Đang online: 9
Hôm nay: 206
Trong tuần: 1917
Trong tháng: 8376
Tổng truy cập: 660412

Đánh giá khoa học trong triển khai trồng cây thân gỗ trong các mô hình thâm canh thanh long trên địa bàn

Thứ Năm 28/12/2023 16:38
66

Dự án “Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp các – bon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện NDC của Việt Nam được thực hiện do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) hỗ trợ trong 03 năm (2020 - 2023) với sự tham gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) và hai tỉnh thí điểm cho các sáng kiến, bao gồm Bình Thuận và Bạc Liêu. Mục tiêu của dự án là thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân để tài trợ, hỗ trợ và thực hiện các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện NDC tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, cộng đồng khu vực tư nhân ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, sẽ được hưởng lợi từ ba dòng dịch vụ/cơ sở hỗ trợ chính do dự án cung cấp.

Tiến sỹ Đặng Thịnh Triều trình bày giải pháp tại TTKN

Một trong những hoạt động của Dự án là hỗ trợ thực hiện việc xác định dấu vết các bon trong sản xuất Thanh Long tại Bình Thuận (tính bằng lượng phát thải khí CO2 cho 1 đơn vị sản phẩm quả tươi). Các nguồn phát thải chính trong canh tác Thanh Long liên quan đến sử dụng nguyên, nhiên liệu đầu vào như xăng, dầu, phân bón, thuốc BVTV, điện năng. Để giảm phát thải khí nhà kính, ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu đầu vào, biện pháp sinh học được chú trọng – đó là việc trồng xen cây gỗ để tăng hấp thụ các bon.

Trình bày giải pháp tại Hội nghị chuyển đổi sản xuất xanh được tổ chức tại Hà Nội

Để đạt được mục tiêu trên, nhóm tư vấn sẽ thực hiện một số nội dung như: Tổng hợp, phân tích các thông tin liên quan đến canh tác Thanh Long; Rà soát, phân tích cơ cấu loài cây thân gỗ (cây lâm nghiệp, cây ăn quả) có phân bố tự nhiên và/hoặc được gây trồng tại Bình Thuận hoặc nơi có điều kiện khí hậu tương tự; Khảo sát, đánh giá một số mô hình trồng cây thân gỗ với Thanh Long tại Bình Thuận; Đề xuất danh mục cây thân gỗ và phương thức trồng với Thanh long.

Qua kết quả phỏng vấn và khảo sát của nhóm chuyên gia tổ chức UNDP do TS. Đặng Thịnh Triều (Viện Nghiên cứu Lâm sinh) là Trưởng nhóm cho thấy, không nên trồng xen cây thân gỗ với Thanh long, ngay cả trường hợp chủ vườn có ý định thay thế Thanh long trong thời gian tới với một số lý do sau: (i) Khi trồng xen, năng suất của Thanh long sẽ bị giảm mạnh, đây không phải là mục tiêu mà Dự án hướng tới; (ii) Cây thân gỗ như Sưa đỏ, Dáng hương, Cẩm lai đều sinh trưởng chậm, chỉ thu hoạch gỗ sau khi trồng ít nhất 20-30 năm. Vì vậy, mô hình này có thể không ổn định vì chủ vườn có thể thay đổi kế hoạch tùy thuộc và thị trường Thanh long hoặc những loài cây ngắn ngày khác. Nếu Thanh long hoặc loài cây khác mang lại lợi nhuận cao, có thể chủ vườn sẽ chặt bỏ cây thân gỗ để trồng loài cây khác có thể mang lại hiệu quả kinh tế nhanh hơn so với cây thân gỗ.

Chính vậy, một số biện pháp khoa học được đưa ra:

- Phương thức trồng trên đất trống: Theo Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14, diện tích liền vùng > 0,3 ha và độ tàn che > 0,1 có các loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau thì được gọi là rừng. Vì vậy, nếu trồng cây thân gỗ trên đất trống với diện tích > 0,3 ha sẽ được coi là trồng rừng, trong khi mục tiêu của Dự án là hướng tới sản phẩm là Thanh long và tôm, vì vậy không nên thực hiện hoạt động trồng cây thân gỗ trên đất trống.

- Phương thức trồng cây thân gỗ phân tán quanh vườn Thanh long: Tùy vào mục tiêu sản xuất của chủ vườn, có thể áp dụng phương thức trồng cây thân gỗ phân tán quanh vườn Thanh long. Phương thức này vừa phù hơp với mục tiêu của Dự án, vừa phù hợp với nguyện vọng của chủ vườn Thanh long, trong đó có 2 lợi ích rất quan trọng do cây trồng thân gỗ mang lại để vườn Thanh long được duy trì bền vững là đáp ứng tiêu chí của GlobalG.A.P và làm hàng rào ngăn lây nhiễm. Bên cạnh đó các giá trị khác là cảnh quan, môi trường và nâng cao đa dạng sinh học của vườn Thanh long. Đặc biệt, tỉnh Bình Thuận có có 475 tổ hợp tác với khoảng 9.458 hộ gia đình; 35 hợp tác xã và 2 liên hiệp hợp tác xã và có trên 200 trang trại trồng Thanh long với quy mô từ hàng chục ha đến trăm ha/trang trại. Đây là các đối tượng rất phù hợp để áp dụng và nhân rộng mô hình trồng cây thân gỗ phân tán quanh vườn Thanh long tại Bình Thuận. Vì vậy, tư vấn đề xuất áp dụng phương thức trồng cây phân tán cho hoạt động của Dự án.

Đề xuất một số đối tượng cây trồng:

+ Cẩm lai (Dalbergia barriaensis Pierre): Cây gỗ nhỡ (cao 20-25 m, đường kính 40-60 cm). Sinh thái: Mọc chậm, ưa sáng, chịu bóng lúc nhỏ. Mọc nơi đất ẩm rừng thường xanh. Có thể thấy ở rừng rụng lá. Phân bố: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thuận Hải (Bình Thuận và Ninh Thuận), Đồng Nai, Sông Bé (Bình Dương và Bình Phước), Tây Ninh. Giá trị: Gỗ dùng để đóng đồ cao cấp, đồ mỹ nghệ.

+ Dáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus Kurz): Hình thái Cây gỗ lớn (cao 30-35 m, đường kính 100 cm). Sinh thái: Cây mọc tương đối chậm, ưa sáng, mọc trong rừng thưa cây lá rộng và rụng lá, nơi có khi hậu khô, nóng, mùa khô kéo dài. Mọc tốt trên đất thịt nhẹ, tầng dày, thoát nước, sống được trên đất nghèo dinh dưỡng. Phân bố: Tây Nguyên và Đông Nam bộ.Giá trị: Gỗ dùng để đóng đồ cao cấp, đồ mỹ nghệ. Nhựa dùng để nhuộm màu đỏ.

+ Sưa đỏ còn gọi là Trắc thối (Dalbergia tonkinensis Prain): Hình thái Cây gỗ nhỡ (cao 15 m, đường kính 50 cm). Sinh thái: Mọc nhanh, ưa sáng, ưa tầng đất sâu, dày, ít dốc. Mọc rải rác trong rừng thứ sinh có độ cao dưới 500 m. Phân bố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hào Bình, Hà Tây. Giá trị: Gỗ dùng để đóng đồ, làm nhà. Cây có tán thưa, trồng làm cảnh.

Cây sưa đỏ trồng trong vườn thanh long tại Bình Thuận

Trong khuôn khổ Dự án thực hiện tại Bình Thuận, hoạt động Tập huấn cho các chủ vườn được lựa chọn xây dựng mô hình về kỹ thuật trồng cây thân gỗ phân tán quanh vườn Thanh long, tổ chức hỗ trợ và hướng dẫn bà con biện pháp trồng tốt nhất./.

CB.