Cám ơn bạn đã quan tâm đến trang web của đơn vị !
Trước tiên bạn cần biết: biểu bì lá của Nha đam được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá của Nha đam sẽ bị một số loại bệnh gây hại.
Biện pháp phòng trừ chung: Ðảm bảo thông thoáng trong vườn trồng Nha đam, kịp thời tiêu nước để khống chế độ ẩm của đất phù hợp, làm cỏ đúng lúc giúp Nha đam phát triển mạnh, tạo nên khả năng kháng bệnh tốt. Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh nên nhanh chóng cắt bỏ những lá hoặc toàn bộ cây mang bệnh đem tiêu hủy, tránh lây lan cho các lá khác.
Vấn đề bạn hỏi, thì nha đam của bị bệnh thối nhũn do vi khuẩn. Bệnh gây hại nghiêm trọng khi độ ẩm cao thông qua thủy lợi và/hoặc mưa.
* Triệu chứng:
Các triệu chứng bắt đầu khi nước xâm nhập vào các tổn thương trên bề mặt lá. Các bẹ lá hoặc đốm lá bị thối rữa tiến triển rất nhanh chóng và toàn bộ cây nha đam sẽ chết trong vòng 2-3 ngày. Khi cây nha đam thối rữa, lớp biểu bì lá tróc ra do sự biến đổi của các chất bên trong lá đã tạo ra một khối lượng nhầy làm cây bị thối hoàn toàn.
* Biện pháp phòng trừ:
Dùng cuốc nhỏ hoặc các dụng cụ thích hợp để bứng toàn bộ cây Nha đam khi thấy triệu chứng của bệnh xuất hiện để cách ly và tiêu hủy hoàn toàn. Không được để những cây bị bệnh ở gần bờ rảnh hoặc các mương nước tránh làm lây lan vi khuẩn sang các cây ở xung quanh. Sau khi bứng cây bệnh, dùng vôi xử lý chỗ đất bị nhiễm bệnh và không nên cấy dặm lại ngay.
Có thể sử dụng một số loại thuốc COC 85WP, Norshield 86.2WG để tưới xử lý mầm mống bệnh ở trong đất, kết hợp phun một số loại thuốc phòng trừ vi khuẩn sau đây: Xantocin 40WP, Agrilife 100SL, Avalon 8WP hoặc Visen 20SC.
Vài chia sẻ cùng bạn, có thể liên hệ với tôi để trao đổi nhiều hơn: 0983514553
Chúc bạn thành công !
Hồ Công Bình