Đang online: 6
Hôm nay: 38
Trong tuần: 867
Trong tháng: 867
Tổng truy cập: 662203

HỘI NGHỊ: THAM VẤN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC TIẾT KIỆM CHI PHÍ, GIẢM VẬT TƯ ĐẦU VÀO ĐỐI VỚI SẢN XUẤT THANH LONG TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAM

Thứ Hai 14/08/2023 09:45
143

Trong bất kỳ ngành, lĩnh vực nào, chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quyết định đến thành quả sản xuất. Việc cắt giảm chi phí đầu vào có thể làm tăng lợi nhuận và giảm được giá thành sản phẩm. Hiện nay giá vật tư tăng cao và biến động thất thường, đồng thời đầu ra nông sản còn thiếu ổn định; trong khi chờ những giải pháp mang tính vĩ mô để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, giải pháp trước mắt  của nhà nông là “tự mình cứu mình” bằng cách phải kéo giảm chi phí đầu vào để sản xuất có lãi, sống được bằng nghề nông.

Trước những thực trạng đó, để ngành hàng thanh long Việt Nam sản xuất hiệu quả nhất, đây là mặt hàng trái cây xuất khẩu lớn nhất nước; ngày 4/8/2023 tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Hội nghị về “Tham vấn hoàn thiện Quy trình kỹ thuật canh tác tiết kiệm chi phí, giảm vật tư đầu vào đối với sản xuất thanh long tại các tỉnh phía Nam”.

Đến dự Tham vấn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với  Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội nghị trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào Nông nghiệp các bon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện NDC của Việt Nam”  có lãnh đạo Cục Trồng trọt và BVTV; Vụ Hợp tác Quốc tế; Vụ Chính sách; Đại diện UNDP; Viện cây ăn quả miền Nam; lãnh đạo sở Nông nghiệp và PTNT; Trung tâm Khuyến nông; Chi Cục Trồng trọt và BVTV 3 tỉnh chủ lực trồng thanh long: Bình Thuận, Tiền Giang và Long An.

Hội nghị trao đổi sôi nổi xoay quanh các nội dung tiết kiệm đầu vào như tưới nước tiết kiệm, sử dụng đèn led để chong thanh long, trồng xen, trồng đường biên…, đặc biệt là đầu tư phân bón nhưng vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng trái thanh long.

Đồng chí Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và BVTV phát biểu chỉ đạo

Để thống nhất nội dung buổi tham vấn, đồng chí Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và BVTV đề nghị Viện CAQ miền Nam hoàn thiện một số nội dung sau:

- Lượng phân bón cần tính toán làm tròn số về định mức, hạn chế số lẻ; có phụ lục quy ra phân NPK phù hợp; cần đánh giá sâu định mức phân bón do Bình Thuận đề xuất: áp dụng lượng phân bón theo quy trình này trong đó có bổ sung Canxi (300g) và Magie (10g): 400g N + 300g P2O5 + 500g K2O cho 1 trụ/năm; định mức này thấp hơn đề xuất của Viện CAQ miền Nam: 562,5g N – 375g P2O5 – 562,5g K2O cho 1 trụ/năm; đồng thời nghiên cứu bổ sung trồng đường biên đối với cây thanh long.

- Cần cân nhắc khuyến cáo nội dung sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng trong quy trình vì hiện nay định hướng phát triển thanh long theo hướng xanh hoá, hữu cơ, cân bằng hệ sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn…và xuất khẩu sang những thị trường có giá trị gia tăng cao như Châu Âu, Nhật, Úc,…

- Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ (nguồn phân đã được xử lý hoai mục). Giảm sử dụng phân bón tổng hợp, khi sử dụng phải sử dụng theo 4 đúng. Để giúp đất tăng độ tơi xốp và dinh dưỡng trong đất, tránh làm cho đất bị chai cứng thoái hóa.

- Xây dựng quy trình tưới tiết kiệm nước phù hợp cho từng địa phương…

Toàn cảnh Hội nghị Tham vấn

          Hội nghị Tham vấn thống nhất cao các kết luận của Chủ trì chương trình và sớm hoàn thiện Quy trình kỹ thuật canh tác tiết kiệm chi phí, giảm vật tư đầu vào đối với sản xuất thanh long tại các tỉnh phía Nam, có mức chi phí giảm trên 25% so với canh tác trước đây.

Hồ Công Bình