Đang online: 6
Hôm nay: 149
Trong tuần: 1860
Trong tháng: 8319
Tổng truy cập: 660355
  • GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, TÁI TẠO, BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN BIỂN THEO HƯỚNG TRAO QUYỀN ĐỒNG QUẢN LÝ
    GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, TÁI TẠO, BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN BIỂN THEO HƯỚNG TRAO QUYỀN ĐỒNG QUẢN LÝ
    03/04/2024 09:01
    Tham gia Hội thảo “Giải pháp phát triển nuôi biển bền vững”có Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận, Liên danh Phân Viện Kinh tế & Quy hoạch Thủy sản phía Nam, Viện Kỹ thuật biển, các ban ngành liên quan, nhà đầu tư và Hội Cộng đồng ngư dân trong vùng biển trao quyền đồng quản lý, nhằm phát triển một cách bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân. Trong đánh giá của Viện kinh tế quy hoạch biển, vùng biển Bình Thuận: bờ biển tương đối dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, mùa gió chính là: gió Đông Bắc (mùa nắng), gió Tây Nam (mùa mưa). Thủy hải văn, nền đáy, lượng oxy hòa tan đều rất tốt các chất như Thủy ngân, cadimin, chì, đồng … rất thấp dưới ngưỡng an toàn. Nguồn lực tự nhiên và lực lượng lao động dồi dào, diện tích nuôi tăng hằng năm, cơ sở chế biến còn nhỏ lẻ, tiêu thụ sản phẩm hải sản trong nội địa là chủ yếu. Phát triển diện tích nuôi tăng kéo theo ô nhiễm môi trường cũng tăng theo. Gió bão làm thay đổi môi trường, cơ sở vật chất hạ tầng cho môi trường chưa được đầu tư. Con giống nuôi chủ yếu khai thác từ tự nhiên hoặc mua ở các tỉnh lân cận. Trình độ nuôi biển thấp, chưa thu hút được đầu tư. Định hướng nuôi trên cơ sở hợp lý, nên nuôi biển từ đường cơ sở trở ra và nuôi ghép có lợi hơn. Sản lượng nuôi tăng, số lượng bè tăng, đã có 3 nghìn lồng bè và đạt sản lượng nuôi 554 tấn. Biến đổi khí hậu là cơ hội phát triển nuôi trồng ở biển. Nghề nuôi biển sẽ phát triển ! Phát triển nuôi biển theo hướng trao quyền đồng quản lý là giải pháp tiềm năng. Đưa việc nuôi trồng trên biển trở thành nghề cá thương mại. Nên di chuyển lồng nuôi, khu vực nuôi ở gần bờ ra xa bờ (nuôi trong 6 hải lý và ngoài 6 hải lý so với bờ). Phát triển vùng nuôi cá tự nhiên, áp dụng công nghệ mới, công nghệ tuần hoàn để xử lý tối đa chất thải ra môi trường biển. Ứng dụng cơ giới hóa, số hóa vào việc nuôi biển. Điều quan trọng nhất là sự tích hợp kinh tế biển liên ngành giữa nuôi biển, du lịch, tái tạo năng lượng ..v.v.. cùng khai thác tiềm năng biển một cách hài hòa, hợp lý, bền vững lâu dài. Tại hội thảo, một số kiến nghị, đề xuất khoa học đã được đưa ra: (i) Xây dựng đề án phát triển nuôi biển, xây dựng quy chuẩn và tiêu chuẩn trong nuôi biển (ii) Quy hoạch tập trung. Nuôi biển kết hợp ngành kinh tế biển khác phải phối hợp chính sách quản lý chặt chẽ, hợp lý, cùng phát triển (iii) Nuôi biển bền vững lâu dài và điều kiện để được cấp phép nuôi biển. Cấp giấy phép cho chủ thể có đủ điều kiện. Phân bổ công khai trong cộng đồng và hạn mức sản lượng nuôi. Thủy hải sản nuôi phải có hồ sơ truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết (iv) Bảo vệ môi trường nuôi biển để nghề nuôi biển phát triển bền vững không làm ảnh hưởng ngành kinh tế biển khác vì vậy phải nuôi ở vùng biển hở. (v) Sản phẩm nuôi biển bán cho ai ? Đối tượng nuôi ăn thức ăn công nghiệp và sản phẩm phải xuất khẩu. Sản phẩm phải đồng nhất về chất lượng, có sản lượng đủ lớn để chi phối thị trường. Tạo thị trường liên kết chuỗi để chia sẻ bớt lợi nhuận, rủi ro. Nghề nuôi biển chi phí đầu tư lớn, vay vốn không được và bảo hiểm nuôi biển như thế nào khi thiên tai xảy ra thiệt hại. Chia sẻ tại Hội thảo, người nuôi biển có một số đề xuất về: ranh giới hành lang pháp lý nuôi biển để có không gian riêng không bị chồng lấn, khu vực nào được kết hợp với ngành kinh tế biển khác. Việc khảo sát đáy biển, thủy hải văn, đánh giá thực tế vùng nuôi: chất lượng nước, đối tượng nuôi phù hợp lợi thế, sản lượng nuôi, tiêu chuẩn sản phẩm, giá trị thu về …. Mặt khác, cần tạo ra thị trường trước khi nuôi đối tượng. Tạo ra chuỗi liên kết: người nuôi biển với nhau, dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi biển ra sao. Đối tượng nuôi nhanh, mau khai thác để tránh mùa mưa bão, hạn chế thiệt hại. Ngư dân cũng đề xuất liên kết các ban ngành tháo gỡ quy hoạch, cấp giấy phép vùng nuôi cho người nuôi biển. Hội thảo đã tạo luồng sinh khí thúc đẩy cho nghề nuôi biển vươn lên, khai thác tiềm năng của biển kết hợp với ngành kinh tế biển khác tạo ra giá trị tiềm năng bền vững lâu dài. Đây là tín hiệu vui cho người chọn nuôi biển làm nghề. Hội thảo về phát triển nuôi biển nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản (01/4/1959 – 01/4/2024)/. Khánh Vương
  • Tọa đàm kỷ niệm 31 năm ngày thành lập Khuyến nông Việt Nam (02/03/1993-02/03/2024)
    Tọa đàm kỷ niệm 31 năm ngày thành lập Khuyến nông Việt Nam (02/03/1993-02/03/2024)
    05/03/2024 08:19
    Nhằm hưởng ứng kỷ niệm ngày thành lập Khuyến nông Việt Nam, ngày 04 tháng 3 năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận đã tổ chức buổi "Tọa đàm kỷ niệm 31 năm ngày thành lập Khuyến nông Việt Nam (02/3/1993 - 02/3/2024)". Tham dự buổi Tọa đàm có Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông, cùng toàn thể cán bộ viên chức, người lao động Trung tâm Khuyến nông. Toàn cảnh buổi Tọa đàm tại Hội trường Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau đánh giá lại kết quả hoạt động khuyến nông giai đoạn giai đoạn (1993-2024) trên địa bàn tỉnh. Quá trình thành lập, hoạt động của Trung tâm khuyến nông qua các thời kỳ các mô hình khuyến nông tiêu biểu, hiệu quả trong thời gian qua. Sau 31 năm (1993 – 2024) hoạt động, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng trên lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh nhà. Thông qua hoạt động tập huấn, đào tạo cho nông dân, phổ biến kiến thức, tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật theo hướng “cầm tay chỉ việc” đã làm thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất của người dân. Việc triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và thực hiện liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm cũng được Trung tâm quan tâm thực hiện, theo đó nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được tiêu thụ tại các chợ, siêu thị, các nhà hàng, khách sạn và phục vụ xuất khẩu. Cũng tại buổi tọa đàm các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ, kể những câu chuyện về Khuyến nông, thi đố các câu hỏi vui và trao đổi kinh nghiệm thực hiện một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi, công tác khuyến ngư và chương trình thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP hiệu quả trong thời gian qua. Sau cùng, là phát biểu của Lãnh đạo của Trung tâm Khuyến nông về định hướng phát triển Khuyến nông trong thời gian tới. Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông trao phần thưởng cho những cán bộ giải được câu đố vui Tại buổi tọa đàm, lãnh đạo Trung tâm khuyến nông đánh giá cao sự nỗ lực của toàn thể cán bộ viên chức, người lao động Trung tâm Khuyến nông trong thực hiện nhiệm vụ của ngành trong đó có một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản hiệu quả trong thời gian qua. Qua đó, cho thấy hoạt động Khuyến nông trong thời gian qua đã hỗ trợ tích cực cho nông dân về khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa, cơ giới hóa máy móc trong các khâu sản xuất, do đó nhiều Chương trình, dự án nông nghiệp triển khai có hiệu quả, giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh vườn, thửa ruộng của mình. Trong thời gian tới, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông đề nghị toàn thể cán bộ viên chức, người lao động Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật và tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển sản xuất bền vững gắn với nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ thông tin. Tập trung vào những lĩnh vực sản xuất có tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong công tác chuyển giao mô hình phải gắn với nhân rộng liên kết chuỗi giá trị từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sản xuất, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản kết hợp với du lịch nông thôn làm cơ sở nhân rộng. Đổi mới phương thức hoạt động khuyến nông, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến nông đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất và của người dân. QT
  • Sản xuất dầu từ hạt thanh long – Sản phẩm mới khởi đầu tại Bình Thuận nhiều triển vọng
    Sản xuất dầu từ hạt thanh long – Sản phẩm mới khởi đầu tại Bình Thuận nhiều triển vọng
    24/10/2023 16:31
    Trong chuyến khảo sát về nguồn, tình cờ ghé thăm người quen, tôi được bạn giới thiệu về một loại sản phẩm mới, mang hương vị việt, nhiều triển vọng, mới tung ra trên thị trường đó là Dầu thanh long. Sản phẩm này do chị Nguyễn Hoàng Thu Hương cư ngụ tại thôn Nà Bồi, thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận và cộng sự nghiên cứu tạo ra. Được biết, chị Hương trước đây do điều kiện gia đình nên học hết lớp 9 là nghỉ, hiện nay làm việc tại Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ. Những năm qua, chị luôn tìm tòi nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới cho ra đời những sản phẩm lạ từ trái long long quê nhà. Đặc biệt trong năm 2023 còn tham gia hội thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” do Hội liên hiệp phụ nữ Tỉnh tổ chức. Qua cuộc thi, chị đạt giải nhì vì sử dụng tiềm năng các sản phẩm bản địa – lợi thế của địa phương chính là trái thanh long để hình thành các ý tưởng kinh doanh (Nước cốt Thanh long trắng lên men, Nước cốt thanh long Đỏ lên men, Rượu thanh long MEN'S, Rượu Đế thanh long, Kem, mứt thanh long…) và các sản phẩm đó đã đi vào kinh doanh, cũng như bán ra trên thị trường có sức hút cao. Chị Nguyễn Hoàng Thu Hương tham gia cuộc thi và giới thiệu các sản phẩm từ quả thanh long Không cho phép mình dừng lại những gì đã đạt được, gần đây qua tìm hiểu chị cho biết: hạt thanh long có tiềm năng phát triển như một thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe của con người vì có hàm lượng dầu cao (khoảng 22,8-27,5%), đặc biệt dầu hạt thanh long rất nhiều axit linoleic (49,6-50,1%) và axit oleic (21,6-23,8%), có khả năng chống oxy hóa, có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Trong hạt thanh long cũng có rất nhiều các chất chống oxy hóa như phenolic (38-43,9mg GAE/100g) và flavonoid (42,2- 50,8mg CAE (Catechin acid equivalent)/100g), có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do gây ung thư. Vậy hàng năm một lượng lớn các thành phần phụ phẩm là vỏ và hạt thanh long sẽ thải ra. Nếu không tận dụng làm gì thì lãng phí biết bao, nếu những phụ phẩm này được xử lý sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời làm tăng giá trị kinh tế cho quả thanh long Bình Thuận. Vỏ và hạt thanh long Ý tưởng lóe lên là cùng các cộng sự bắt tay vào nghiên cứu thực hiện. Theo chị công nghệ sản xuất dầu hạt thanh long là tận dụng phụ phẩm của công nghệ chế biến nước ép từ quả thanh long, tạo ra dòng sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị ứng dụng trong nghành sản xuất mỹ phẩm, đem lại nguồn lợi cho doanh nghiệp, giúp cho người trồng thanh long ổn định đầu ra. Cụ thể, công nghệ này tận dụng khối bã nhầy chứa hạt (phụ phẩm của công nghệ chế biến nước ép thanh long), sử dụng enzyme để loại bỏ lớp nhầy, làm sạch và thu hạt thanh long. Các bước cụ thể như sau: * Nghiền: Phá vỡ tế bào hạt thanh long để tăng bề mặt tiếp xúc giữa các phần tử bột nghiền với dịch thủy phân, do đó tăng hiệu quả của quá trình thủy phân. Sử dụng máy nghiền dao để nghiền hạt thanh long đến kích thước yêu cầu. * Rây: Tạo hình dáng và kích thước đồng nhất cho nguyên liệu yêu cầu qua rây 1mm. Phần còn lại trên rây sẽ được quay trở lại nghiền tiếp cho đến khi tất cả đều qua rây 1mm. * Thủy phân bằng enzym: Phá vỡ màng tế bào, giải phóng dầu ra ở trạng thái tự do dễ dàng và hiệu quả hơn. Bột thanh long sau khi qua rây, được phối trộn với dịch pH theo tỉ lệ, bổ sung loại enzym với hàm lượng enzym/bột thích hợp. Gia nhiệt và khuấy đều một thời gian nhất định. * Ép: Tách dầu ra khỏi dịch thủy phân và thu hồi dịch trích. Sử dụng máy ép thủy lực, dịch sau thủy phân và xử lý sóng siêu âm được cho vào bao vải và ép với áp lực tối đa là 200kg/cm2 trong thời gian 30 phút. Máy hoạt động theo từng mẻ. * Ly tâm: Tách dầu ra khỏi dịch trích ly và thu hồi dầu. Dịch trích được đem ly tâm ở các tốc độ và thời gian thích hợp để pha dầu, pha nước và pha rắn tách khỏi nhau. * Lọc: loại bỏ các tạp chất còn sót trong dầu (bã thanh long) qua giấy lọc. * Sấy: Làm trong và loại bỏ nước còn sót trong dầu. Sấy ở 1050C trong 2 giờ. Quy trình sản xuất dầu từ hạt thanh long Sau nhiều công đoạn, đánh giá kết quả sản phẩm, chị chia sẻ: 70 kg thanh long cho ra 1 kg hạt, 1 kg hạt qua công nghệ tách chiết, ép được 250 ml dầu thanh long. Sản phẩm dầu hạt thanh long tạo ra có mùi vị đặt trưng, có lợi cho sức khỏe, giàu dinh dưỡng. Quả thật chị là tấm gương sáng cho mọi người học tập. Hiện sản phầm dầu thanh long của chị và các cộng sự mang thương hiệu Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ đã tung ra giới thiệu trên thị trường. Mong rằng thời gian tới, sẽ được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận, vinh danh nông sản việt - Thanh long Bình Thuận./. Logo dầu thanh long Nguyễn Thị Lắm
  • BÌNH THUẬN: NHIỀU SỰ KIỆN THU HÚT DU LỊCH DỊP LỄ 2/9
    BÌNH THUẬN: NHIỀU SỰ KIỆN THU HÚT DU LỊCH DỊP LỄ 2/9
    31/08/2023 09:22
    Theo công văn số 2989/BTC ngày 11/8/2023 của Ban tổ chức Năm du lịch Quốc gia 2023 Bình Thuận – Hội tụ xanh gửi các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố, có nhiều sự kiện văn hoá đặc sắc sẽ diễn ra tại TP. Phan Thiết nhân dịp Lễ Quốc Khánh 2/9 năm nay.
  • TĂNG CƯỜNG TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN SĂN BẮT TRÁI PHÉP, QUẢN LÝ NUÔI CHIM YẾN VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM TỔ YẾN TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
    TĂNG CƯỜNG TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN SĂN BẮT TRÁI PHÉP, QUẢN LÝ NUÔI CHIM YẾN VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM TỔ YẾN TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
    31/08/2023 08:48
             Ngày 24/8/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Công điện số 595/CĐ-TTg, ngày 30/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các giải pháp ngăn chặn tình trạng săn bắt trái phép, quản lý nuôi chim yến và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tổ yến.
  • HỘI NGHỊ: THAM VẤN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC TIẾT KIỆM CHI PHÍ, GIẢM VẬT TƯ ĐẦU VÀO ĐỐI VỚI SẢN XUẤT THANH LONG TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAM
    HỘI NGHỊ: THAM VẤN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC TIẾT KIỆM CHI PHÍ, GIẢM VẬT TƯ ĐẦU VÀO ĐỐI VỚI SẢN XUẤT THANH LONG TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAM
    14/08/2023 09:45
    Trong bất kỳ ngành, lĩnh vực nào, chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quyết định đến thành quả sản xuất. Việc cắt giảm chi phí đầu vào có thể làm tăng lợi nhuận và giảm được giá thành sản phẩm. Hiện nay giá vật tư tăng cao và biến động thất thường, đồng thời đầu ra nông sản còn thiếu ổn định trong khi chờ những giải pháp mang tính vĩ mô để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, giải pháp trước mắt của nhà nông là “tự mình cứu mình” bằng cách phải kéo giảm chi phí đầu vào để sản xuất có lãi, sống được bằng nghề nông. Trước những thực trạng đó, để ngành hàng thanh long Việt Nam sản xuất hiệu quả nhất, đây là mặt hàng trái cây xuất khẩu lớn nhất nước ngày 4/8/2023 tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Hội nghị về “Tham vấn hoàn thiện Quy trình kỹ thuật canh tác tiết kiệm chi phí, giảm vật tư đầu vào đối với sản xuất thanh long tại các tỉnh phía Nam”. Đến dự Tham vấn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội nghị trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào Nông nghiệp các bon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện NDC của Việt Nam” có lãnh đạo Cục Trồng trọt và BVTV Vụ Hợp tác Quốc tế Vụ Chính sách Đại diện UNDP Viện cây ăn quả miền Nam lãnh đạo sở Nông nghiệp và PTNT Trung tâm Khuyến nông Chi Cục Trồng trọt và BVTV 3 tỉnh chủ lực trồng thanh long: Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Hội nghị trao đổi sôi nổi xoay quanh các nội dung tiết kiệm đầu vào như tưới nước tiết kiệm, sử dụng đèn led để chong thanh long, trồng xen, trồng đường biên…, đặc biệt là đầu tư phân bón nhưng vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng trái thanh long. Đồng chí Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và BVTV phát biểu chỉ đạo Để thống nhất nội dung buổi tham vấn, đồng chí Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và BVTV đề nghị Viện CAQ miền Nam hoàn thiện một số nội dung sau: - Lượng phân bón cần tính toán làm tròn số về định mức, hạn chế số lẻ có phụ lục quy ra phân NPK phù hợp cần đánh giá sâu định mức phân bón do Bình Thuận đề xuất: áp dụng lượng phân bón theo quy trình này trong đó có bổ sung Canxi (300g) và Magie (10g): 400g N + 300g P2O5 + 500g K2O cho 1 trụ/năm định mức này thấp hơn đề xuất của Viện CAQ miền Nam: 562,5g N – 375g P2O5 – 562,5g K2O cho 1 trụ/năm đồng thời nghiên cứu bổ sung trồng đường biên đối với cây thanh long. - Cần cân nhắc khuyến cáo nội dung sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng trong quy trình vì hiện nay định hướng phát triển thanh long theo hướng xanh hoá, hữu cơ, cân bằng hệ sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn…và xuất khẩu sang những thị trường có giá trị gia tăng cao như Châu Âu, Nhật, Úc,… - Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ (nguồn phân đã được xử lý hoai mục). Giảm sử dụng phân bón tổng hợp, khi sử dụng phải sử dụng theo 4 đúng. Để giúp đất tăng độ tơi xốp và dinh dưỡng trong đất, tránh làm cho đất bị chai cứng thoái hóa. - Xây dựng quy trình tưới tiết kiệm nước phù hợp cho từng địa phương… Toàn cảnh Hội nghị Tham vấn Hội nghị Tham vấn thống nhất cao các kết luận của Chủ trì chương trình và sớm hoàn thiện Quy trình kỹ thuật canh tác tiết kiệm chi phí, giảm vật tư đầu vào đối với sản xuất thanh long tại các tỉnh phía Nam, có mức chi phí giảm trên 25% so với canh tác trước đây. Hồ Công Bình
  • HÀM THUẬN BẮC TRIỂN KHAI TIÊM PHÒNG CÁC LOẠI VACCIN PHÒNG BỆNH CHO ĐỘNG VẬT NĂM 2023.
    HÀM THUẬN BẮC TRIỂN KHAI TIÊM PHÒNG CÁC LOẠI VACCIN PHÒNG BỆNH CHO ĐỘNG VẬT NĂM 2023.
    22/07/2023 10:47
    Để chủ động tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc,  gia cầm với quyết tâm không để dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra trên địa bàn huyện; ngày 03/02/2023, UBND huyện Hàm Thuận Bắc đã ban hành kế hoạch số 28/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trên địa bàn huyện năm 2023.
  • THÀNH CÔNG MÔ HÌNH THÂM CANH SẦU RIÊNG HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC ĐẠT CHỨNG NHẬN VIETGAP - LIÊN KẾT CHUỖI.
    THÀNH CÔNG MÔ HÌNH THÂM CANH SẦU RIÊNG HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC ĐẠT CHỨNG NHẬN VIETGAP - LIÊN KẾT CHUỖI.
    22/06/2023 16:16
    Mặc dù không phải là thủ phủ trồng sầu riêng, nhưng trong những năm gần đây, cây sầu riêng được trồng ở nhiều nơi trong tỉnh, mang lại lợi nhuận tương đối ổn định cho người trồng. Diện tích trồng sầu riêng toàn tỉnh khoảng hơn 2.400 ha, tập trung ở 3 huyện: Hàm Thuận Bắc, Đức Linh và Tánh Linh. Trong đó, có 1.800 ha đang trong thời kỳ kinh doanh với năng suất bình quân 10-25 tấn/ha, sản lượng thu hoạch khoảng 40.000 tấn mỗi năm. Lợi nhuận của cây sầu riêng ở tỉnh ta còn thấp hơn các tỉnh khác, bình quân 180 triệu đồng/ha/năm. Toàn tỉnh canh tác trên 10 giống sầu riêng gồm một số giống địa phương như Sáu Hữu, Ri 6 và một số giống của Thái Lan như Monthong. Nhưng chủ yếu có 3 giống: Monthong, Ri6 và giống sầu riêng chất lượng cao Musaking. Đức Linh có diện tích khoảng 1.500 ha (lớn nhất toàn tỉnh), diện tích thu hoạch gần 1000 ha, với năng suất bình quân 20 tấn/ha. Phát triển ở xã Đa Kai, Mê Pu. Trên địa bàn có 03 đơn vị liên kết sản xuất lớn: Hợp tác xã Sầu riêng Rô Mô - Thôn 10, xã Đa Kai Tổ LKSX sầu riêng VietGAP xã Đa Kai - Thôn 7 và thôn 10, thôn 11 xã Đa Kai Tổ hợp tác sầu riêng Tà Pứa - thôn 7, xã Mê Pu. Tuy nhiên, một bộ phận người dân còn lạm dụng thuốc BVTV hóa học, ít quan tâm đến sử dụng phân hữu cơ và thuốc sinh học dẫn đến mẫu mã và chất lượng sầu riêng không đạt yêu cầu xuất khẩu về tiêu thụ sản phẩm: chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ cho các thương lái tiêu thụ nội địa (chiếm tỷ lệ 70%) và xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc (khoảng 30%) chưa có nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết trên địa bàn chưa có cơ sở sơ chế, đóng gói, chế biến được cấp mã số phục vụ xuất khẩu giá cả sầu riêng chính vụ có nhiều biến động. Anh Phạm Kim Thành – PGĐ Trung tâm Khuyến nông phát biểu chỉ đạo. Thực hiện Quyết định số 80/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 của UBND tỉnh Bình Thuận về Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIV) về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao để sản xuất sầu riêng trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Đức Linh nói riêng đạt hiệu quả cao, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững trong thời gian tới năm 2022 Trung tâm Khuyến nông phối hợp với địa phương xây dựng mô hình: “Thâm canh sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP theo liên kết chuỗi” tại xã Đa Kai, huyện Đức Linh quy mô 29 ha/14 hộ tham gia thực hiện từ tháng 08/2022 đến tháng 05/2023 trong đó, nhà nước hỗ trợ 14 ha/14 hộ, gồm 40% về phân bón, thuốc BVTV về tư vấn chứng nhận VietGAP: hỗ trợ 100% chi phí cho 29 ha/14 hộ và 6.000 tem truy xuất nguồn gốc. Để đánh giá hiệu quả mô hình, ngày 13/6/2023 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận phối hợp với UBND xã Đa Kai, Đức Linh tổ chức buổi hội thảo kết quả cho thấy, mẫu mã trái đẹp, chất lượng đạt an toàn thực phẩm và được cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm quả tươi theo quyết định chứng nhận mã số FAO-VG-TT-60-23-08 ngày 31/5/2023 và có hiệu lực đến ngày 30/5/2026 năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha với giá bán đối với Ri6 55.000đ – 62.000đ và Monthong với giá 75.0000đ – 78.000đ của HTXDVNN Thành Thành Công, hộ cho doanh thu bình quân từ từ trên 850 triệu đến hơn 1,1 tỷ đồng/ha, trừ chi phí đầu tư khoảng 125 triệu đồng/ha cho lợi nhuận từ trên 730 triệu đến khoảng 1 tỷ đồng/ha tùy theo loại sầu riêng. Đây được xem là mô hình đầu tiên đối với cây sầu riêng được truy xuất nguồn gốc theo mã QR code tại Bình Thuận. Chứng nhận 29 ha sầu riêng VietGAP tại xã Đa Kai, Đức Linh. Thông qua buổi hội thảo, đồng chí Phạm Kim Thành – Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận, phát biểu chỉ đạo: Sau gần một năm thực hiện chương trình, từ tháng 8/2022 đến tháng 6/2023, mô hình “Thâm canh sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP theo liên kết chuỗi” với sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ giữa TTKN, chính quyền địa phương và các hộ tham gia mô hình đã đạt được những thành công nhất định, thể hiện như sau: - Thứ nhất, mô hình đạt 3 tính mới trên địa bàn tỉnh: + Cây sầu riêng lần đầu tiên đạt chứng nhận VietGAP. + Sản phẩm sầu riêng lần đầu tiên được truy xuất nguồn gốc theo mã QR code. + Xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. - Thứ hai, mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao: Năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha với giá bán đối với Ri6 55.000đ – 62.000đ và Monthong với giá 75.0000đ – 78.000đ doanh thu bình quân từ trên 850 triệu đến hơn 1,1 tỷ đồng/ha, trừ chi phí đầu tư khoảng 125 triệu đồng/ha lợi nhuận từ trên 730 triệu đến khoảng 1 tỷ đồng/ha tùy theo loại sầu riêng. Với những kết quả đạt được trên, thay mặt BGĐ TTKN, tôi xin đề nghị: Một - Đối với Tổ sản xuất sầu riêng VietGap xã Đa Kai: - Giấy chứng nhận VietGAP có giá trị trong 03 năm kể từ ngày cấp vì vậy đề nghị Tổ sầu riêng VietGap tiếp tục duy trì thực hiện tốt quy trình sản xuất sầu riêng VietGAP hằng năm, giữ vững thương hiệu được chứng nhận. - Chủ động liên kết với các tổ chức khác trong và ngoài địa phương trong việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Hai - Đối với Chính quyền địa phương và các ban ngành của huyện: - Quan tâm chỉ đạo Tổ sầu riêng VietGap xã Đa Kai trong những năm tới thực hiện tốt quy trình sản xuất đã đề ra. - Hỗ trợ, đẩy mạnh khâu xúc tiến thương mại tuyên truyền quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm. Hội thảo kết thúc với niềm hân hoan và phấn khởi của người dân cũng như các đơn vị chức trách trong thời gian tới mô hình sẽ nhân rộng cho các vùng sầu riêng của tỉnh. Hồ Công Bình
  • PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO ĐỌC SÁCH TRONG HỆ THỐNG KHUYẾN NÔNG.
    PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO ĐỌC SÁCH TRONG HỆ THỐNG KHUYẾN NÔNG.
    20/04/2023 15:16
    Sáng ngày 19/4/2023 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phát động phong trào đọc sách trong hệ thống Khuyến nông Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia – ông Lê Quốc Thanh chủ trì Lễ phát động; tham dự buổi Lễ có Lãnh đạo Báo Nông nghiệp Việt Nam, Lãnh đạo Vụ Hợp tác Quốc tế, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, thành phố, cùng các phóng viên, cơ quan thông tấn Trung ương và địa phương.
  • ĐÓN ĐỌC BẢN TIN KHUYẾN NÔNG BÌNH THUẬN ĐIỆN TỬ ONLINE
    ĐÓN ĐỌC BẢN TIN KHUYẾN NÔNG BÌNH THUẬN ĐIỆN TỬ ONLINE
    19/08/2021 11:51
    Ban Biên tập gửi đến Quý độc giả, bạn đọc BẢN TIN KHUYẾN NÔNG BÌNH THUẬN ONLINE, Chi tiết xem tại đây: Ban tin Binh Thuan (So 01.2021).pdf
Tổng số : 14 bài viết
Trang
12