Đang online: 9
Hôm nay: 705
Trong tuần: 1029
Trong tháng: 7488
Tổng truy cập: 659524

Quy trình kỹ thuật và Biểu mẫu sử dụng đính kèm "Sổ tay Hướng dẫn quy trình sản xuất đậu bắp và kết nối thị trường bao tiêu sản phẩm tại xã Đông Tiến"

Thứ Ba 13/07/2021 09:11
4107

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐẬU BẮP

3.1. Thời vụ:

-  Miền Nam: Trồng quanh năm, vụ chính Đông Xuân, Hè Thu (thời gian gieo từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch năm sau).

-  Miền Trung: Trồng quanh năm, vụ chính thời gian gieo từ tháng 12 đến tháng 5 dương lịch năm sau.

3.2. Giống:

-     Giống đậu bắp Nhật; đậu bắp xanh Ấn Độ, Thái Lan.

3.3. Mật độ - Khoảng cách trồng:

Trong mùa khô trồng với khoảng cách cây cách cây 22 cm, hàng cách hàng 60 cm mỗi hốc 02 cây. Mật độ trồng 15.152 cây/1.000 m2. Số lượng hạt giống 6 kg/ha.

Trong mùa mưa trồng với khoảng cách cây cách cây 25 cm, hàng cách hàng 80 – 60 cm. Mật độ trồng từ 10.000 – 13.333 cây/1.000 m2. Số lượng hạt giống 6 kg/ha.

3.4. Gieo hạt:

Xử lý hạt giống trước gieo: Trộn hạt giống với Ridomil Gold 68 WG 100g/2 - 3kg hạt giống để phòng ngừa bệnh từ hạt; sau đó gieo trực tiếp hạt xuống líp.

3.5. Làm đất:

- Đất phải cày bừa tơi xốp, sạch cỏ, thoát nước tốt và phơi nắng từ 7 - 14 ngày trước khi trồng.

- Dọn cỏ, diệt cỏ, diệt côn trùng, ngừa nấm bệnh cho đất trước khi làm luống trồng.

- Mùa mưa: lên liếp cao để thoát nước dễ dàng sau mỗi cơn mưa.

Hình 1: Kỹ thuật làm đất trồng đậu bắp

3.6. Bón phân:

    Tùy thuộc vào từng chất đất khác nhau mà gia giảm lượng phân bón sao cho hợp lý. Khi bón phân cho cây đậu bắp cần thực hiện đúng kỹ thuật như sau:

Ø Bón phân theo sự phát triển bộ rễ của cây đậu bắp. Mỗi lần bón đục lỗ nhỏ hoặc rạch hàng để bón và phủ lớp đất mỏng để giữ cho phân khỏi bay hơi.

Bảng 1: Thời điểm và liều lượng phân bón cụ thể cho từng đợt bón đậu bắp

Lần bón

Thời điểm

Loại phân

Lượng phân

Chú ý

(NSG)

(kg/sào)

Bón lót

Trước khi gieo 10 ngày

Super lân

30 - 50

Bón vôi trước 2-3 ngày và vùi sâu vào đất; sau đó bón tiếp các loại phân còn lại và trộn đều

Kali

5

Vôi

25 - 50

Phân hữu cơ

3000

Bón dặm

6 - 8

 

 

Pha 100g Ridomil Gold + 1 gói Comcat cho 25 lít nước phun theo gốc.

10 - 15

Urê

2 - 5

Pha loãng phân tưới gốc

Lân

25 - 30

Thúc 1

18 - 20

Urê

7 - 10

Bổ sung thêm đa trung vi lượng như Canxi, Bo, Kẽm…

Lân

15 - 25

Hoặc DAP

20 - 25

Thúc 2

25 - 30

NPK15-15-20+TE hoặc NPK20-20-15+TE

15 - 20

Bổ sung thêm đa trung vi lượng cho cây như Multi-K kết hợp với K-H hoặc Atonic khoảng 5 - 7 ngày/lần

Thúc 3

35 - 45

NPK15-15-20+TE hoặc NPK20-20-15+TE

10 - 15

Bổ sung thêm đa trung vi lượng cho cây như Multi-K kết hợp với K-H hoặc Atonic khoảng 5 - 7 ngày/lần

Thúc 4

Sau 45 ngày đến kết thúc vụ

NPK15-15-20+TE hoặc NPK20-20-15+TE

10 - 20

Bổ sung thêm đa trung vi lượng cho cây như Multi-K kết hợp với K-H hoặc Atonic khoảng 5 - 7 ngày/lần

 

Hoặc DAP

10 - 20

 3.7. Chăm sóc:

*  Chế độ tưới nước:

- Mùa khô mỗi ngày tưới từ 1 - 2 lần tuỳ thuộc vào độ giữ ẩm đất và thời tiết (đảm bảo độ ẩm đất đạt 80%).

- Tưới nước ngay sau khi trồng và ngay sau khi bón phân, không để thiếu nước trong giai đoạn cây ra hoa và cho trái, nếu thiếu nước năng suất và trái đậu bắp không đạt tiêu chuẩn.

*  Làm cỏ: Có thể làm thủ công hoặc sử dụng thuốc trừ cỏ lưu dẫn (có nắp chụp phần béc) để diệt cỏ dưới rãnh.

*  Tỉa bỏ những cây yếu, bệnh, ngắt bỏ bớt lá chân, tạo thông thoáng. Nên tỉa vào lúc trời nắng ráo.

3.8. Sâu bệnh hại trên cây đậu bắp:

3.8.1. Phòng trừ sâu hại:

 a. Giai đoạn xuống giống: Từ khi gieo đến 5 ngày sau gieo.

- Tác nhân: Sâu đất, dế nhũi, ốc sên, kiến ba khoang….

- Biện pháp phòng trừ: Chỉ sử dụng thuốc khi mật độ gây hại nhiều. Có thể sử dụng các loại thuốc như Dantox 5EC, Sec SaiGon 5EC, Abakill 3.6 EC, 10WP….

b. Giai đoạn cây con:

Sâu xanh da láng

Phòng trị:

-           Làm đất và diệt trừ những tổ kén sâu bướm.

-           Gom trứng và sâu để đốt.

Kiểm tra trứng và sâu 100 cây/1.000 m2 theo 5 điểm chéo gốc, nếu có trung bình 1 ổ trứng hoặc 1 con sâu trên 1 cây, sử dụng hóa chất để phòng trị Dupont, Binhdan 95WP, Cypermethrin, Atabron 5EC, Padan 95SP...

Bọ trĩ

Phòng trị: Trên 1 cây kiểm tra 5 lá từ đọt cây nếu phát hiện bọ trĩ trung bình 2-3 con/lá, phải phun trừ bằng thuốc BVTV như Chlorferan, Radiant, Chess, các thuốc có hoạt chất Emamectin….phối hợp với phân bón lá phá đọt, kích chèo để cây nhanh bung đọt mới. Phun vào lúc sáng sớm còn ướt sương hiệu quả diệt trừ cao hơn.

 

Sâu khoang (sâu ăn tạp)

* Phòng trị:

-           Gom trứng và sâu tiêu hủy.

-           Làm đất và diệt trừ những tổ kén sâu bướm.

-           Kiểm tra trứng và sâu trên 100 cây/1.000 m2 mỗi 5-7 ngày, nếu có trung bình 1 ổ trứng hoặc 1-2 con/cây, phải phun thuốc phòng trị như Dupont, Binhdan 95WP, Cypermethrin, Atabron 5EC, Padan 95SP...

Rệp muội hay còn gọi là rầy mềm (Aphis gossypii): có 2 dạng không cánh  

- Phòng trừ:

+ Nhặt và chôn vùi các phần có rầy gây hại.

+ Không nên bón nhiều phân đạm.

+ Rầy mềm nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc thì cũng tương đối dễ diệt. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị.

+ Vì rầy mềm truyền bệnh virus nên thuốc trừ sâu chỉ có thể diệt được rầy mà không hạn chế được bệnh, nhưng nếu áp dụng thuốc sớm, diệt được số lớn rầy ở giai đoạn đầu thì khả năng truyền virus của rầy không nhiều.

+ Sử dụng thuốc trừ sâu nên để ý đến quần thể thiên địch của rầy mềm.

+ Có thể phun Aplaud 10WP, Actara 25WG, Confidor 100SL, Ascend 20SP, Padan 95SP.

Rầy phấn trắng: white fly

- Phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ các lá ở gốc để vườn cây thông thoáng hạn chế nơi ẩn nấp của chúng.

+ Rầy phấn trắng có rất nhiều loài thiên dịch trong tự nhiên bao gồm các loài nấm kí sinh, ong kí sinh và cả các loài thiên địch ăn thịt.

+ Có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc hoá học để diệt rầy phấn trắng như: Canon 100SL, Ace 5EC, Anitox 50SC, Cahero 585EC, Hopkill 50ND, Catodan 90&95WP… có hiệu quả tốt. Thuốc sinh học Muskardin, các thuốc gốc thực vật như chất chiết suất từ cây Neem, cây xoan (Azadirachtin), dầu khoáng có kết quả tốt và thời gian cách ly ngắn.

Rầy xanh

Phòng trị:

- Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt.

Khi rầy phát sinh nhiều phun hóa chất phòng trừ Imidacloprid (100SL), Mipcide 50WP, Newfatoc 75WP, 75SL, Padan 95SP, Melia 3.6EC, 5WP, Abapro 5.8EC…


 c. Giai đoạn cây ra hoa và có trái non:

Sâu đục trái

·   Phòng trị:

-       Bắt sâu bằng tay, ngắt và hủy bỏ những chồi và trái bị đục. Gom sâu và đốt.

Nếu phát hiện sâu nhiều cần sử dụng hóa chất để phòng trị Dupont, Binhdan 95WP, Cypermethrin, Atabron 5EC, Padan 95SP...

                                                 

3.8.2. Phòng trừ bệnh hại:

Bệnh lở cổ rễ hay còn gọi là bệnh thối gốc: Do nấm Sclerotium rolfsii gây hại.

* Biện pháp phòng trừ: Sử dụng một số loại thuốc sau Daconil 75WP, Carbenzim 500FL, phun theo nồng độ hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

3.9. Cỏ dại:

Loại cỏ dại

* Cỏ dại hàng niên: loại cỏ dại có chu kỳ sống ngắn trong 1 mùa vụ hầu hết tăng trưởng bởi hạt.

-         Cỏ lá hẹp: cỏ chỉ, mần trầu…

-         Cỏ lá rộng: dền, đuôi chồn, màng màng…

-         Cỏ cói lác: cỏ cú, lác…

* Cỏ dại đa niên: thường tăng trưởng bằng cây, cây con mọc từ thân cây mẹ tăng trưởng mạnh hơn cây mọc từ hạt.

Phòng trị cỏ dại

-         Làm (cày) vỡ đất, phơi nắng từ 7-14 ngày và sau đó bừa cho đất tơi 1-2 lần.

-         Gom cây và rễ trong khu vực trồng.

-         Diệt cỏ dại bằng tay hoặc máy khi cỏ còn nhỏ chưa ra hoa.

3.10. Thu hoạch và bảo quản:

Thu hoạch là một trong những khâu quan trọng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm; trái phải đạt tiêu chuẩn về kích thước và chất lượng mà phía công ty thu mua đưa ra, cụ thể như:

-         Trái non, tươi, màu xanh đặc trưng, trái thẳng có 5 cạnh, dài 6 - 10 cm, đường kính 2 cm.

-         Không có vết bệnh, côn trùng và những hóa chất không tốt trên bề mặt trái.

* Lưu ý:

Thu hoạch vào buổi sáng, chỉ sử dụng tay để hái vì trái còn non rất giòn, không cần sử dụng dao để hái. Sau khi thu hoạch trái đợt 1 và đợt 2 ta tiến hành tỉa bớt lá gốc (tùy vào khả năng của cây).

Sau khi thu hoạch xếp nhẹ nhàng vào giỏ, bao để tránh xay xát; để nơi thoáng mát, dùng lá cây hoặc giấy báo che trên bề mặt giỏ, bao không để ở những nơi có nhiều nắng, gió nhằm hạn chế sự mất nước của trái. Sau đó vận chuyển đến nơi tiêu thụ./.

Các biểu  mẫu đính kèm tại đây:

1. Danh sách hộ nông dân

2. Hợp đồng hợp tác

3. Bản cam kết

4. Giấy xác nhận