Đang online: 4
Hôm nay: 197
Trong tuần: 1908
Trong tháng: 8367
Tổng truy cập: 660403

Kết thúc Dự án “Cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa ở phía Nam”

Thứ Ba 31/12/2019 22:08
366

Tháng 12/2019 tại tỉnh Trà Vinh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức hội nghị tổng kết Dự án cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa ở phía Nam, dự án được triển khai 03 năm (2017 - 2019) tại các tỉnh, thành phía Nam.


Dự án diễn ra từ năm 2017 – 2019 tại 06 tỉnh; trong 03 năm xây dựng 18 mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Hỗ trợ sản xuất lúa theo cánh đồng lớn thâm canh 50 ha (năm 2019 hỗ trợ 72 ha) và 01 – 02 máy cấy, bình phun động cơ (tùy theo điều kiện đặc thù của địa phương để lựa chọn đầu tư máy cấy tự hành (4 bánh) hay 02 máy cấy đẩy tay (02 bánh); đồng thời, lồng ghép trong mô hình cánh đồng lớn, trong 03 năm xây dựng 18 mô hình liên kết, mỗi năm thực hiện 6 mô hình tại 06 tỉnh.


Tham quan Cánh đồng lớn thuộc dự án tại tỉnh Trà Vinh.

Theo đánh giá của dự án, máy sạ khóm (cụm) có lợi thế hơn máy cấy do máy cấy có hạn chế là mỗi vụ cấy được không quá 40 ha, do đó khó hoàn vốn, chi phí mỗi máy cấy lên tới gần 1 tỷ đồng.

Về quy trình kỹ thuật, tiến bộ về quản lý được áp dụng trong mô hình là “Quy trình kỹ thuật canh tác lúa SRI” áp dụng cho dự án dựa trên cơ sở nền tảng quy trình kỹ thuật canh tác lúa theo 3G3T, 1P5G.

Dự án với mức đầu tư 8 tỷ đồng (03 năm), đã hỗ trợ 22 máy cấy và 160 bình phun động cơ. Về hiệu quả kinh tế, dự án đã giúp giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón vô cơ, giảm sử dụng thuốc BVTV, tăng năng suất lúa và năng suất lao động; ngoài ra, mô hình liên kết thuộc dự án đã giúp tổ chức liên kết được trong sản xuất, thống nhất qui trình sản xuất và liên kết cho đầu ra sản phẩm.


Quang cảnh Hội thảo tổng kết

Qua dự án, thu nhập cho người sản xuất tăng từ 18,8% - 36,27%, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng được vùng lúa hàng hóa có chất lượng, chủ động trong việc ký kết hợp đồng và tiêu thụ nội địa.


Chủ nhiệm dự án - ông Ngô Văn Đây - TT.KNQG báo cáo kết quả dự án

Mô hình tính bình quân tại các tỉnh (06 tỉnh) đạt năng suất cao hơn lúa đại trà 0,5 – 0,6 tấn/ha, giảm được chi phí sản xuất (giống, thuốc BVTV, v.v.) bình quân 2.917.000 đồng/ha. Hiệu quả kinh tế mô hình cao hơn so với sản xuất đại trà từ 3,7 triệu – 4,8 triệu/ha.

CB.