Đang online: 11
Hôm nay: 173
Trong tuần: 1299
Trong tháng: 7758
Tổng truy cập: 659794

Chi tiết câu hỏi/ trả lời

Câu hỏi: Bệnh lúa
Tôi mới chuyển 3 sào thanh long sang trồng lúa được 1 vụ, không hiểu sao lúa trỗ không đều, chỗ trỗ chỗ không trỗ, nhờ anh chị giúp đỡ, cám ơn

Cám ơn bạn đã quan tâm tới trang Web của đơn vị !

Trường hợp bạn hỏi có nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, Chất lượng giống không đảm bảo cũng sẽ cho trỗ không đều; chẳng hạn lúa lẫn tạp có thời gian sinh trưởng khác nhau hay để giống lúa thịt để làm giống cũng có thể xảy ra trường hợp này; hoặc giống lúa lai F1 khi thu hoạch dùng hạt lúa làm giống thì lúc này là đời giống F2 rồi, do đó khi trồng cây lúa dễ phân ly…gây hiện tượng trỗ không đều.

Ruộng lúa trổ bông không đều, ảnh hưởng lớn đến năng suất

Thứ hai, Nếu gieo sạ quá dày, khi đến giai đoạn trổ, lá trên che lá dưới, ánh sáng sẽ bị thiếu khiến quá trình quang hợp khó khăn thì lúa khó mà trổ đều được. Mặt khác, việc thiếu dinh dưỡng cũng khiến lúa trổ không rộ, nhất là những ruộng trũng. Hơn nữa, trong thời gian làm đòng mà bón thừa đạm, thiếu Kali thì sẽ khiến thời gian trổ kéo dài, lúa trổ chậm. Do đó, đối với những ruộng này chúng ta cần cắt nước ra để giúp cây lúa bớt hút dinh dưỡng có đạm từ đất lên. Giai đoạn bón phân đón đòng cần tăng cường Kali, cân đối lượng đạm, bổ sung vi lượng như Bo, Canxi.  Đồng thời, sử dụng các loại thuốc kích thích sinh trưởng có nguồn gốc khoáng thiên nhiên.

  Ruộng trũng thường thừa đạm nên cũng dễ đạo ôn cổ bông gây ngẹn dẫn đến trỗ chậm hoặc không trỗ

Thứ ba, khi chuyển từ ruộng trồng thanh long sang trồng lúa thì lúc này đất chưa thuần thục, lúc cày bừa đất chưa bằng phẳng, nơi cao nơi trũng; nếu là ruộng bị phèn khi cày sẽ sới đất và lật tầng đất phèn lên tầng đất mặt, chính sự chuyển đổi này gây xáo trộn tầng canh tác cũng có thể tạo nên hiện tượng lúa trỗ không đều; lúa quanh bờ thường cao và tiếp xúc với nhiều ánh sáng đường biên thì trỗ đều, phần trong ruộng thì ít ánh sáng, nơi trũng thường thừa đạm thì trổ kéo dài, lúa trổ chậm hoặc nơi bị phèn cũng trổ chậm. Do đó, vụ sau bạn cần làm đất cho thuần thục, bằng phẳng và cày cạn để tránh xì phèn; tăng cường bón vôi, phân hữu cơ và bón phân lân nung chảy…để đất canh tác được thuần hơn và hạn chế ảnh hưởng do phèn.

  Một vài chia sẽ ý kiến cùng bạn; Chúc bạn thành công !

                                                                                                   Hồ Công Bình