Đang online: 8
Hôm nay: 495
Trong tuần: 1621
Trong tháng: 8080
Tổng truy cập: 660116

TỔNG CỤC THỦY LỢI: Tình hình cấp nước tưới vụ Đông Xuân 2020 - 2021, dự báo khả năng cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu, vụ Mùa 2021 và các giải pháp sử dụng nước hiệu quả.

Thứ Sáu 16/04/2021 14:27
452

TỔNG CỤC THỦY LỢI: Tình hình cấp nước tưới vụ Đông Xuân 2020 - 2021, dự báo khả năng cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu, vụ Mùa 2021 và các giải pháp sử dụng nước hiệu quả.

            Theo Tổng cục Thủy lợi báo cáo tại Hội nghị Sơ kết sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021, kế hoạch vụ Hè Thu, vụ Mùa 2021, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên diễn ra ngày 16/4/2021 tại Ninh Thuận; các Tỉnh cần chủ động ứng phó với điều kiện thời tiết khắc nghiệt cuối mùa khô năm nay. Ở khu vực Nam Trung Bộ lượng mưa lũy tích trong mùa mưa năm 2020 đến nay phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 10÷20%. Tuy nhiên, từ đầu mùa khô (đầu vụ Đông Xuân) đến nay lượng mưa rất thấp, so với cùng kỳ TBNN, khu vực Nam Trung Bộ trung bình thiếu hụt khoảng 50%; dung tích các hồ chứa thủy lợi cuối mùa mưa khu vực Nam Trung Bộ cao hơn so với TBNN từ 10÷15%. Hiện tại, lượng nước cơ bản đảm bảo cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, chưa xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; tuy nhiên, nếu tiếp tục không mưa và nắng nóng kéo dài, tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn có thể xảy ra vào cuối vụ Đông Xuân 2020-2021 và vụ Hè Thu, Mùa 2021.

Lãnh đạo TTKN thực địa tình hình sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021

 

          I. TÌNH HÌNH  CẤP NƯỚC TƯỚI VỤ ĐÔNG XUÂN 2020 - 2021

1.     Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ

a)     Tình hình mưa

         Vụ Đông Xuân 2020 - 2021 (tính từ tháng XII/2020 ÷ III/2021), tổng lượng mưa toàn vùng phổ biến từ 135 ÷ 300 mm, thấp hơn từ 30 ÷ 50% so cùng kỳ TBNN, riêng tại Quảng Ngãi lượng mưa trên 400mm, các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bình Thuận phổ biến từ 20 ÷ 60mm (thấp hơn TBNN cùng kỳ 26 ÷ 37%, tại một số trạm từ tháng I – III gần như không có mưa). Một số trạm có lượng mưa lớn như: Ba Tơ (Quảng Ngãi) 646mm, Sơn Giang (Quảng Ngãi) 487mm, An Hòa (Bình Định) 400mm. Hình 1.

b)    Nguồn nước trữ trong hệ thống công trình thủy lợi

Vào thời điểm đầu vụ Đông Xuân 2020-2021, dung tích các hồ đạt từ 84-100% DTTK. So với cùng kỳ TBNN cao hơn từ 3-20%, so với các năm 2015 và 2019 (các năm thiếu nước) cao hơn từ 13-19% (Hình 2).

Đến thời điểm hiện tại, dung tích các hồ chứa còn khoảng 43-88% DTTK,

gồm: Đà Nẵng 75%, Quảng Nam 82%, Quảng Ngãi 88%; Bình Định 81%; Phú Yên 73%; Khánh Hòa 77%; Ninh Thuận 49% và Bình Thuận 43%.

Hình. So sánh tổng lượng mưa vụ Đông Xuân 2020-2021 (từ tháng XII/2020 ÷ III/2021) một số trạm vùng Nam Trung Bộ

Hình. Dung tích trữ các hồ chứa thời điểm đầu vụ Đông Xuân 2020-2021

a)     Tình hình hạn hán, thiếu nước

Hiện tại, toàn vùng Nam Trung Bộ chưa ghi nhận tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Dự báo, đến cuối vụ Đông Xuân, tình trạng hạn hán, thiếu nước có thể diễn ra tại các công trình thủy lợi nhỏ, vùng ngoài phạm vi các công trình thủy lợi với tổng diện tích khoảng 1.200 ha, trong đó Khánh Hoà 200 ha (cây lâu năm tập trung tại huyện Khánh Sơn); tỉnh Bình Thuận 1.000 ha, chủ yếu Thanh Long tại huyện Hàm Thuận Nam thuộc vùng tưới các công trình hồ chứa Sông Móng, Sông Phan và Tà Mon do hiện nay dung tích các hồ này đang ở mức xấp xỉ MNC, diện tích thực tưới hồ Tà Mon vượt thiết kế.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH NGUỒN NƯỚC CUNG CẤP CHO SẢN XUẤT VỤ HÈ THU, VỤ MÙA 2021

1.  Tình hình khí tượng, thủy văn

          Theo dự báo mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (bản tin ngày 16/03/2021):

Hiện tượng ENSO: Xu thế nhiệt độ mặt nước biển khu vực trung tâm Thái Bình Dương tiếp tục trong pha lạnh và hiện tượng La Nina còn duy trì từ nay đến khoảng tháng 4-5/2021 với xác suất khoảng 60%, sau đó sẽ chuyển dần sang trạng thái trung tính vào cuối mùa Hè và mùa Thu năm 2021.

Nhiệt độ và nắng nóng dự báo: Từ tháng 4-9/2021 nhiệt độ phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ, nắng nóng không gay gắt và kéo dài như năm 2020.

Dự báo lượng mưa:

- Khu vực Nam Trung Bộ: Trong tháng 4-5/2021 tổng lượng mưa (TLM) phổ biến cao hơn TBNN cùng thời kì từ 10 ÷ 20%, sang tháng 6-7/2021 TLM ở khu vực phổ biến xấp xỉ so với TBNN, riêng trong tháng 8-9/2021 TLM có khả năng thiếu hụt từ 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ.

- Khu vực Tây Nguyên: Trong các tháng 4-5/2021 tổng lượng mưa trong khu vực dự báo phổ biến cao hơn so với TBNN từ 10-20%, trong tháng 6-7/2021 TLM ở mức xấp xỉ so với với TBNN, riêng 2 tháng 8-9/2021 TLM có xu hướng thiếu hụt từ 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ. Mùa mưa có khả năng đến sớm trên khu vực Tây Nguyên so với cùng kỳ nhiều năm.

2.  Tình hình nguồn nước cung cấp cho sản xuất vụ Hè Thu, Mùa 2021

a)     Khu vực Nam Trung Bộ

Do mùa mưa ở hầu hết các địa phương bắt đầu từ tháng 9 (trừ khu vực phía Nam của tỉnh Bình Thuận có mưa từ tháng 6) nên lượng nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu từ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Hiện tại, dung tích trữ trung bình các hồ chứa trong vùng đạt 74% DTTK, cao hơn TBNN khoảng 4%, cao hơn các năm 2015 và 2016 từ 10-13%. So sánh dung tích trữ hồ chứa

với một số năm gần đây xem Bảng 1 Hình 5.

Bảng 1: So sánh dung tích trữ hồ chứa tính đến đầu tháng 4/2021 và cùng kỳ năm 2015, 2016, 2019, 2020

TT

Tỉnh

Tỷ lệ trữ năm 2021 (%)

Năm 2020

Năm 2019

Năm 2016

Năm 2015

Tỷ lệ trữ
(%)

Chênh lệch
so với năm 2021

Tỷ lệ trữ
(%)

Chênh lệch
so với năm 2021

Tỷ lệ trữ
(%)

Chênh lệch
so với năm 2021

Tỷ lệ trữ
(%)

Chênh lệch
so với năm 2021

Toàn vùng

74

58

16

80

-6

64

10

61

13

1

Đà Nẵng

75

73

2

83

-8

81

-6

96

-21

2

Quảng Nam

82

67

15

92

-10

79

3

90

-8

1

Quảng Ngãi

88

100

-12

91

-3

93

-5

75

13

2

Bình Định

81

59

22

73

8

66

15

71

10

3

Phú Yên

73

64

9

81

-8

72

1

69

4

4

Khánh Hòa

77

35

42

79

-2

52

25

28

49

5

Ninh Thuận

49

20

29

74

-25

22

27

12

37

6

Bình Thuận

43

25

18

47

-4

28

15

23

20

Hình. So sánh tình hình trữ nước tại các hồ thủy lợi so với cùng kỳ

một số năm gần đây

Vụ Hè Thu 2021, dự kiến diện tích không đủ nước phục vụ sản xuất cần điều chỉnh giãn, dừng hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng khoảng 5.620 ha (Quảng Ngãi 1.000 ha, Bình Định 2.200 ha, Khánh Hòa 1.300 ha, Ninh Thuận 820 ha và Bình Thuận 300 ha). Ngoài ra, thời điểm cao điểm mùa khô (tháng 7-8), diện tích có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn khoảng 4.000-5.000 ha (Quảng Nam 2.000-3.000 ha, Phú Yên 1.000 ha và Bình Thuận 1.000 ha). Trường hợp xảy ra nắng nóng kéo dài bất thường thì diện tích có nguy cơ hạn

hán, thiếu nước có thể cao hơn.

Cụ thể, thông tin nhận định khí tượng thủy văn và tình hình trữ nước tại các hồ chứa tại từng lưu vực sông (địa phương Bình Thuận) như sau:

 

Lưu vực sông La Ngà-Lũy (thuộc tỉnh Bình Thuận)

         Tổng dung tích trữ tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện nay trung bình đạt 43% DTTK, cao hơn cùng kỳ năm 2020 khoảng 18%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 là 4%, cao hơn các năm hạn 2015 và 2016 từ 15-20%. Một số hồ chứa lớn trong vùng có dung tích trữ như sau: hồ Sông Quao (50% DTTK); hồ Lòng Sông (65% DTTK); hồ Sông Móng (8% DTTK); hồ Sông Dinh 3 (31% DTTK). Dự kiến đến đầu vụ Hè Thu dung tích các hồ còn khoảng 30÷35% DTTK. Các hồ thủy điện cung cấp nước bổ sung cho tỉnh Bình Thuận gồm hồ Đại Ninh, dung tích hữu ích hiện tại đạt 39% DTTK và hồ Hàm Thuận dung tích hữu ích đạt 33% DTTK.

        Tính toán cân bằng nước cho thấy ở một số hồ chứa có khả năng không đảm bảo tưới bao gồm hệ thống tưới Sông Móng – Ba Bàu, hồ Núi Đất, Tà Mon, Sông Phan và Cà Giang. Do đó, đề xuất điều chỉnh kế hoạch sản xuất lúa cho tổng diện tích khoảng 300 ha, ngoài ra sẽ có khoảng 1.000 ha Thanh Long thiếu nước tưới giai đoạn cuối mùa khô; vì vậy, cần sử dụng nước tiết kiệm và có kế hoạch phòng chống hạn hán, thiếu nước trong giai đoạn sản xuất Hè Thu 2021 cho các công trình trên.

        III. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CẤP NƯỚC VỤ HÈ THU NĂM 2021       

1.  Giải pháp trước mắt

Để chủ động cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu 2021, phòng, chống hạn hán, thiếu nước, ngập úng, các giải pháp chủ yếu cần tiếp tục thực hiện gồm:

a)   Tổ chức kiểm kê nguồn nước thường xuyên, trước và trong vụ sản xuất để cân đối, bố trí kế hoạch sản xuất, cơ cấu cây trồng hợp lý, phù hợp với điều kiện nguồn nước; trong đó, các khu vực nguồn nước chắc chắn không đủ phải giãn, dừng sản xuất, khu vực nguồn nước thiếu hụt phải chuyển đổi sang loại cây trồng cần ít nước tưới hơn; xem xét xuống giống sớm để tận dụng lượng nước còn lại của vụ Đông Xuân, đồng thời tránh thời điểm hạn hán, thiếu nước vào cuối mùa khô và nguy cơ ngập lụt, úng cuối mùa nếu xảy ra mưa sớm.

b)  Theo dõi diễn biến thời tiết do các cơ quan khí tượng, thủy văn và dự báo diễn biến nguồn nước, hạn hán do các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp để kịp thời điều chỉnh kế hoạch phân phối nước, thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước khi hạn hán, thiếu nước xảy ra;

c)   Phối hợp với các đơn vị quản lý hồ chứa thủy điện xây dựng và thực hiện kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy điện hợp lý, bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước cho sản xuất vụ Hè Thu 2021 và cả năm 2021; đối với các công trình thủy lợi sử dụng nước ở hạ du các hồ chứa lớn, liên tỉnh, trong trường hợp chưa xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cần tổ chức xây dựng phương án, bố trí kế hoạch, thời gian lấy nước phù hợp với lịch vận hành của các hồ chứa.

d)  Thực hiện nạo vét cửa lấy nước các trạm bơm, cống, hệ thống kênh mương, kể cả các kênh dẫn vào nhà máy nước sinh hoạt để chủ động lấy nước, không phụ thuộc vào xả nước hồ thủy điện; chủ động tích nước trong các hồ chứa và các ao, vùng trũng thấp, kênh rạch, đoạn sông/kênh cụt để sử dụng khi hạn hán, xâm nhập mặn lên cao; lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến, đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước và ngăn mặn; đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là hệ thống kênh mương, đường ống dẫn nước ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

2.  Giải pháp lâu dài

Trong thời gian tới, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ làm thời tiết diễn biến ngày càng cực đoan, hạn hán, úng ngập xảy ra thường xuyên hơn. Do vậy, một số giải pháp lâu dài cần được quan tâm thực hiện như sau:

a)   Theo dõi, dự báo, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu; tăng cường năng lực giám sát, dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn để thông tin kịp thời, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn, nhất là ứng phó với tác động của thời tiết cực đoan;

b)  Lập, rà soát quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng theo quy định của Luật Quy hoạch, xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, xác định rõ cơ cấu nguồn vốn, dự án ưu tiên đầu tư, trong đó có các các dự án tích, trữ nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt, cấp nước đô thị và nông thôn;

c)   Cập nhật, điều chỉnh quy hoạch tổng thể của các ngành, nhất là quy hoạch sử dụng đất, thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi, cấp nước... xác định rõ thế mạnh của các ngành, phù hợp với biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán, thiếu nước. Chủ động điều chỉnh cơ cấu sản xuất, theo hướng chuyển dịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản để phù hợp với điều kiện nguồn nước, bảo đảm hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội;

d)  Khuyến khích chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, đặc biệt vùng không chủ động nguồn nước, thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sang phát triển nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng;

e)   Rà soát, đề nghị ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là công trình cấp nước, ngăn mặn, phòng lũ.

f)Tăng cường bảo vệ diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh khôi phục, phát triển rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm cải thiện nguồn nước và bảo vệ môi trường.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Tình trạng hạn hán, thiếu nước có khả năng xảy ra trên diện rộng ở vụ Hè Thu 2021. Để bảo đảm cấp nước cho sản xuất và dân sinh vụ Hè Thu năm 2021, Tổng cục Thủy lợi đề nghị:

1.  Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Sở, ban ngành tăng cường thực hiện:

a)   Xây dựng kế hoạch phòng, chống, hạn hán theo các kịch bản có thể xảy ra, huy động nguồn lực để chủ động triển khai các giải pháp phù hợp, bảo đảm

tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp;

b)   Thực hiện các giải pháp tại Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 04/CT-TTg ngày 22/1/2020 về việc triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

             Tổng Cục thủy lợi đã có Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục bố trí kinh phí giao các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ thường xuyên về dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn, ngập lũ để làm cơ sở chỉ đạo, điều hành phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngập lũ.

BBT.