Đang online: 6
Hôm nay: 6
Trong tuần: 1717
Trong tháng: 8176
Tổng truy cập: 660212

Bình Thuận triển khai Kế hoạch tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng trong Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh lở mồm long móng năm 2016

Thứ Năm 18/08/2016 08:30
251

Thực hiện Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016 - 2020”;

          Ngày 05/7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 1891/QĐ-UBND ngày 05 tháng 07 năm 2016 về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng trong Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh lở mồm long móng năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Kế hoạch cụ thể như sau:

I. Mục tiêu chung: Khống chế bệnh lở mồm long móng trên địa bàn toàn tỉnh, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh lở mồm long móng.

II. Mục tiêu cụ thề

- Thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh lở mồm long móng theo Kế hoạch này; trong đó chú trọng công tác tiêm phòng nhằm tạo miễn dịch bảo hộ cho 80 % tổng đàn trâu, bò tại các địa phương; chủ động giám sát dịch bệnh, khi có dịch bệnh xảy ra phải kiểm soát, xử lý kịp thời, giảm số ổ dịch và số gia súc mắc bệnh, không để dịch lây lan ra diện rộng.

- Phạm vi tiêm phòng: theo Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh và Đức Linh là các vùng có nguy cơ cao và được xác định là vùng đệm (tiếp giáp với vùng khống chế).

- Ngoài ra, thống nhất đưa vào Chương trình các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và thị xã La Gi vì đây vẫn là những địa phương có nguy cơ cao xảy ra bệnh.

III. Các giải pháp thực hiện

1. Tiêm phòng vắc xin:

- Đối tượng tiêm phòng: Trâu, bò.

- Loại vắc xin: Sử dụng vắc xin đơn giá typ O; vắc xin phải có tối thiểu 02 trong số 04 kháng nguyên typ O, gồm: 03039, O Manisa, O Taw 98, O Tur 5/09 trong một liều tiêm.

+ Vắc xin tiêm phòng đợt I/2016: 144.372 liều.

+ Vắc xin tiêm phòng đợt II/2016: 144.372 liều.

Số lượng vắc xin phân bổ cho các địa phương cụ thể như sau:

STT

Huyện, Thị xã

Đợt I

(liều)

Đợt II

(liều)

Cả năm

(liều)

1

Tuy Phong

12.093

12.093

24.186

2

Bắc Bình

42.188

42.188

84.376

3

Hàm Thuận Bắc

34.692

34.692

69.384

4

Hàm Thuận Nam

21.867

21.867

43.734

5

Hàm Tân

18.703

18.703

37.406

6

La Gi

5.523

5.523

11.046

7

Đức Linh

5.026

5.026

10.052

8

Tánh Linh

4.280

4.280

8.560

 

Tổng cộng

144.372

144.372

288.744

 

Căn cứ điều kiện chăn nuôi, thời tiết, đặc điểm sản xuất, các xã, thị trấn xây Kế hoạch tiêm phòng cụ thể cho phù hợp, nhằm đảm bảo hiệu quả cho công tác tiêm phòng.

2. Giám sát dịch bệnh và lưu hành virus gồm:

- Giám sát lâm sàng phát hiện bệnh (giám sát bị động).

- Giám sát chủ động phát hiện và xác định tỷ lệ lưu hành virus lở mồm long móng.

- Giám sát huyết thanh học sau tiêm phòng.

Kế hoạch giám sát cụ thể thực hiện theo hướng dẫn của Cục Thú y.

3. Kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ:

- Giai đoạn trước ngày 01/7/2016 thực hiện theo các quy định hiện hành.

- Giai đoạn từ ngày 01/7/2016 thực hiện theo quy định của Luật Thú y ngày 19/6/2015

- Thiết lập hệ thống nhận diện gia súc, thực hiện đánh dấu gia súc theo quy định; xây dựng dữ liệu về vận chuyển gia súc, bảo đảm truy xuất nguồn gốc (theo hướng dẫn của Cục Thú y).

- Thiết lập hệ thống Trạm kiểm dịch đầu mối giao thông để kiểm soát vận chuyển động vật tại các địa phương theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc.

- Xây dựng nguồn nhân lực và đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng: Quản lý thị trường, công an và chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi pham về kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ.

- Việc giết mổ gia súc được thực hiện theo quy trình kiểm soát giết mổ động vật, theo các quy định hiện hành và quy định của Luật Thú y.

4. Thông tin tuyên truyền: Căn cứ tài liệu tuyên truyền của Cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền về công tác phòng, chống bệnh lở mồm long móng.

5. Giải pháp về xử lý ổ dịch: Xử lý gia súc mắc bệnh lở mồm long móng và thực hiện hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch theo các quy định hiện hành.

 

 

* Kinh phí thực hiện:

   Ngày 08/8/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký Quyết định số 2293/QĐ-UBND về việc kinh phí triển khai thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh lở mồm long móng năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

   Theo đó đã duyệt xuất chi ngân sách tỉnh: 5.949.880.000 đồng (năm tỷ, chín trăm bốn mươi chín triệu, tám trăm tám mươi ngàn đồng), trong đó:

   - Kinh phí mua vắc xin: 4.619.904.000 đồng (288.744 liều x 16.000 đồng/liều);

   - Kinh phí thực hiện công tác tổ chức, triển khai tiêm phòng và giám sát: 175.000.000 đồng;

   - Kinh phí chi cho người trực tiếp tiêm phòng: 1.154.976.000 đồng

(288.744 con x 4.000 đồng/con).

 

QT