Đang online: 26
Hôm nay: 222
Trong tuần: 5470
Trong tháng: 133498
Tổng truy cập: 10300465
  • Quyết định về việc Phê duyệt Chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2024 trên địa bàn tỉnh
    Quyết định về việc Phê duyệt Chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2024 trên địa bàn tỉnh
    02/07/2024 09:34
    Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long Bình Thuận, bảo đảm an toàn thực phẩm, phục vụ cho yêu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2024 cụ thể như sau, xem nội dung chi tiết tại đây.
  • TẬP HUẤN ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ, BÁN HÀNG CHO HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
    TẬP HUẤN ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ, BÁN HÀNG CHO HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
    12/06/2024 10:21
    Thực hiện Hợp đồng Đào tạo huấn luyện khuyến nông số 44.72.24/HĐKN ngày 04/4/2024 giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận. Từ ngày 22 tháng 5 đến 24 tháng 5 năm 2024, tại Khách sạn Bình Minh, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận đã tổ chức lớp tập huấn “Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý, bán hàng cho HTX sản xuất nông nghiệp”
  • TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO ĐÁNH GIÁ VIÊN NỘI BỘ VIETGAP
    TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO ĐÁNH GIÁ VIÊN NỘI BỘ VIETGAP
    16/12/2022 18:44
    TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO ĐÁNH GIÁ VIÊN NỘI BỘ VIETGAP Nhằm giúp cho Ban Chỉ đạo thanh long bền vững ở các huyện, thị xã, thành phố và xã, thị trấn nắm rõ các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP tại Tiêu chuẩn Kỹ thuật Quốc gia TCVN 11892-1: 2017, và thực hiện tốt công tác hướng dẫn hỗ trợ cho người nông dân thực hiện sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn Tỉnh đáp ứng nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long Bình Thuận, bảo đảm an toàn thực phẩm, phục vụ cho yêu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Từ ngày 12 – 17/12/2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận đã tổ chức lớp tập huấn “Bồi dưỡng, tăng cường năng lực đánh giá nội bộ VietGAP” tại TP. Phan Thiết cho hơn 70 học viên là cán bộ của Ban chỉ đạo thanh long bền vững các cấp huyện, thị xã, thành phố và xã, thị trấn. Quảng cảnh lớp tập huấn (Ảnh: Duy Lâm) Tại lớp tập huấn, Giảng viên đã truyền tải các thông tin xoay quanh TCVN 11892-1:2017 như: các thuật ngữ sử dụng trong công tác đánh giá, đánh giá nội bộ các thủ tục và quy trình triển khai dành cho đánh giá nội bộ các thủ tục đăng ký chứng nhận cho tổ chức/cá nhân,... Đồng thời giảng viên cũng đã giải đáp các thắc mắc, vướng mắt xảy ra trong quá trình thực hiện và đưa ra phương pháp xử lý khi đánh giá nội bộ. Học viên làm bài thi cuối khóa (Ảnh: Thành Luân) Qua lớp tập huấn, triển khai các kiến thức cho các cán bộ của Ban chỉ đạo thanh long bền vững các cấp huyện, thị xã, thành phố và xã, thị trấn sẽ là tiền đề để triển khai thực hiện thuận lợi hơn trong công tác đánh giá nội bộ cho các tổ chức/cá nhân trên địa bàn quản lý, nhằm nâng cao phát triển mà mở rộng quy mô sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh. Ngô Đồng
  • HUYỆN HÀM THUẬN NAM: NỖ LỰC TRONG SẢN XUẤT THANH LONG VIETGAP
    HUYỆN HÀM THUẬN NAM: NỖ LỰC TRONG SẢN XUẤT THANH LONG VIETGAP
    13/09/2022 15:53
    HUYỆN HÀM THUẬN NAM: NỖ LỰC TRONG SẢN XUẤT THANH LONG VIETGAP Trong năm 2022, toàn tỉnh có 7.806 ha thanh long đến hạn tái chứng nhận VietGAP, trong đó huyện Hàm Thuận Nam có 4.894 ha đến hạn tái cấp, chiếm 62,7% tổng diện tích phải tái cấp toàn tỉnh. Trong đó, các xã, thị trấn: Thuận Nam, Hàm Minh, Hàm Thạnh và Hàm Mỹ là bốn đơn vị có diện tích cần tái cấp lớn nhất huyện Hàm Thuận Nam. Ngoài diện tích thanh long cần tái cấp VietGAP, huyện Hàm Thuận Nam còn đăng ký cấp mới với diện tích 200ha. Vừa qua, Lãnh đạo cùng các phòng chuyên môn của Trung tâm Khuyến nông đã có buổi làm việc tại Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Thuận Nam để họp bàn thống nhất các nội dung phối hợp, triển khai trong công tác thực hiện chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2022. Tham gia buổi làm việc có đại diện Ban Chỉ đạo phát triển thanh long bền vững, tổ tư vấn huyện Hàm Thuận Nam và Ban Chỉ đạo phát triển thanh long bền vững các xã, thị trấn trực thuộc huyện . Trong buổi làm việc, Ông Trần Văn Lanh – Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện có một số ý kiến như sau: “do ảnh hưởng từ đại dịch Covid – 19 từ năm 2020 - 2021, giá thanh long xuống thấp trong thời gian dài, một số hộ đã chuyển đổi cây trồng, chuyển nhượng hoặc nhổ trụ để bán đất nên nhìn chung diện tích sản xuất thanh long trên địa bàn huyện giảm. Do đó, các xã cần rà soát lại diện tích của các tổ/nhóm VietGAP trước khi đăng ký tái cấp ông Lanh cũng đề nghị Trung tâm Khuyến nông tổ chức sớm lớp tập huấn cho một số cán bộ mới phụ trách chương trình VietGAP tại các xã/thị trấn để thuận lợi cho việc thực hiện chương trình. Ông Trần Văn Lanh phát biểu ý kiến trong cuộc họp Công tác tổ chức sản xuất thanh long theo VietGAP được UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đây không chỉ là nhiệm vụ của một cấp, một ngành, mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm thay đổi tư duy sản xuất cho người dân, nâng cao ý thức sản xuất an toàn, bền vững, Diễm Trinh
  • Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quy trình sản xuất, sơ chế, đóng gói theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP
    Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quy trình sản xuất, sơ chế, đóng gói theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP
    13/09/2022 15:30
    Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quy trình sản xuất, sơ chế, đóng gói theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP Để đảm bảo tiêu thụ ổn định cho trái thanh long, đáp ứng với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, tỉnh ta vẫn đang đẩy mạnh duy trì và mở rộng diện tích sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Sau khi UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2022, các địa phương nhanh chóng rà soát, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân đăng ký tham gia và xây dựng tổ hợp tác, nhóm liên kết, hợp tác xã sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP đúng quy định. Tuy nhiên tại một số địa phương, cán bộ phụ trách thực hiện chương trình có sự thay đổi nên bước đầu gặp một số khó khăn trong công tác nắm bắt trình tự và tiến trình thực hiện nhiệm vụ. Chính vì vậy, nằm trong hoạt động nhằm hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm thanh long Bình Thuận trong và ngoài nước năm 2022, thuộc nguồn kinh phí của Sở Công thương. Ngày 08 và ngày 09 tháng 9 vừa qua, Trung tâm khuyến nông đã tổ chức lớp “tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho nông dân, các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thanh long về quy trình sản xuất, sơ chế, đóng gói theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP” Tại huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc. Trong đó, Trung tâm chú trọng hướng dẫn xây dựng hồ sơ quản lý và trình tự, thủ tục đăng chứng nhận VietGAP theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11892 – 1: 2017 về thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) – Phần 1: trồng trọt cho cán bộ thực hiện công tác tư vấn, hướng dẫn VietGAP tại các huyện/xã và một số nhà đóng gói, nông dân sản xuất thanh long trên địa bàn 2 huyện. Báo cáo viên trao đổi nội dung, trình tự thực hiện (Ảnh: DT) Qua buổi tập huấn, các học viên có sự lắng nghe và trao đổi xoay quanh những vấn đề liên quan, báo cáo viên đã giúp các học viên nắm bắt được những yêu cầu trong xây dựng và quản lý hồ sơ quản lý chất lượng tại cơ sở cũng như quy trình thực hiện và đăng ký chứng nhận VietGAP. Mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng các địa phương vẫn xác định chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP là nhiệm vụ chính trị quan trọng và kiên trì với quyết tâm cao để chỉ đạo thường xuyên nâng cao chất lượng tư vấn chứng nhận trong sản xuất để hoàn thành chỉ tiêu đề ra của UBND tỉnh. DT
  • SẢN XUẤT THANH LONG VIETGAP ĐÁP ỨNG MÃ SỐ VÙNG TRỒNG TẠI BÌNH THUẬN
    SẢN XUẤT THANH LONG VIETGAP ĐÁP ỨNG MÃ SỐ VÙNG TRỒNG TẠI BÌNH THUẬN
    08/08/2022 09:59
    SẢN XUẤT THANH LONG VIETGAP ĐÁP ỨNG MÃ SỐ VÙNG TRỒNG TẠI BÌNH THUẬN Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc cây trồng. Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là rất cần thiết để thanh long Bình Thuận đáp ứng được nhu cầu thị trường và hướng tới xuất khẩu bền vững. Theo thông tin từ Chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện có có 83 mã số vùng trồng thanh long xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong đó có 77 mã số vùng trồng thanh long xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc được cấp theo địa bàn xã, thị trấn. Theo quy định của Cục Bảo vệ thực vật tại Tiêu chuẩn cơ sở 774:2020/BVTV, là định kỳ 06 tháng các vùng trồng phải được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra, giám sát và gửi hồ sơ kết quả giám sát về Cục Bảo vệ thực vật để mã số vùng trồng được duy trì, tiếp tục sử dụng những mã số vùng trồng không thực hiện theo quy định trên sẽ bị thu hồi. Cũng theo thông tin từ Chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh đầu tháng 7/2022, có một số lô hàng thanh long Bình Thuận không được Trung tâm Kiểm dịch vùng cho thông quan, nên đã ùn ứ tại cửa khẩu do các mã số vùng trồng này (mã số in trên bao gói thanh long) chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát định kỳ theo qui định tại Tiêu chuẩn cơ sở 774:2020/BVTV - Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng, nên đã bị Cục bảo vệ thực vật thu hồi. Vì thế, mới đây Chi cục Trồng trọt và BVTV đã ban hành công văn số 665/TTBVTV-TT ngày 04 tháng 8 năm 2022(file đính kèm) nhằm nhắc nhở UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát vùng trồng thanh long xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc để đến tháng 9/2022 thì các mã số vùng trồng thanh long xuất khẩu đi Trung Quốc phải được kiểm tra, giám sát. Những nội dung mà vùng trồng thanh long cần thực hiện để đáp ứng việc thiết lập/giám sát mã vùng trồng bao gồm: 1. Cung cấp đầy đủ thông tin vùng trồng (diện tích, số hộ, tuổi cây, giai đoạn sinh trưởng, thời gian dự kiến thu hoạch, sản lượng dự kiến, giống) 2. Sử dụng thuốc BVTV cho phép sử dụng tại Việt Nam 3. Ghi chép đầy đủ thông tin sản xuất (thể hiện thông qua sổ nhật ký canh tác: nhật ký bón phân, nhật ký sử dụng thuốc BVTV, ghi chép thông tin liên quan đến thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động khác) 4. Vùng trồng cần thống nhất một quy trình quản lý sinh vật gây hại theo dõi thành phần và có biện pháp quản lý sinh vật gây hại. 5. Vườn canh tác sạch cỏ dại, tàn dư thực vật dọn dẹp và thu gom bao bì sản phẩm thuốc BVTV. 6. Yêu cầu khác: tuân thủ các yêu cầu cụ thể của nước nhập khẩu. Những nội dung trên tương tự với một số tiêu chí trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11892-1:2017 thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). Vì thế các cơ sở đã áp dụng sản xuất theo đúng tiêu chuẩn VietGAP và lưu ý thêm các yêu cầu cụ thể của nước nhập khẩu thì hầu như đáp ứng được các nội dung thiết lập/giám sát mã số vùng trồng. Thực hiện quyết định số 1472/QĐ-UBND ngày 04/7/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Từ ngày 19 - 21/7/2022, Trung tâm Khuyến nông đã làm việc tại các huyện trong tỉnh để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình VietGAP. Trước tình hình giá cả vật tư phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật tăng sau dịch Covid-19, giá bán thanh long bấp bênh không ổn định, mốt số người dân không còn chăm sóc vườn, đã chuyển đổi cây trồng khác hoặc bán đất,... Tại cuộc họp, Trung tâm Khuyến nông cùng Ban chỉ đạo phát triển thanh long bền vững các địa phương cũng đã có những trao đổi và đưa ra giai pháp góp phần hoàn thành chỉ tiêu VietGAP năm 2022. Tính đến ngày 5/8/2022 có 10 cơ sở/398 ha sản xuất thanh long hết hạn chứng nhận VietGAP đã nộp đơn xin tái cấp VietGAP, trong đó xã Hàm Thạnh – Hàm Thuận Nam là địa phương dẫn đầu với 7 cơ sở đăng ký. DT
  • TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT THANH LONG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP NĂM 2021
    TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT THANH LONG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP NĂM 2021
    26/04/2021 14:19
    TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT THANH LONG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP NĂM 2021 Sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP là Chương trình được Tỉnh, Ngành quan tâm và chỉ đạo triển khai hàng năm. Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra đã khiến việc xuất khẩu các loại nông sản nói chung và thanh long Bình Thuận nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề tình hình thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu bị hạn chế hoặc ngừng trệ để kiểm soát dịch bệnh dẫn đến hàng hóa tồn đọng, giá cả thanh long không ổn định làm cho tư tưởng của một số bà con dao động, tình hình sản xuất bị trì trệ, người dân điêu đứng chính vậy, việc phát triển thanh long nói chung và theo hướng VietGAP là hết sức khó khăn. Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long Bình Thuận trong sản xuất và sơ chế, bảo đảm an toàn thực phẩm, phục vụ cho yêu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Ngày 13/4/2021, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 903/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Trong đó, Trung tâm Khuyến nông là đơn vị thường trực được Sở Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Kế hoạch Chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2021. Mục tiêu đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 10.500ha thanh long sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, và phấn đấu đến cuối năm là 11.000ha. Trong năm 2021, không có diện tích hết hạn phải thực hiện tái cấp mà sẽ triển khai thực hiện chứng nhận mới và đánh giá giám sát các tổ chức/cơ sở được cấp chứng nhận còn hiệu lực chứng nhận, cụ thể như sau: STT Địa phương Chỉ tiêu đăng ký chứng nhận mới năm 2021 Chỉ tiêu đánh giá giám sát năm 2021 Diện tích (ha) Số cơ sở Diện tích (ha) Số cơ sở A Toàn tỉnh 915 68 11.419,47 505 1 Hàm Thuận Nam 650 42 6.890,6 505 2 Hàm Thuận Bắc 35 3 3.546,29 224 3 TP. Phan Thiết 10 1 89,84 8 4 Bắc Bình 150 15 602,53 42 5 Hàm Tân 20 2 86,76 7 6 TX. Lagi 30 3 147,05 7 7 Tuy Phong 20 2 56,4 6 Đối với diện tích đăng ký chứng nhận mới: cơ sở phải thực hiện sản xuất theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11892-1:2017 thực hành nông nghiệp tốt phần 1: trồng trọt, sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và an toàn lao động, triển khai thực hiện thực địa khu vực sản xuất phù hợp theo yêu cầu của VietGAP. Đối với diện tích còn hiệu lực chứng nhận: cơ sở phải duy trì sản xuất theo VietGAP, chú trọng đến công tác truy xuất nguồn gốc, thực hiện viết nhật ký sản xuất thường xuyên và lưu ý đến việc sử dụng hoát chất, thuốc BVTV phải đảm bảo an toàn và thời gian cách ly theo quy định của từng loại sản phẩm./. Xem chi tiết Quyết định phê duyệt tại đây Ngô Đồng
  • CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT THANH LONG THEO VIETGAP
    CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT THANH LONG THEO VIETGAP
    18/02/2021 07:58
    CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT THANH LONG THEO VIETGAP Một năm đầy bản lĩnh. Ngày 25 tháng 02 năm 2020 Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có Quyết định số 439/QĐ-UBND Về việc sáp nhập Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long vào Trung tâm Khuyến nông và tổ chức lại. Theo đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng thực hiện các hoạt động khuyến nông theo các chương trình, dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư vấn kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật mới trong quản lý sản xuất cho nông dân cung cấp các dịch vụ để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tổ chức chứng nhận sản xuất, sơ chế sản phẩm thanh long phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trang trại thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP Nhiệm vụ hoàn thành Chương trình sản xuất thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP hàng năm theo chỉ tiêu Tỉnh giao chưa bao giờ là dễ dàng năm 2020 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra đã khiến việc xuất khẩu các loại nông sản nói chung và thanh long Bình Thuận nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề các cửa khẩu ngừng thông quan để kiểm soát dịch bệnh dẫn đến hàng hóa tồn đọng, thanh long rớt giá kéo theo tình hình sản xuất bị trì trệ, người dân điêu đứng chính vậy, việc phát triển thanh long nói chung và theo hướng VietGAP là hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt từ Tỉnh, từ Ngành, sự nỗ lực không mệt mỏi của Trung tâm Khuyến nông, tới ngày 13/10/2020 Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận đã có báo cáo số 297/TTKN-DV&CN gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, báo cáo nêu rõ trong tháng 10/2020 đã triển khai chứng nhận mới và diện tích tái cấp chứng nhận thanh long đạt chuẩn VietGAP là 846,345 ha/45 tổ, nhóm trong đó, có 658,695 ha diện tích tái cấp chứng nhận và 187,65 ha diện tích cấp chứng nhận mới lũy kế diện tích được công nhận VietGAP của toàn tỉnh tính đến ngày 09/10/2020 là 11.057,222 ha đạt 106,32% kế hoạch Tỉnh giao (10.400 ha phấn đấu đến cuối năm 2020). Nhìn chung, công tác triển khai, thực hiện Chương trình sản xuất thanh long theo VietGAP trong tháng ở các huyện, thị xã thành phố khá tốt. Ban chỉ đạo VietGAP một số xã quan tâm tiếp cận, củng cố các tổ/nhóm hết hiệu lực và vận động hình thành tổ/nhóm mới theo Quyết định số 750/QĐ-UBND ngày 31/03/2020 của UBND tỉnh. Đến 10/10/2020 hầu hết các địa bàn đã hoàn thành chỉ tiêu tái cấp chứng nhận và cấp chứng nhận mới. Tính đến cuối năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 11.419,472 ha thanh long VietGAP, đạt 109,8% kế hoạch tỉnh giao (10.400 ha phấn đấu đến cuối năm 2020). Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Toàn tỉnh (ha) 9.165,82 9.510,3 10.182,6 10.933,922 11.419,472 Bảng: Diện tích thanh long đạt chứng nhận VietGAP từ 2016 đến 2020 Để phát triển diện tích thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP, giữ vững chỉ tiêu đã đạt được công văn 297/TTKN ngày 13/10/2020 của Trung tâm Khuyến nông đã có đề nghị Ban chỉ đạo phát triển thanh long bền vững các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ban chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung củng cố tổ chức cho các tổ/nhóm hết hiệu lực chứng nhận để được chứng nhận đúng thời gian quy định. Được biết, từ năm 2021, chỉ thực hiện đánh giá và cấp mới cho diện tích thanh long sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP (không tái cấp) hiện tại, để tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP trong năm 2021, Trung tâm khuyến nông đã có văn bản đề nghị Ban chỉ đạo phát triển thanh long bền vững các huyện, thị xã, thành phố chủ động đăng kí chỉ tiêu VietGAP năm 2021./. BBT
  • DIỆN TÍCH CHỨNG NHẬN SẢN XUẤT THANH LONG VIETGAP THÁNG 01 NĂM 2021
    DIỆN TÍCH CHỨNG NHẬN SẢN XUẤT THANH LONG VIETGAP THÁNG 01 NĂM 2021
    01/02/2021 09:46
    Lũy kế diện tích thanh long được công nhận VietGAP của toàn tỉnh tính tháng 31/01/2021 là 11.419,472 ha.
  • KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THANH LONG THEO HƯỚNG AN TOÀN VIETGAP
    KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THANH LONG THEO HƯỚNG AN TOÀN VIETGAP
    31/12/2020 21:46
    Thực hiện Chỉ đạo của Sở  Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận về việc rà soát, đánh giá lại quy trình sản xuất thanh long theo chuẩn VietGAP, ghi nhận ý kiến đề xuất của người dân để làm cơ sở xây dựng chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thanh long theo VietGAP. Từ tháng 11-12/2020, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai  khảo sát tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long theo hướng an toàn VietGAP trên địa bàn 03 huyện trồng thanh long trọng điểm của tỉnh, gồm huyện: Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình.
Tổng số : 24 bài viết
Trang
123