Đang online: 3
Hôm nay: 164
Trong tuần: 1331
Trong tháng: 6885
Tổng truy cập: 668221

Chi tiết câu hỏi/ trả lời

Câu hỏi: lá lúa vàng
Vụ lúa vừa qua, ruộng tôi bị vàng lá, nghi do bị độc hữu cơ. nhờ trung tâm hướng dẫn, xin cám ơn

Trả lời:

 cây lúa bị vàng lá do nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân chính là: bón phân không cân đối (thiếu đạm); bệnh hại như bạc lá lúa hay còn gọi là bệnh cháy bìa lá; bệnh vàng lá chín sớm hoặc ngộ độc hữu cơ,…Vì vậy bà con cần xác định cây lúa bị vàng do nguyên nhân gì?

Nếu cây lúa bị ngộ độc hữu cơ:

I. Nhận diện triệu chứng ngộ độc hữu cơ: Vào 10 - 20 ngày sau khi sạ, nếu thấy chóp lá lúa bị vàng hoặc đỏ, nhỗ lúa để quan sát rễ. Nếu thấy rễ thúi đen là bị ngộ độc hữu cơ

II. Nguyên nhân và cách phòng ngộ độc hữu cơ:

 Bà con tham khảo bài viết trên trang web của Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận theo đường link: https://khuyennong.binhthuan.gov.vn/News/thongtinkhuyennong/2023/12/1935.aspx

Lưu ý: cách phòng ngộ độc hữu cơ hiệu quả nhất bà con nên sử dụng chế phẩm vi sinh, phân bón vi sinh, bón ngay khi sau thu hoạch lúc đất còn đủ ẩm và trước khi làm đất để xử lý rơm rạ, sau khi bón tiến hành cày vùi, sau 5-7 ngày tiến hành lấy nước để làm đất gieo sạ. Các loại được sử dụng như:

v Chế phẩm Azotobacterin bón 10-12kg/sào

v Chế phẩm Fito-Biomix 300g+ 10-15kg phân chuồng hoai mục hoặc 2-3kg đất bộ hoặc cát mịn trộn đều để bón

v Chế phẩm Sumitri, dùng lượng 200-250 gam trộn điều với lượng đất bộ hoặc cát mịn, phân chuồng như trên để bón.

Ngoài ra tùy điều kiện trong khu vực, thị trường bà con có thể sử dụng các loại chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ khác và cần đọc kỹ, làm theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

III. Cách xử lý khi lúa bị ngộ độc hữu cơ:

v Bước 1:  Tháo cạn nước trong ruộng ra, để nứt chân chim

           => để loại bỏ các khí độc, chất độc đang có trong nước.

v Bước 2: Cho nước mới ngoài kinh rạch vào ruộng.

v Bước 3: Bón 5 kg phân Calcium Nitrate cho 1 sào đất (1.000m2)

          => để nhanh chóng nâng cao độ pH của đất, trung hòa các axit hữu cơ,… giúp bộ rễ lúa thoát khỏi tình trạng ngộ độc và kích thích tế bào phát triển dài ra. Hoặc bà con có thể bón vôi với tác dụng tương tự nhưng tác dụng sẽ chậm hơn.

v Bước 4: Sau khi bón Calcium Nitrate khoảng 5 ngày nên thay nước mới để xả các chất độc còn tồn lại trong nước.

v Bước 5: Phun thêm phân bón lá NPK + TE như Poly-feed 19-19-19 hai lần cách nhau 5-7 ngày với liều lượng 60-80g cho bình máy 25 lít nước. Phun 1,5 bình cho 1 sào lúc trời mát.

v Bước 6: Sau khi phun phân bón lá 5 – 7 ngày, nếu thấy các rễ trắng xuất hiện tức là bộ rễ lúa đã phục hồi. Lúc này cần bón thêm phân DAP hoặc phân hỗn hợp NPK để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu theo nhu cầu của cây lúa.