Phúc (trồng năm 2021) Hội nghị sơ kết ghi nhận những thảo luận sổi nổi, thực chất và đóng góp ý nhiều kiến có giá trị, những bài học kinh nghiệm trong quá trình đề xuất, xây dựng và triển khai của lãnh đạo và đại biểu tham dự. Tham quan thực tế các mô hình trồng mới, mô hình thâm canh điều giai đoạn kinh doanh ngoài thực địa các đại biểu cũng như lãnh đạo địa phương đánh giá cao kết quả đạt được và mong muốn hiệu quả của dự án cần được lan tỏa, nhân rộng ra các địa phương lân cận. Đây là vinh dự, nguồn động viên tinh thần lớn lao đồng thời là trách nhiệm hơn nữa đối với cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án. TS. Trần Thế Lâm - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều
  • Hội thảo: Đánh giá kết quả Khảo nghiệm các giống lúa mới tại huyện Tánh Linh
    Hội thảo: Đánh giá kết quả Khảo nghiệm các giống lúa mới tại huyện Tánh Linh
    03/12/2022 10:58
    Hội thảo: Đánh giá kết quả Khảo nghiệm các giống lúa mới tại huyện Tánh Linh Huyện Tánh Linh đã và đang thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa giống tập trung, từng bước nhân rộng sản xuất giống lúa chất lượng tại các Hợp tác xã trên địa bàn xã, thị trấn. Hằng năm phối hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long khảo nghiệm một số giống lúa mới triển vọng của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Trung Tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp huyện Tánh Linh sẽ là đơn vị đầu mối liên hệ với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp các giống mới cho nhu cầu sản xuất của người dân trong địa bàn huyện Đến nay, huyện Tánh Linh đã hình thành và mở rộng được trên 3.000 ha vùng lúa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước và xuất khẩu. Từ chương trình vùng lúa chất lượng cao 3.000 ha đã lan tỏa ra các vùng lân cận, hầu hết các diện tích lúa trên địa bàn huyện đều sử dụng giống lúa xác nhận để gieo sạ năng suất vùng lúa chất lượng cao đạt bình quân 65 tạ/ha. Cá biệt một số diện tích sản xuất đạt từ 70- 85 tạ/ha. Ông Phan Văn Tấn, Phó GĐ Sở NN và PTNT phát biểu chỉ đạo Nhằm cơ cấu giống tốt đạt phẩm chất cao cho các xã trong huyện thuộc vùng quy hoạch 3.000 ha lúa chất lượng cao. Năm 2022, Trung Tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp huyện Tánh Linh phối hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long khảo nghiệm một số giống lúa mới triển vọng theo đó khảo nghiệm được thực hiện vụ Mùa năm 2022, diện tích: 02 ha (1ha/điểm/xã/2 điểm) 1ha tại lô Ba Hạng đồng Bắc Sông xã Gia An và 1ha tại đồng Thôn 4 xã Bắc Ruộng các giống khảo nghiệm nhóm A 1 OM 22 OM 373 OM 1 OM 402 OM 384) giống đối chứng: OM 5451 giống khảo nghiệm nhóm A2: (OM 16 OM 3 OM359) giống đối chứng OM 4900 phương pháp thực hiện: cấy mạ. Theo đánh giá của hội thảo ngày 18/11/2022 được tổ chức tại xã Gia An, Qua mô hình khảo nghiệm các giống mới triển vọng của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả bước đầu cho thấy các giống lúa trong mô hình đều có khả năng thích nghi rộng, có thời gian sinh trưởng ngắn, sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, cứng cây, bộ lá khỏe, lá đòng rộng dài, bông dài. Các giống lúa đều thể hiện được tiềm năng, năng suất cao thời gian sinh trưởng của các giống lúa này từ 95 đến 100 ngày, trổ tập trung 4-5 ngày phù hợp cơ cấu cho vùng lúa 3 vụ/năm số nhánh hữu hiệu 8-14 nhánh năng suất ước đạt từ 50 tạ đến 90 tạ/ha mức độ gây hại của sâu, bệnh và rầy nâu xuất hiện từng giai đoạn không nhiều. Tình hình bệnh đạo ôn cổ bông ngoài đồng cho thấy nhiễm nhẹ, mặc dù bệnh xuất hiện ít trên các giống nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của các giống. Với những kết quả đạt được như trên, hy vọng trong thời gian tới, các giống lúa được tiếp tục khảo nghiệm thêm vụ đông xuân, vụ hè thu nhằm chọn giống ưu việc nhất để bổ sung cho cơ cấu giống lúa của huyện Tánh Linh cũng như cơ cấu giống lúa của tỉnh. Công Bình
  • Tập huấn: Thâm canh cây Thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP theo liên kết chuỗi
    Tập huấn: Thâm canh cây Thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP theo liên kết chuỗi
    26/10/2022 15:35
    Tập huấn: Thâm canh cây Thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP theo liên kết chuỗi Thực hiện Quyết định số 271/QĐ-SNN ngày 30 tháng 5 năm 2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận về việc phê duyệt dự toán chi tiết chi công việc năm 2022 của đơn vị Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận. Để thực hiện mô hình đạt hiệu quả, ngày 25 tháng 10 năm 2022 Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật “ Thâm canh cây Thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP theo liên kết chuỗi” tại Hội trường Thôn Dân Hiệp, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, với quy mô 14ha/09 hộ tham gia thực hiện mô hình và trong đó có 10ha đạt chứng nhận GlobalGAP. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật tại Hội trường Thôn Dân Hiệp xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam Tại lớp tập huấn, bà con nông dân của xã Hàm Kiệm được cán bộ của Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận giới thiệu về GlobalGAP Tiêu chuẩn GlobalGAP Nội dung yêu cầu cần tuân thủ khi bắt đầu sản xuất theo GlobalGAP… Ngoài ra, bà con nông dân còn được hướng dẫn về kỹ thuật thâm canh cây thanh long theo tiêu chuẩn GlobalGAP như: lựa chọn đất trồng nước tưới tủ gốc giữ ẩm tỉa cành, tạo tán quản lý cỏ dại bón phân điều khiển ra hoa nghịch vụ bằng phương pháp chong điện sử dụng thuốc BVTV an toàn trong phòng trừ một số sâu bệnh hại chính … Với phương pháp truyền đạt bằng hình ảnh cụ thể, dễ hiểu, gắn với thực tiễn sản xuất của địa phương, bà con nông dân đã nắm bắt được kỹ thuật trồng và thâm canh cây thanh long an toàn để áp dụng ngay vào thực tiễn. Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam sẽ tuyên truyền mạnh hơn nữa về việc sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP vì nó có hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, GlobalGAP đem lại sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, giá cả ổn định. QT
  • Đa Kai hướng đi mới cho trái sầu riêng trong thời kỳ hội nhập
    Đa Kai hướng đi mới cho trái sầu riêng trong thời kỳ hội nhập
    05/10/2022 14:54
    Đa Kai hướng đi mới cho trái sầu riêng trong thời kỳ hội nhập Năm 2022 Trung tâm Khuyến nông phối hợp UBND xã Đa Kai triển khai mô hình “Thâm canh Sầu Riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP, theo liên kết chuỗi” với 14 hộ/14 ha diện tích trồng cây Sầu Riêng, ở thôn 7 và thôn 10 (Rô Mô) xã Đa Kai. Họp triển khai chọn hộ Vườn sầu riêng tham gia mô hình Mô hình Thâm canh cây sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP theo liên kết chuỗi năm 2022 hỗ trợ 40% kinh phí vật tư phân bón, 100% gói chứng nhận VietGAP và tem truy xuất nguồn gốc. Việc áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ góp phần xây dựng thương hiệu Sầu Riêng Đa Kai, nâng cao giá trị kinh tế và sức cạnh tranh, hướng xuất khẩu chính ngạch ra thị trường nước ngoài. Vừa qua, Trung tâm đã tổ chức tập huấn cho các hộ trong và ngoài mô hình từ sự quan tâm của các cấp, sự phối hợp của bà con nông dân, hy vọng trong năm 2023 diện tích sản xuất theo mô hình được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, nâng cao giá trị kinh tế để áp dụng rộng rãi hơn trên địa bàn xã Đa Kai./. Đỗ Thị Lý
  • Ứng dụng một số chế phẩm thảo mộc để kiểm soát dịch hại trong canh tác thanh long hữu cơ
    Ứng dụng một số chế phẩm thảo mộc để kiểm soát dịch hại trong canh tác thanh long hữu cơ
    27/09/2022 10:52
    Ứng dụng một số chế phẩm thảo mộc để kiểm soát dịch hại trong canh tác thanh long hữu cơ Thanh long xác định là một trong 04 mặt hàng chiến lược của tỉnh Bình Thuận và là cây trồng đặc sản đứng đầu trong 11 loại trái cây ở nước ta đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định trong chiến lược phát triển rau, hoa, quả Việt Nam. Việc nâng cao năng suất và chất lượng trái thanh long đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân. Đặc biệt trong bối cảnh nông sản chịu ảnh hưởng của điệp khúc “được mùa- mất giá”, yêu cầu về là nhu cầu mở rộng thị trường ngày càng cấp bách. Để mở rộng thị trường, xâm nhập vào các thị trường khó tính thì chất lượng sản phẩm và tính chuyên nghiệp của các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam phải được nâng cao để phát triển lâu dài. Cần thiết phải quan tâm ứng dụng các kỹ thuật sinh học trong canh tác thanh long cho chất lượng trái đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, không tồn lưu hóa chất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng trồng thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Với thành công của dự án khoa học công nghệ “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình liên kết sản xuất thanh long theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”. Đến nay, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật đã đã xây dựng 03 mô hình sản xuất thanh long đạt tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu với tổng diện tích được chứng nhận là 80 ha trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam. Hình 1. Bệnh hại trên cây thanh long Hình 2. Một số đối tượng gây hại trên thanh long Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng canh tác tôn trọng thiên nhiên, dựa trên các yếu tố cân bằng của quần thể sinh vật mà phát triển cây trồng. Khi gặp các vấn đề về sâu bệnh hại, phải tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất độc hại. Từ đó đặt ra cho người canh tác những thách thức lớn về việc bảo vệ nông sản khỏi các tác nhân gây hại. Mục đích là đảm bảo sản phẩm hữu cơ sản xuất ra là an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng, không làm mất cân bằng sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường, tăng lượng vi sinh vật có ích ở trong đất… giúp tăng độ phì nhiêu trong đất. Trong đó, nguyên tắc cơ bản là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học. Như vậy, kiểm soát sâu bệnh hại là một phần quan trọng trong quyết định đến hiệu quả của sản xuất hữu cơ. Ứng dụng chế phẩm thảo mộc để kiểm soát sinh vật gây hại là một giải pháp được ưu tiên sử dụng trong canh tác hữu cơ nói chung và canh tác thanh long hữu cơ nói riêng. Một số chế phẩm được sử dụng trong quy trình sản xuất thanh long hữu cơ: 1. Dịch tỏi: Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và ajoene. Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Một kilogam tỏi có thể cho ra từ 1-2g allicin Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương như Saphylococcus, Streptococcus, Samonella, V.cholerae, B.dysenteriae, Mycobacterium tuberculosis. Như vậy các hoạt chất có trong tỏi có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, giúp tăng khả năng kháng bệnh cho cây, ngoài ra tỏi còn có khả năng xua đuổi và tiêu diệt một số côn trùng gây hại. Các cách pha chế dịch tỏi: - Dịch tỏi ngâm rượu: 1kg tỏi ngâm với 1 lít rượu. - Dịch tỏi ngâm cồn: 1kg tỏi ngâm với 1 lít cồn 700. - Dịch tỏi ngâm giấm: 1kg tỏi ngâm với 1 lít giấm. - Dịch tỏi ngâm nước: 1kg tỏi ngâm với 2 lít nước. 2. Dịch ớt: hoạt chất capsaicin tạo vị cay của ớt, có tính kháng khuẩn, gây nóng, bỏng rát cho những loài sâu bọ hại cây trồng khi tiếp xúc với da và mắt. Capsaicin được dùng như một chất xua đuổi động vật, làm thuốc giảm đau hay được sử dụng để chống lại côn trùng, nó làm hỏng màng tế bào và phá vỡ hệ thống thần kinh côn trùng. Capsaicin lần đầu tiên được đăng ký sử dụng tại Hoa Kỳ vào năm 1962, được coi một loại thuốc trừ sâu hóa sinh vì có nguồn gốc tự nhiên - Dịch ớt ngâm cồn: 1 kg ớt ngâm với 1 lít cồn 700. - Dịch ớt ngâm nước: 1 kg ớt ngâm với 1 lít nước. 3. Dịch gừng: các tinh chất có trong gừng cũng có tác dụng kháng khuẩn, gây bỏng rát ở mắt và da trên nhiều loại côn trùng, sâu hại. - Dịch gừng ngâm cồn: 1 kg gừng ngâm với 1 lít cồn 700. 4. Hỗn hợp thuốc thảo mộc: Tỏi, ớt, gừng, rỉ mật đường, nước với tỷ lệ 1:1:1:1: 10 Bước 1: Cho nước và rỉ mật đường vào thùng chứa rồi khuấy tan đều. Bước 2: Cho tỏi, ớt, gừng xay nhuyễn vào, rồi cho vào hỗn hợp trên. Sau khoảng 90 ngày, dịch tỏi ớt gừng đã sử dụng được. Tiến hành lọc và đựng thành phẩm trong chai/hũ nhựa (không nên ngâm trong bình thủy tinh hay sành sứ tránh hiện tượng nứt vỡ do quá trình lên men). Nên đặt bình ủ tại nơi có nhiệt độ và độ ẩm ổn định trong suốt quá trình lên men. Vì ánh nắng trực tiếp hay nhiệt độ cao có thể gây hư hỏng mẻ ủ. Mẻ ủ đạt chất lượng khi thành phẩm có mùi thơm đặc trưng của tỏi ớt gừng và màu nâu vàng. Lưu ý tất cả các vật liệu ớt, tỏi gừng đều được giã nhỏ hoặc xay nhuyễn nhằm giải phóng tối đa các hoạt chất. Quy trình phun thuốc thảo mộc trên thanh long tham khảo: Lần phun Tên thuốc Nồng độ Đối tượng phòng trừ Thời điểm phun Ghi chú Lần 1 Dịch tỏi/tỏi ngâm rượu/cồn/giấm 1-2 % Côn trùng: Bọ xòe, rầy, rệp… Sáng sớm/chiều mát Do dung dịch có mùi nên phun bằng máy, phun phủ trụ Lần 2 (3 -5 ngày sau lần 1) Dịch ớt/ớt ngâm cồn 1-2 % Côn trùng: Bọ xòe, rầy, rệp… Sáng sớm/chiều mát Lần 3 (3 -5 ngày sau lần 2) Dịch gừng ngâm cồn 1-2 % Côn trùng: Bọ xòe, rầy, rệp… Sáng sớm/chiều mát Lần 4 (3 -5 ngày sau lần 3) Dịch hỗn hợp 1-2 % Côn trùng: Bọ xòe, rầy, rệp… Sáng sớm/chiều mát Lần 5,6,7 … có thể luân phiên để phun các dung dịch, trong trường hợp phun phòng có thể phun lần trước cách lần sau 10 ngày, đối với trường hợp phun phòng trừ thì mỗi lần cách nhau 3-5 ngày. Ngoài việc dụng các loại thuốc thảo mộc thì kiểm soát dịch hại tổng hợp (IPM) còn áp dụng các biện pháp phối hợp như: biện pháp vật lý (vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán để tạo sự thông thoáng, thu gom tàn dư thực vật, sử dụng bẫy bã, bẫy cây trồng, bao trái…) trồng xen các loại cây trồng khác để hạn chế khả năng lây lan của sâu bệnh sử dụng sinh vật đối kháng (bọ rùa, kiến vàng, nấm xanh Metarhizium sp và nấm trắng Beauveria sp …). Biện pháp IPM được sử dụng để kiểm soát sinh vật gây hại trong sản xuất thanh long hữu cơ, mang lại hiệu quả phòng trừ tương đối cao mà không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong sản xuất. Hình 3. Bao trái và dùng bấy trong sản xuất hữu cơ ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
  • Ứng dụng chế phẩm Trichoderma để ủ phân chuồng trong canh tác thanh long hữu cơ
    Ứng dụng chế phẩm Trichoderma để ủ phân chuồng trong canh tác thanh long hữu cơ
    27/09/2022 10:23
    Ứng dụng chế phẩm Trichoderma để ủ phân chuồng trong canh tác thanh long hữu cơ Để phát triển ngành hàng thanh long theo hướng an toàn và bền vững, từ năm 2019, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bình Thuận thực hiện dự án khoa học công nghệ “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình liên kết sản xuất thanh long theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”. Mục tiêu dự án là xây dựng mô hình sản xuất thanh long hữu cơ theo chuỗi liên kết nhằm tạo tiền đề để phát triển ngành hàng thanh long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, hướng tới xuất khẩu bền vững, góp phần định vị và nâng cao thương hiệu thanh long Bình Thuận trên bản đồ nông nghiệp Việt Nam và thế giới. Đến nay, đã thành công xây dựng 03 mô hình sản xuất thanh long đạt tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu với tổng diện tích được chứng nhận là 80 ha trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam. Hình 1. Thanh long sản xuất hữu cơ Việc thay thế các loại phân bón hóa học trong sản xuất cây trồng bằng các loại phân bón hữu cơ sẽ mang lại những hiệu quả tích cực cho chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ môi trường, đây là yếu tố bắt buộc trong sản xuất hữu cơ nói chung và sản xuất thanh long hữu cơ nói riêng. Xây dựng quy trình ủ sử dụng nấm Trichoderma để ủ phân chuồng là một trong những biện pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng phân trong sản xuất. Phân chuồng là loại phân bón hữu có có nguồn gốc từ phân động vật (phân gia súc, gia cầm,…). Trong trồng trọt, phân chuồng có tác dụng rất lớn đối với cây trồng: - Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như chất khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng. Bên cạnh đó còn cung cấp chất mùn hữu cơ để tăng độ phì nhiêu của đất. - Hỗ trợ và kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật hữu ích. - Giữ ẩm cho đất, hỗ trợ bộ rễ cây trồng phát triển khỏe mạnh - Tạo ra môi trường sống tốt giúp các sinh vật hữu ích phát triển: như giun đất, các vi sinh vật có lợi… Nấm Trichoderma Trichoderma là tên gọi của một loài nấm bất toàn thuộc họ Moniliaceae. Trichoderma được gọi là một loại nấm đối kháng. Tác dụng của Trichoderma: - Nấm Trichoderma tiết ra đất những chất kích thích để rễ cây ăn sâu xuống lòng đất, làm cho rễ cây khỏe hơn và tăng khả năng hút dinh dưỡng, tăng khả năng phòng vệ, tạo thành một lớp măng - xông bảo vệ vùng rễ cây tránh sự xâm nhập của mầm bệnh của các loại nấm bệnh, làm giảm khả năng nhiễm bệnh - Kích thích cây trồng tự sản xuất ra các chất giúp tăng sức đề kháng giúp cây khỏe mạnh hơn: + Tăng cường hoạt tính các loại enzyme trong thực vật có liên quan đến khả năng kháng khuẩn như β-1,3-glucanase, peroxidase, chitinase và lipoxygenase. + Kích thích khả năng tiết các chất phytoalexin của cây tại các vùng tổn thương. Giúp cây mau lành và ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh có hại tại những vùng này. + Bên cạnh đó, trong quá trình cạnh tranh môi trường sống, các loại nấm và vi sinh vật gây bệnh có khả năng để lại cyanid tại nơi ở của chúng. Đây là một loại chất độc gây ức chế hoạt động hô hấp của các tế bào. Trichoderma kháng lại cyanid, đồng thời tạo ra hai loại enzyme có khả năng phân hủy chúng tại vùng rễ. Do đó, chúng góp phần trực tiếp trong việc kiểm soát và chủ động bảo vệ bộ rễ cho cây. - Trichoderma kích thích cây trồng gia tăng nồng độ chất hữu cơ trong vách tế bào và sản sinh ra nhiều hoocmon thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn, giúp gia tăng mức độ sử dụng và khả năng hút các chất dinh dưỡng này cho các loại cây trồng. - Ngoài ra loại nấm này còn phân giải một số chất hữu cơ trong đất và phân bón khiến đất trở nên tơi xốp, tăng độ phì nhiêu và giảm thiểu tình trạng đất chai, bạc màu Trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nấm, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh. Phân chuồng sau quá trình ủ hoai mục sẽ tiêu diệt và loại bỏ được các yếu tố gây hại này, đồng thời sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hóa để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Ủ phân chuồng bằng chế phẩm sinh học nấm Trichoderma giúp phân giải nhanh các mùn bã hữu cơ, cân đối dưỡng chất của phân chuồng, chuyển hóa các dinh dưỡng giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ. Đồng thời cung cấp các vi sinh vật có ích, ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, bào tử nấm, trứng côn trùng, hạt cỏ dại. Hình 2. Bón phân hữu cơ trên thanh long Phương pháp ủ phân chuồng trong sản xuất hữu cơ: Lựa chọn địa điểm: - Vị trí chứa / ủ phân hữu cơ phải cách nơi sản xuất ít nhất 10m, cách khu vực vùng nước mặt ít nhất 25 m. - Xây dựng khu vực ủ: xây dựng nền ủ phải cao hơn mặt đất bình thường là 0,1m và tráng xi măng, xung quanh xây tường gạch tô xi măng, đậy kín bằng bạt. - Khu vực ủ bằng phẳng, hoăc có độ dốc vừa phải để tránh chảy phân, thất thoát phân và gây ô nhiễm môi trường. Chuẩn bị nguyên liệu - Phân chuồng tươi (khô): có thể sử dụng phân bò hoặc phân gà. Đối với canh tác hữu cơ, phân gà và các loại phân động vật khác lấy từ các trại nuôi thương mại không được phép sử dụng. Khuyến khích việc thu gom phân động vật mà mình đang nuôi. Có thể sử dụng phân động vật chăn thả tự nhiên từ bên ngoài trang trại của mình để sử dụng. - Nấm Tricoderma - Nước Thực hiện ủ: Pha nguyên liệu theo tỷ lệ: - 1 tấn phân chuồng - 2 kg nấm Tricoderma Lưu ý: 1 khối phân chuồng tươi tương đương 400 – 500 kg 1 khối phân chuồng khô tương đương 200 – 300 kg Các bước ủ: Bước 1: Pha 2 kg Tricoderma + 100 lít nước Bước 2: Trải một lớp phân chuồng dày 30 – 40 cm vào sân ủ. Sau đó tưới đều dung dịch pha ở bước 1 vào lớp phân, sao cho đạt độ ẩm 45 -50%. Tiếp tục như thế cho đến khi đống phân cao 1,5 m-1,7 m. Sau đó đậy kín bằng bạt nilon có màu tối. Bước 3: Sau khi ủ được 20 ngày thì tiến hành đảo phân từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. - Độ ẩm ủ là 55-60%, có thể kiểm tra nếu phân ủ thiếu độ ẩm thì tưới thêm nước, phủ bạt lại là tiếp tục ủ. Cách kiểm tra bằng cảm quan như sau: dùng tay bóp một nắm phân, nếu thấy có nước rỉ ra ở kẽ tay thì phân đủ độ ẩm. - Khi ủ được 60 ngày là có thể sử dụng. Khoảng 40-50 ngày sau ủ, cán bộ kỹ thuật kiểm tra bằng cảm quan chất lượng đống ủ, nếu đạt yêu cầu có thể đưa vào sản xuất, nếu chưa đạt yêu cầu tiếp tục thao tác ủ lại. Hình 3. Ủ phân chuồng bằng chế phẩm Trichodermar Ngoài ra, có thể sử dụng phân ủ với tỷ lệ : 50% phân chuồng: 50 % phân xanh (các loại cây họ đậu, bèo dâu tây, cành quả thanh long sau cắt tỉa… Trong trường hợp sử dụng cành thanh long, cần băm (chặt) cành thanh long thành các đoạn ngắn 3-5cm). Quy trình và thời gian ủ tương tự như trên, sau thời gian 60 ngày, đống ủ đã hoai mục có thể đưa ra sử dụng. Trong quá trình bón, chú ý rải phân theo hình chiếu của tán cây, sau đó trộn đều phân hữu cơ với đất mặt từ 15 – 20cm. Tưới giữ ẩm và che phủ rơm để giữ ẩm. ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bình Thuận
  • KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT THÂM CANH ĐIỀU BỀN VỮNG Ở BÌNH THUẬN
    KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT THÂM CANH ĐIỀU BỀN VỮNG Ở BÌNH THUẬN
    05/08/2022 17:24
    KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT THÂM CANH ĐIỀU BỀN VỮNG Ở BÌNH THUẬN Điều là cây công nghiệp dài ngày chủ lực của tỉnh Bình Thuận. Năm 2020, tổng diện tích trồng điều toàn tỉnh khoảng 17.500 ha (tập trung tại 3 huyện Đức Linh: 7.238 ha, Tánh Linh: 4.520 ha và Hàm Tân: 2.543 ha), năng suất hạt điều trung bình khoảng 7,0 tạ/ha, sản lượng trên 12.140 tấn (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận, 2020). Theo các nhà chuyên môn, năng suất như vậy là rất thấp so với tiềm năng năng suất của cây điều. Nguyên chủ yếu là do phần lớn diện tích điều trước đây được trồng bằng hạt (thực sinh), không qua tuyển chọn và chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây điều. Để phát triển cây điều bền vững thì cần thiết phải cải tạo những vườn điều năng suất thấp bằng các quy trình kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, trồng thay thế các vườn điều già cỗi bằng những giống điều ghép cao sản, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng tập trung đầu tư tăng năng suất, thay đổi mới thiết bị công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm hạt điều giải pháp về tổ chức sản xuất, mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với nhóm nông hộ, tổ hợp tác tạo ra vùng nguyên liệu chất lượng, tăng thu nhập cho người trồng điều để người dân yên tâm sản xuất. Năm 2021, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều (Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận triển khai Dự án “Xây dựng mô hình mẫu sản xuất thâm canh điều bền vững” với mô hình trồng mới các giống điều ghép cao sản (5 ha) và mô hình thâm canh (15 ha) tại xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân. Sau một năm triển khai các mô hình đạt kết quả bước đầu: Mô hình trồng mới các giống điều AB05-08 AB29 và PN1 có tỷ lệ cây sống đạt trên 90% đường kính gốc đạt 2,5 cm chiều cây 130 cm. Nông dân tham gia Dự án cho biết, các giống điều ghép mới phù hợp với điều kiện đất đai và sinh thái của địa phương và sẽ được nhân rộng mô hình trong thời gian tới. Mô hình thâm canh điều trong thời kỳ kinh doanh được thực hiện trên vườn điều 12-15 năm tuổi. Kết quả cho thấy: năng suất hạt của các hộ tham gia mô hình niên vụ 2021/2022 đạt 1,580- 1,720 kg/ha (trung bình 1.661 kg/ha), cao hơn so với hộ ngoài mô hình 290 kg/ha thu nhập 29.133.500 đồng/ha, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng 21,11%. Dự án cũng đã tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh cây điều tổng hợp cho hơn 80 lượt người dân. Thành lập tổ hợp tác liên kết sản xuất điều Tân Phúc với 20 hộ tham gia trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Mục đích của tổ hợp tác liên kết là nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hạt điều và tăng thu nhập cho các thành viên thông qua tổ hợp tác tìm kiếm đầu ra, liên kết với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm hạt điều để người dân yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. Với kết quả trên, mô hình được chính quyền địa phương, người dân mong muốn tiếp tục thực hiện, mở rộng để nhiều người dân quan tâm được tham gia học tập. Trần Thế Lâm – Phạm Thị Hồng Một số hình ảnh mô hình thâm canh tại Bình Thuận năm 2022
  • Bình Thuận: Hiệu quả thiết thực mô hình Canh tác lúa thân thiện với môi trường
    Bình Thuận: Hiệu quả thiết thực mô hình Canh tác lúa thân thiện với môi trường
    20/04/2022 15:07
    Bình Thuận: Hiệu quả thiết thực mô hình Canh tác lúa thân thiện với môi trường Canh tác lúa thân thiện môi trường là phương pháp canh tác lúa hướng tới phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững, được tiến hành tại hơn 50 quốc gia trên thế giới áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI mang lại hiệu quả sản xuất, góp phần giảm phát thải khí nhà kính bảo vệ môi trường sinh thái hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững và nâng cao giá trị gia tăng. Vừa qua, Ban Quản lý dự án lúa Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận xây dựng 04 mô hình thí điểm về “Canh tác lúa thân thiện với môi trường áp dụng kỹ thuật tưới nước ướt - khô xen kẽ (nông lộ phơi)” cho nông dân 4 xã thuộc 2 huyện Bắc Bình (Hải Ninh và Hồng Thái) và Tuy Phong (Phú Lạc và Liên Hương) tỉnh Bình Thuận. Thực hành đặt ông tưới nước ướt - khô xen kẽ tại xã Hồng Thái, Bắc Bình Được biết, người nông dân tham gia dự án sẽ được tập huấn tổng quan về canh tác thân thiện với môi trường thời gian tiếp theo sẽ được tập huấn chuyên sâu theo chuyên đề kèm theo mô hình thí điểm, như điều tiết nước ướt khô xen kẽ bón phân cân đối sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân đạm hợp lý cách sử dụng rơm rạ… Theo đó, nông dân 4 xã được tập huấn tổng quan về kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường như sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học hoặc thảo mộc giảm phân hóa học và tăng cường sử dụng phân hữu cơ giảm lượng giống gieo sạ… quản lý hiệu quả các phế phẩm như bao bì, chai lọ chứa thuốc BVTV được bỏ vào thùng chứa rác theo quy định và thí điểm đầu tiên là mô hình về kỹ thuật tưới nước ướt - khô xen kẽ lớp được tập huấn chuyên sâu, giúp nông dân nắm được “chìa khóa” quản lý nước tưới suốt vụ sản xuất theo nguyên tắc chung là: cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước, mà chỉ cần nhiều nước trong giai đoạn lúa non (để ém cỏ), và trong giai đoạn trổ (để lúa kết hạt tốt). Các giai đoạn khác, nông dân áp dụng biện pháp tưới ướt - khô xen kẽ là được. Trong bất kỳ giai đoạn canh tác nào, lớp nước ngập tối đa 5 cm tùy theo chân ruộng và thời kỳ nhất định để lúa sinh trưởng phát triển một cách tốt nhất” Mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường tại xã Phú Lạc – Tuy Phong Trong cuối tháng 3/2022 vừa qua, Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội thảo đầu bờ tại các ruộng thí điểm mô hình kết quả năng suất lúa bình quân dao động từ 68-70 tạ/ha, cao hơn sản xuất đại trà từ 7-10% điều đáng chú ý, mô hình có sử dụng phân bón lá nano Việt Đức, là loại phân bón thân thiện với môi trường để giảm lượng bón phân đạm từ 20-25% theo quy trình (200-220 kg ure/ha) và làm tăng số hạt chắc/bông trên 15%, góp phần làm tăng năng suất chung của mô hình qua đó giúp nông dân làm quen dần việc tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân bón sản xuất từ công nghệ nano giảm lượng giống gieo sạ từ 25- 30% so với truyền thống từ 250-300 kg/ha đặc biệt, ứng dụng kỹ thuật tiết kiệm nước trong quá trình sản xuất lúa hạn chế chồi vô hiệu hạn chế lá ủ ở giai đoạn sau, cây lúa được thông thoáng, ít bị sâu bệnh gây hại giúp cây lúa phát triển tốt bộ rễ, tránh đổ ngã ở giai đoạn sau tiêu chất độc do môi trường yếm khí do đất bị ngập nước lâu ngày sinh ra giảm chi phí bơm nước và nguồn nước tưới, nhất là vụ đông xuân tại Bình Thuận thường thiếu nước vào cuối vụ... từ đó, gia tăng lợi nhuận hướng đến nền sản xuất lúa thân thiện với môi trường thích ứng với tốt với biến đổi khí hậu đang diễn ra khắc nghiệt trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, việc áp dụng tưới nước ướt khô xen kẽ tại mô hình còn những hạn chế như khi rút nước thì bị thủy nông đóng cửa hoặc có điểm mô hình hệ thống kênh mương chưa đảm bảo hay ruộng thấp nên việc điều tiết nước còn những khó khăn nhất định. Thùng chứa các vật liệu phế thải Kết thúc hội thảo trong niềm vui hân hoan của bà con với kết quả đạt được từ mô hình là rất hữu ích, khả năng áp dụng mô hình vào thực tế sản xuất rất khả quan và bà con đề nghị nhà nước cần quy hoạch vùng, hoàn chỉnh kênh mương đồng tốt hơn, nhất là công tác thủy lợi phải đồng nhất và đồng bộ để áp dụng tưới tiết kiệm nước ướt khô xen kẽ một cách hiệu quả nhất. Hồ Công Bình
  • HỘI THẢO SẢN XUẤT LÚA CẢI TIẾN SRI
    HỘI THẢO SẢN XUẤT LÚA CẢI TIẾN SRI
    01/03/2022 10:49
    HỘI THẢO SẢN XUẤT LÚA CẢI TIẾN SRI Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Hồng Liêm tổ chức Hội thảo, nghiệm thu mô hình “Sản xuất lúa cải tiến SRI hướng an toàn định hướng hữu cơ theo liên kết chuỗi” tại Nhà văn hóa thôn Liêm Bình, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, với quy mô 16ha/17 hộ thực hiện. Thời gian thực hiện: tháng 11 năm 2021 đến tháng 02 năm 2022. Toàn cảnh Hội thảo tại Nhà văn hóa thôn Liêm Bình, xã Hồng Liêm Mô hình đã sử dụng giống lúa mới chất lượng cao Đài Thơm 8 gắn với liên kết chuỗi giá trị, để thay thế dần các giống lúa cũ của địa phương đang thoái hóa nhằm thay đổi nhận thức, chuyển giao quy trình kỹ thuật, phương thức canh tác theo hướng hữu cơ đến người dân sản xuất. Tại Hội thảo, các đại biểu đã phân tích, đánh giá mô hình từ khâu chuyển giao kỹ thuật, áp dụng sản xuất thực tế, ưu điểm vượt trội của phương pháp và kết quả đạt được. Về hiệu quả kinh tế: Giảm lượng giống gieo sạ giúp cây lúa mọc khỏe, tiết kiệm 40 – 50% lượng giống. Lợi nhuận mô hình cao hơn 2,3 triệu đồng/ha (tăng 47,4%) so với ruộng ngoài mô hình. Về hiệu quả môi trường: Việc sử dụng thuốc sinh học ngừa sâu bệnh giảm lượng phân đơn (50%), sử dụng phân hữu cơ vi sinh và phân khoáng con voi bón lót và bón thúc tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi hoạt động giúp đất đai tơi xốp, màu mỡ, môi trường an toàn, không bị ô nhiễm. Về hiệu quả xã hội: Hộ dân tăng cường sử dụng thuốc sinh học trong việc bảo vệ cây trồng nên sức khỏe người sản xuất được đảm bảo, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng thay đổi phương thức canh tác trong việc sản xuất lúa theo hướng hữu cơ đảm bảo sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái đồng ruộng. Với kết quả đạt được từ mô hình, Hợp tác xã Liêm Bình, nông dân tham gia thực hiện tin tưởng vào phương pháp sản xuất lúa SRI theo hướng hữu cơ, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng để cùng địa phương nhân rộng mô hình trong các vụ sản xuất tiếp theo. QT
  • HIỆU QUẢ MÔ HÌNH KHUYẾN CÔNG NĂM 2021
    HIỆU QUẢ MÔ HÌNH KHUYẾN CÔNG NĂM 2021
    01/03/2022 10:46
    HIỆU QUẢ MÔ HÌNH KHUYẾN CÔNG NĂM 2021 Nhằm hỗ trợ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh lúa gạo trong tỉnh nâng cao được giá trị sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế năm 2021 Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận đã chuyển giao 01 máy hút chân không nhằm đóng gạo chất lượng cao tại HTXDV/NN Đức Bình, Tánh Linh và 01 máy xay xát gạo cho HTXDV/NN Hữu cơ Hiệp Phát, xã Hồng Liêm, Hàm Thuận Bắc. Qua hơn 6 tháng vận hành đến nay đã đem lại hiệu quả cao, phát huy giá trị trong chế biến lúa gạo chất lượng cao. * Đối với máy ép chân không công nghiệp cho gạo chất lượng cao Máy ép chân không tại HX Đức Bình Hiện nay, gạo chất cao được người tiêu dùng ưa chuộng do cơm dẻo, mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh, một số loại còn có hàm lượng protein trong hạt khá cao. Chính vì những đặc điểm ưu việt về chất lượng như vậy nên để giữ được hương vị thơm ngon của gạo trong một thời gian dài thì phương pháp bảo quản là rất quan trọng để giữ giá trị sử dụng cũng như giá bán cao. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều phương pháp bảo quản gạo, việc nghiên cứu những phương pháp bảo quản đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm, chi phí bảo quản thấp đang là một vấn đề hết sức cần thiết. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bảo quản thóc, gạo an toàn trong môi trường áp suất thấp đang là một hướng đi mới. Máy ép chân không công nghiệp là một trong những thiết bị được áp dụng quy mô vừa và nhỏ trong bảo quản thực phẩm và nông sản qua hoạt động, máy ép chân không tại HTX Đức Bình đem lại rất khả quan - Chi phí cho đóng 01 bao 5kg (công đứng máy, tiền điện, hao mòn máy móc) khoảng 2.583 đồng - Trung bình trên ngày đạt 200 kg gạo (40 bao) tiêu tốn 103.340 đồng Như vậy, so với máy đóng bao khác thì chi phí tương đương nhau nhưng máy hút chân không bảo quản gạo trong môi trường chân không sẽ ngăn ngừa các yếu tố gây hại làm nhanh hư hỏng lương thực, thực phẩm như vi khuẩn, mối mọt, nấm mốc… và không thể sinh sôi, phát triển trong điều kiện yếm khí. Thời gian bảo quản sẽ lâu hơn giúp hạt gạo giữ được phẩm chất ngon như ban đầu, dễ đóng thùng và vận chuyển . * Đối với máy xát gạo Máy xát gạo tại HTX Hiệp Phát - Về hoạt động: bình quân 1 tháng xát được 1,5 tấn lúa, trong đó cứ 1 kg lúa thu được 0,6 kg gạo nguyên tương ứng 60%, 40% còn lại là chất tạp (gạo gãy, trấu, cám…) - Hiệu quả: Thông qua 4 tháng hoạt động cứ 1 giờ xát được 250 kg lúa (5 bao) + Chi phí tiền điện cho 1 bao (50 kg)/ 5.000 đồng + Hao mòn máy móc 3.000 đồng/ 50 kg + Công đứng máy 10.000đồng/ 50 kg + Tổng chi phí cho xát gạo 50 kg lúa là 18.000 đồng - Thu tiền xát gạo 25000 đồng/ 50 kg - Lợi nhuận trên 1 bao (50 kg): 25.000 đồng – 18.000 đồng = 7.000 đồng/50 kg. Như vây, cứ 50 kg lúa sẽ cho lợi nhuận 7.000 đồng mỗi ngày xát được khoảng 2 tấn gạo, góp phần đem lại lợi nhuận cho HTX 280.000 đồng/ngày mỗi tháng sẽ thu nhập tăng thêm từ máy xát gạo gần 8,5 triệu đồng. Hy vọng với những kết quả khả quan này từ mô hình khuyến công năm 2021 của Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận sẽ thúc để sự phát triển rộng rãi loại hình máy xát gạo và máy hút chân cho các HTX kinh doanh lúa gạo trên địa bàn tỉnh trong thời tới. Hồ Công Bình.
Tổng số : 60 bài viết
Trang
123456