Đang online: 4
Hôm nay: 49
Trong tuần: 878
Trong tháng: 878
Tổng truy cập: 662214

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, TÁI TẠO, BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN BIỂN THEO HƯỚNG TRAO QUYỀN ĐỒNG QUẢN LÝ

Thứ Tư 03/04/2024 09:01
36

  Tham gia Hội thảo “Giải pháp phát triển nuôi biển bền vững”có Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận, Liên danh Phân Viện Kinh tế & Quy hoạch Thủy sản phía Nam, Viện Kỹ thuật biển, các ban ngành liên quan, nhà đầu tư và Hội Cộng đồng ngư dân trong vùng biển trao quyền đồng quản lý, nhằm phát triển một cách bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân.

Trong đánh giá của Viện kinh tế quy hoạch biển, vùng biển Bình Thuận: bờ biển tương đối dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, mùa gió chính là: gió Đông Bắc (mùa nắng), gió Tây Nam (mùa mưa). Thủy hải văn, nền đáy, lượng oxy hòa tan đều rất tốt; các chất như Thủy ngân, cadimin, chì, đồng … rất thấp dưới ngưỡng an toàn. Nguồn lực tự nhiên và lực lượng lao động dồi dào, diện tích nuôi tăng hằng năm, cơ sở chế biến còn nhỏ lẻ, tiêu thụ sản phẩm hải sản trong nội địa là chủ yếu. Phát triển diện tích nuôi tăng kéo theo ô nhiễm môi trường cũng tăng theo. Gió bão làm thay đổi môi trường, cơ sở vật chất hạ tầng cho môi trường chưa được đầu tư. Con giống nuôi chủ yếu khai thác từ tự nhiên hoặc mua ở các tỉnh lân cận. Trình độ nuôi biển thấp, chưa thu hút được đầu tư. Định hướng nuôi trên cơ sở hợp lý, nên nuôi biển từ đường cơ sở trở ra và nuôi ghép có lợi hơn. Sản lượng nuôi tăng, số lượng bè tăng, đã có 3 nghìn lồng bè và đạt sản lượng nuôi 554 tấn. Biến đổi khí hậu là cơ hội phát triển nuôi trồng ở biển. Nghề nuôi biển sẽ phát triển !

Phát triển nuôi biển theo hướng trao quyền đồng quản lý là giải pháp tiềm năng. Đưa việc nuôi trồng trên biển trở thành nghề cá thương mại. Nên di chuyển lồng nuôi, khu vực nuôi ở gần bờ ra xa bờ (nuôi trong 6 hải lý và ngoài 6 hải lý so với bờ). Phát triển vùng nuôi cá tự nhiên, áp dụng công nghệ mới, công nghệ tuần hoàn để xử lý tối đa chất thải ra môi trường biển. Ứng dụng cơ giới hóa, số hóa vào việc nuôi biển. Điều quan trọng nhất là sự tích hợp kinh tế biển liên ngành giữa nuôi biển, du lịch, tái tạo năng lượng ..v.v.. cùng khai thác tiềm năng biển một cách hài hòa, hợp lý, bền vững lâu dài.

Tại hội thảo, một số kiến nghị, đề xuất khoa học đã được đưa ra: (i) Xây dựng đề án phát triển nuôi biển, xây dựng quy chuẩn và tiêu chuẩn trong nuôi biển; (ii) Quy hoạch tập trung. Nuôi biển kết hợp ngành kinh tế biển khác phải phối hợp chính sách quản lý chặt chẽ, hợp lý, cùng phát triển; (iii) Nuôi biển bền vững lâu dài và điều kiện để được cấp phép nuôi biển. Cấp giấy phép cho chủ thể có đủ điều kiện. Phân bổ công khai trong cộng đồng và hạn mức sản lượng nuôi. Thủy hải sản nuôi phải có hồ sơ truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết; (iv) Bảo vệ môi trường nuôi biển để nghề nuôi biển phát triển bền vững không làm ảnh hưởng ngành kinh tế biển khác vì vậy phải nuôi ở vùng biển hở. (v) Sản phẩm nuôi biển bán cho ai ? Đối tượng nuôi ăn thức ăn công nghiệp và sản phẩm phải xuất khẩu. Sản phẩm phải đồng nhất về chất lượng, có sản lượng đủ lớn để chi phối thị trường. Tạo thị trường liên kết chuỗi để chia sẻ bớt lợi nhuận, rủi ro. Nghề nuôi biển chi phí đầu tư lớn, vay vốn không được và bảo hiểm nuôi biển như thế nào khi thiên tai xảy ra thiệt hại.

Chia sẻ tại Hội thảo, người nuôi biển có một số đề xuất về: ranh giới hành lang pháp lý nuôi biển để có không gian riêng không bị chồng lấn, khu vực nào được kết hợp với ngành kinh tế biển khác. Việc khảo sát đáy biển, thủy hải văn, đánh giá thực tế vùng nuôi: chất lượng nước, đối tượng nuôi phù hợp lợi thế, sản lượng nuôi, tiêu chuẩn sản phẩm, giá trị thu về …. Mặt khác, cần tạo ra thị trường trước khi nuôi đối tượng. Tạo ra chuỗi liên kết: người nuôi biển với nhau, dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi biển ra sao. Đối tượng nuôi nhanh, mau khai thác để tránh mùa mưa bão, hạn chế thiệt hại. Ngư dân cũng đề xuất liên kết các ban ngành tháo gỡ quy hoạch, cấp giấy phép vùng nuôi cho người nuôi biển.

Hội thảo đã tạo luồng sinh khí thúc đẩy cho nghề nuôi biển vươn lên, khai thác tiềm năng của biển kết hợp với ngành kinh tế biển khác tạo ra giá trị tiềm năng bền vững lâu dài. Đây là tín hiệu vui cho người chọn nuôi biển làm nghề.

Hội thảo về phát triển nuôi biển nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản (01/4/1959 – 01/4/2024)/.

                                                                                Khánh Vương