1. Yêu cầu về giống:
- Giống phù hợp với nhu cầu thị trường, điều kiện chăn nuôi, phương thức nuôi và có nguồn gốc rõ ràng từ các đàn sinh sản khỏe mạnh, đã được tiêm phòng đầy đủ.
- Chọn giống 1 ngày tuổi khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông mượt và có màu đặc trưng, không bị dị tật như: khèo chân, hở rốn, vẹo mỏ, nghẹo đầu,…
2. Phương thức nuôi:
Tuỳ theo điều kiện, nên đầu tư nuôi thâm canh và bán thâm canh, nếu nuôi qui mô nhỏ ở nông hộ cần phải có tường hoặc rào bao quanh để dễ kiểm soát.
2.1. Các phương thức nuôi nhốt trên khô:
Nuôi nhốt trong vườn cây
Yêu cầu vườn không quá dốc, có rào chắn, có chuồng để che mưa, nắng, có cây thân cứng cao trên 1m. Không nuôi trong vườn cây thân mềm.
Nuôi nhốt trong chuồng có sân chơi
Sân láng xi măng hoặc lát gạch, có rãnh thoát nước xung quanh để tiện cho việc rửa sân và vệ sinh dụng cụ. Diện tích sân gấp 2 – 3 lần diện tích chuồng.
Để máng ăn trong chuồng, máng uống ở ngoài sân, dưới tán cây hoặc mái che nắng.
Nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng
Trước cửa chuồng phải có hố sát trùng để sát trùng ủng, giày, dép của người và xe ra vào.
Chuồng phải thông thoáng, có rãnh thoát nước, có hố chứa và xử lý nước thải.
Máng uống đặt ở vị trí thoát nước nhanh để tránh làm ướt và ô nhiễm chuồng.
2.2. Nuôi nhốt trong ao hồ
- Không thả tự do mà chỉ được quây nhốt thuỷ cầm trên ao, hồ.
- Làm chuồng nền trên bờ ao hoặc làm chuồng sàn trên mặt ao. Kè bờ ao bằng bê tông hoặc phải ngăn bằng phên hay lưới cách bờ 1m.
- Diện tích mặt nước cho mỗi con là 4 – 5m2.
- Định kỳ thay tháo nước và xử lý bằng các chất sát trùng trước khi thải ra môi trường.
3. Yêu cầu về chuồng trại và trang thiết bị:
- Làm chuồng tách biệt với nhà ở và khu dân cư; đảm bảo cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông; có hố sát trùng, hệ thống thoát nước và hố ga để xử lý nước thải.
- Có đầy đủ trang thiết bị ph5c vụ cho công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
- Có máng ăn, máng uống, dụng cụ sưởi ấm và ổ đẻ.
- Nhu cầu về diện tích chuồng của thuỷ cầm như sau (con/m2)
Tuổi
|
Nuôi nhốt trên khô
|
Nuôi nhốt trong ao
|
Nhốt trong chuồng
|
Chuồng có sân chơi
|
Chuồng + vườn cây
|
Tuần 1
|
30 – 35
|
30 – 35
|
30 – 35
|
30 – 35
|
Tuần 2 – 4
|
10 – 15
|
15 – 20
|
15 – 20
|
15 – 20
|
Tuần 5 – 8
|
5 – 6
|
6 – 8
|
8 – 10
|
8 – 10
|
Hậu bị
|
3
|
4 – 5
|
5 – 6
|
5 – 6
|
Sinh sản
|
3
|
4
|
4
|
4
|
4. Yêu cầu về thức ăn, nước uống:
- Cho ăn đủ số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn quy định đối với từng giống ở từng giai đoạn nuôi.
- Cho uống đủ nước sạch, không quá nóng hoặc quá lạnh.
5. Yêu cầu chăm sóc:
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật cho từng giống.
- Thuỷ cầm mới nhập về phải nuôi cách ly từ 10 đến 20 ngày.
- Trong cùng dãy chuồng, chỉ nuôi một loại thuỷ cầm, nếu phải nuôi 2 lứa, chỉ nên cách nhau không quá 1 tuần tuổi.
- Đối với thuỷ cầm con dưới 21 ngày tuổi, cần giữ ẩm thật tốt, nhất là ở tuần tuổi đầu tiên.
- Kiểm tra sức khỏe đàn thủy cầm hàng ngày, loại những con ốm yếu.
6. Yêu cầu về vệ sinh thú y:
6.1. Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi:
- Trước khi nuôi, phải vệ sinh tiêu độc chuồng trại và dụng cụ, như: phát quang xung quanh chuồng, cọ rửa, quét vôi, rắc vôi bột, xông sát trùng, phun sát trùng…
- Trong khi nuôi, hạn chế người ra vào và không để thuỷ cầm tiếp xúc với các động vật khác; phun thuốc sát trùng trong và xung quanh chuồng từ 1 đến 2 lần/tuần; cọ rửa và phơi khô dụng cụ sau mỗi lần sử dụng.
- Sau mỗi đợt nuôi, bỏ trống chuồng 15 ngày trở lên để vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ dụng cụ, chuồng nuôi và khu vực xung quanh.
6.2. Vệ sinh chất độn chuồng, phân và nước thải:
- Dùng trấu, phơi bào,… phơi khô, phun thuốc sát trùng và ủ lại trong 1 ngày, sau đó dàn mỏng ra cho bay hết hơi thuốc rồi đem làm độn chuồng.
- Gom phân thành đống, trộn với vôi bột tại một khu vực riêng để ủ, rồi mới sử dụng làm phân bón.
- Xử lý nước thải bằng chất sát trùng tại hố ga trước khi thải ra môi trường.
6.3. Vệ sinh thức ăn, nước uống:
- Không cho thuỷ cầm ăn thức ăn ôi, mốc, nhiễm khuẩn hoặc có độc tố, chất cấm hoặc hàm lượng muối cao. Nên bổ sung chế phẩm EM vào thức ăn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Khử trùng nước uống bằng cách sử dụng 5g thuốc tím hoặc 10g cloramin/10 lít nước hay sử dụng dung dịch hoặc hoá điện hoá.
6.4. Xử lý xác thuỷ cầm chết:
- Xử lý xác thuỷ cầm chết bằng cách chôn hoặc đốt theo quy định của thú y.
- Bao vây, khống chế, tiêu huỷ khi phát hiện thuỷ cầm mắc bệnh nguy hiểm.
6.5. Vệ sinh trứng:
- Khi thu nhặt trứng, chọn những trứng bẩn để riêng, sau đó đem rửa bằng nước có pha thuốc sát trùng rồi cho vào buồng kín để xông sát trùng cùng với trứng sạch trong 15 phút. Cứ 1m3 buồng xông sử dụng 15g thuốc tím + 35ml phoóc môn.
6.6. Vệ sinh cơ sở ấp
Chọn trứng ấp từ những đàn giống khỏe mạnh. Trong quá trình ấp, định kỳ xông sát trùng trứng trong máy ấp nhưng không được xông trong 72 giờ ấp đầu tiên và kể từ lúc trứng mổ vỏ trở về sau. Sau mỗi đợt ấp nở phải vệ sinh, sát trùng máy, dụng cụ và chất thải.
7. Lịch tiêm phòng:
Đối với vịt
Ngày tuổi
|
Các loại thuốc và vắc xin
|
1 – 3
|
Bổ sung Vitamin B-complex, ADE
|
7 – 10
|
Vắcxin viêm gan siêu vi trùng lần 1
Vắcxin dịch tả vịt lần 1
|
15 – 18
|
Vắcxin H5N1 lấn 1
|
28 – 46
|
Vắcxin H5N1 lấn 2
|
56 – 60
|
Vắcxin dịch tả vịt lần 2
Vắcxin viêm gan siêu vi trùng lần 2
|
135 – 180
|
Vắcxin dịch tả vịt lần 3
Vắcxin viêm gan siêu vi trùng lần 3
|
180 – 200
|
Vắcxin H5N1 lần 3
|
Đẻ 4 – 5 tháng
|
Vắcxin H5N1 lần 4
|
Đẻ 5 – 6 tháng
|
Vắcxin dịch tả vịt lần 4
Vắcxin viêm gan siêu vi trùng lần 4
|
Đối với ngang (vịt xiêm)
Ngày tuổi
|
Các loại thuốc và vắcxin
|
1 – 3
|
Bổ sung Vitamin B-complex, ADE
|
7 – 10
|
Vắcxin viêm gan siêu vi trùng lần 1
|
15 – 18
|
Vắcxin dịch tả vịt lần 1
|
18 – 25
|
Vắcxin H5N9 lần 1
|
56 – 60
|
Vắcxin dịch tả vịt lần 2
Vắcxin H5N9 lần 2
Vắcxin viêm gan siêu vi trùng lần 2
|
135 – 180
|
Vắcxin dịch tả vịt lần 3
Vắcxin viêm gan siêu vi trùng lần 3
|
180 – 200
|
Vắcxin H5N9 lần 3
|
Đẻ 4 – 5 tháng
|
Vắcxin H5N9 lần 4
|
Đẻ 5 – 6 tháng
|
Vắcxin dịch tả vịt lần 4
Vắcxin viêm gan siêu vi trùng lần 4
|