Đang online: 84
Hôm nay: 365
Trong tuần: 5613
Trong tháng: 133641
Tổng truy cập: 10300608

Hội thảo: Đánh giá kết quả Khảo nghiệm các giống lúa mới tại huyện Tánh Linh

Thứ Bảy 03/12/2022 10:58
1178

Hội thảo: Đánh giá kết quả Khảo nghiệm các giống lúa mới tại huyện Tánh Linh

Huyện Tánh Linh đã và đang thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa giống tập trung, từng bước nhân rộng sản xuất giống lúa chất lượng tại các Hợp tác xã trên địa bàn xã, thị trấn. Hằng năm phối hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long khảo nghiệm một số giống lúa mới triển vọng của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Trung Tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp huyện Tánh Linh sẽ là đơn vị đầu mối liên hệ với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp các giống mới cho nhu cầu sản xuất của người dân trong địa bàn huyện;

Đến nay, huyện Tánh Linh đã hình thành và mở rộng được trên 3.000 ha vùng lúa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước và xuất khẩu. Từ chương trình vùng lúa chất lượng cao 3.000 ha đã lan tỏa ra các vùng lân cận, hầu hết các diện tích lúa trên địa bàn huyện đều sử dụng giống lúa xác nhận để gieo sạ năng suất vùng lúa chất lượng cao đạt bình quân 65 tạ/ha. Cá biệt một số diện tích sản xuất đạt từ 70- 85 tạ/ha.

Ông Phan Văn Tấn, Phó GĐ Sở NN và PTNT phát biểu chỉ đạo

          Nhằm cơ cấu giống tốt đạt phẩm chất cao cho các xã trong huyện thuộc vùng quy hoạch 3.000 ha lúa chất lượng cao. Năm 2022, Trung Tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp huyện Tánh Linh phối hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long khảo nghiệm một số giống lúa mới triển vọng; theo đó khảo nghiệm được thực hiện vụ Mùa năm 2022, diện tích: 02 ha (1ha/điểm/xã/2 điểm);  1ha tại lô Ba Hạng đồng Bắc Sông xã Gia An và 1ha tại đồng Thôn 4 xã Bắc Ruộng; các giống khảo nghiệm nhóm A 1 OM 22; OM 373; OM 1; OM 402; OM 384); giống đối chứng: OM 5451; giống khảo nghiệm nhóm A2: (OM 16; OM 3; OM359); giống đối chứng OM 4900; phương pháp thực hiện: cấy mạ.

Theo đánh giá của hội thảo ngày 18/11/2022 được tổ chức tại xã Gia An, Qua mô hình khảo nghiệm các giống mới triển vọng của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả bước đầu cho thấy các giống lúa trong mô hình đều có khả năng thích nghi rộng, có thời gian sinh trưởng ngắn, sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, cứng cây, bộ lá khỏe, lá đòng rộng dài, bông dài. Các giống lúa đều thể hiện được tiềm năng, năng suất cao; thời gian sinh trưởng của các giống lúa này từ 95 đến 100 ngày, trổ tập trung 4-5 ngày phù hợp cơ cấu cho vùng lúa 3 vụ/năm; số nhánh hữu hiệu 8-14 nhánh; năng suất ước đạt từ 50 tạ đến 90 tạ/ha; mức độ gây hại của sâu, bệnh và rầy nâu xuất hiện từng giai đoạn không nhiều. Tình hình bệnh đạo ôn cổ bông ngoài đồng cho thấy nhiễm nhẹ, mặc dù bệnh xuất hiện ít trên các giống nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của các giống.

Với những kết quả đạt được như trên, hy vọng trong thời gian tới, các giống lúa được tiếp tục khảo nghiệm thêm vụ đông xuân, vụ hè thu nhằm chọn giống ưu việc nhất để bổ sung cho cơ cấu giống lúa của huyện Tánh Linh cũng như cơ cấu giống lúa của tỉnh.

Công Bình