Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tục ngữ có câu: "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Từng khâu một, làm thật tốt, mới hy vọng giúp cho cây trồng phát triển. Để làm nên một mùa vàng bội thu, ngoài các khâu giống, phân, nước, quản lý cỏ dại sâu bệnh thì yếu tố thời tiết thuận lợi cũng quan trọng không kém. Để tăng năng suất cây trồng đem lại lợi nhuận cần thời gian nghiên cứu dài nhưng để có lợi nhuận bằng cách tiết kiệm chi chi phí hợp lý và giảm thất thoát trong thu hoạch bảo quản sẽ làm được.
Đồng chí Ngô Thái Sơn – Phó GĐ phụ trách Trung tâm Khuyến nông phát biểu tại hội thảo
Giảm chi phí hợp lý hiện nay đó là giảm lượng giống gieo trên một đơn vị diện tích canh tác. Trung tâm khuyến nông đã thực nghiệm với 3 mật độ gieo: 70kg/ha, 80kg/ha và 100kg/ha bằng hình thức gieo cơ giới: sạ cụm theo hàng. Thực hiện biện pháp canh tác: cánh đồng không dấu chân người. Nghĩa là mọi thao tác: trừ cỏ dại, bón phân, xịt thuốc đều sử dụng thiết bị bay nông nghiệp được điều khiển từ xa.
Mô hình trình diễn mật độ gieo
Tất cả các mật độ gieo đã được nêu trên đều được thực nghiệm trên một chân đất, cùng một cánh đồng tại km 18 thị trấn Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc (phối hợp cùng Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh). Qua tham quan trên cánh đồng, đại biểu đánh giá: chiều cao cây lúa đồng đều, độ dài bông lúa tốt, mật độ bông lúa trên mét vuông đạt yêu cầu, đại biểu ước đạt năng suất lúa khô trên 70 tạ/ha. Trong buổi đồng tổ chức hội thảo của Trung tâm khuyến nông, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật, Trung tâm giống nông nghiệp Bình Thuận đã được thuyết trình mô hình trình diễn. Điểm nổi bật trong hội thảo: giảm lượng giống gieo nhờ sạ cụm, dùng thiết bị bay nông nghiệp thay công lao động vẫn đảm bảo công việc: trừ cỏ, bón phân, xịt thuốc…
Gieo sạ cụm theo hàng
Thiết bị bay phun thuốc, bón phân
Tham dự cuộc hội thảo, ngoài các cơ quan khoa học kỹ thuật trong tỉnh còn có sự tham gia của: Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản tỉnh Ninh Thuận, Công ty giống Đông Nam (Ninh Thuận), Công ty Đại nông cơ giới, Công ty Sài Gòn Kim Hồng, Các Hợp tác xã nông nghiệp và nông dân sản xuất giỏi của các huyện trọng điểm lúa như Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong. Trong hội thảo những câu hỏi về: mật độ gieo, loại giống, cơ giới hóa các khâu gieo sạ, trừ cỏ, xịt thuốc, bón phân…đều được các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, đại diện Công ty thiết bị cơ giới giải đáp.
Qua hội thảo, đã cho người canh tác lúa nhận thức được biện pháp canh tác cũ: nhiều giống (250 – 300 kg/ha), sạ lan, trừ cỏ bón phân xịt thuốc bằng thủ công… làm chi phí, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích canh tác giảm. Từ đây, biện pháp canh tác mới như: giảm lượng giống nhờ ứng dụng cơ giới hóa khâu sạ cụm, kết hợp biện pháp 5 giảm và cơ giới hóa khâu phun xịt thuốc, hướng đến Cánh đồng không dấu chân người trong sản xuất lúa là hướng đi hiệu quả, bền vững trong phát triển lúa của tỉnh nhà./.
Khánh Vương