Đang online: 5
Hôm nay: 142
Trong tuần: 1268
Trong tháng: 7727
Tổng truy cập: 659763

KẾ HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VỤ HÈ THU, VỤ MÙA 2021

Thứ Sáu 16/04/2021 14:28
780

KẾ HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VỤ HÈ THU, VỤ MÙA 2021

 

Tại Hội nghị Sơ kết sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân 2020 – 2021, triển khai kế hoạch vụ Hè thu, Mùa năm 2021 các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên; Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT  đã có Kế hoạch sản xuất cụ thể nhằm tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng tăng chất lượng, giá trị và bền vững, khuyến cáo các địa phương phải xác định cây trồng chủ lực theo lợi thế so sánh, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật từ giống đến quy trình kỹ thuật canh tác, vệ sinh an toàn thực phẩm.

I. Kế hoạch sản xuất lúa vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2021

          1. Kế hoạch sản xuất lúa vụ Hè Thu 2021       

Bảng: Kế hoạch sản xuất lúa vụ Hè Thu 2021 các tỉnh DHNTB và TN

 

TT

 

 

 

 

Vùng

Kế hoạch sản xuất lúa

vụ Hè Thu 2021

So sánh 2021 /2020

tăng (+), giảm (-)

DT

(ha)

NS
(tạ/ha)

SL

(tấn)

DT

(ha)

NS
(tạ/ha)

SL

(tấn)

1

DHNTB

174,97

61,98

1.084,44

20,07

0,46

131,59

2

Tây Nguyên

5,80

55,00

31,90

0,00

0,30

0,17

Toàn vùng

180,77

61,75

1.116,34

20,07

0,49

131,76

Kế hoạch diện tích lúa vụ Hè Thu 2021 là 180,77 nghìn ha, tăng 20 nghìn ha; năng suất bình quân ước đạt 61,75 tạ/ha, tăng 0,49 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1.116 nghìn tấn, tăng 132 nghìn tấn so với Hè Thu 2020. 

          2. Kế hoạch sản xuất lúa vụ Mùa 2021  

Bảng: Kế hoạch sản xuất lúa vụ Mùa 2021 các tỉnh DHNTB và TN

 

TT

 

 

 

Vùng

Kế hoạch sản xuất lúa

vụ Mùa 2021

So sánh 2021 /2020

tăng (+), giảm (-)

DT

(ha)

NS
(tạ/ha)

SL

(tấn)

DT

(ha)

NS
(tạ/ha)

SL

(tấn)

1

DHNTB

116,88

50,96

595,62

-1,31

0,70

1,55

2

Tây Nguyên

149,30

55,50

828,53

-2,33

2,01

17,53

Toàn vùng

266,18

53,50

1.424,15

-3,64

1,43

19,09

Kế hoạch diện tích lúa vụ Mùa 2021 là 266,18 nghìn ha, giảm 3,64 nghìn ha; năng suất bình quân ước đạt 53,50 tạ/ha, tăng 1,43 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1.424 nghìn tấn, tăng 19 nghìn tấn.

          3. Kế hoạch sản xuất lúa năm 2021 các tỉnh DHNTB và TN      

Bảng : Kế hoạch sản xuất lúa năm 2021 các tỉnh DHNTB và TN

 

TT

 

 

 

 

Vùng

 

Kế hoạch sản xuất

cả năm 2021

So sánh 2021 /2020

tăng (+), giảm (-)

DT

(ha)

NS
(tạ/ha)

SL

(tấn)

DT

(ha)

NS
(tạ/ha)

SL

(tấn)

1

DHNTB

522,05

61,34

3.202,48

37,86

0,71

266,44

2

Tây Nguyên

245,35

59,30

1.454,99

-1,58

1,51

27,97

Toàn vùng

767,40

60,69

4.657,48

36,28

1,02

294,41

 

Kế hoạch diện tích lúa năm 2021 ước đạt 767,40 ha, tăng 36,28 ha; năng suất bình quân ước đạt 60,69 tạ/ha, tăng 1,02 tạ/ha; sản lượng ước đạt 4.658 nghìn tấn, tăng 295 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2020.

          II. Giải pháp tổ chức sản xuất cây trồng vụ Hè Thu, vụ Mùa 2021

Căn cứ vào dự báo của cơ quan Khí tượng thủy văn Trung ương và tình hình nguồn nước trong các hồ đập chứa, các tỉnh cần chuẩn bị tốt phương án sản xuất cây trồng cho vụ Hè Thu, vụ Mùa 2021. Cục Trồng trọt đề nghị các tỉnh cần tập trung một số giải pháp như sau:

1. Đối với sản xuất lúa

          a) Rà soát cơ cấu mùa vụ và bố trí thời vụ sản xuất lúa

+ Mùa mưa năm nay ở Tây Nguyên được dự báo bắt đầu vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 tùy từng khu vực, nên tranh thủ làm đất xuống giống tập trung, nhanh gọn khi đất đủ ẩm để né tránh khô hạn có thể xảy ra vào cuối mùa vụ.

+ Vùng an toàn nguồn nước sản xuất tập trung canh tác đúng lịch thời vụ.

+ Vùng có nguy cơ hạn hán, không đủ lượng nước cho cây trồng vào cuối mùa vụ cần tập trung bố trí chuyển từ cơ cấu sản xuất 3 vụ sang 2 vụ, hoặc bố trí lại thời vụ sản xuất phù hợp để né tránh hạn và áp dụng kỹ thuật canh tác để hạn chế tác động của khô hạn đến sản xuất lúa. Lưu ý 04 tỉnh (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận) đã xây dựng xong bộ bản đồ rủi ro hạn hán và kế hoạch thích ứng với Biến đổi khí hậu, đề nghị các tỉnh thực hiện nghiên cứu bộ Bản đồ CS-MAP và áp dụng trong công tác lập kế hoạch, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp tương ứng theo từng vụ, năm; xác định các vùng, các khu vực cần giãn vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ngừng hoặc điều chỉnh cơ cấu giống và thời vụ gieo trồng nhằm thích ứng với điều kiện nguồn nước và thời tiết. Đề xuất các giải pháp ứng phó được theo từng vùng căn cứ vào mức nguy cơ hạn hán có thể xảy ra được xác định từ đầu vụ

+ Đẩy mạnh chuyển đổi những vùng có khả năng thiếu nước vào cuối vụ sang cây trồng cạn ngắn ngày để tăng hiệu quả sản xuất và tiết kiệm nước tưới.

          b) Thời vụ

          - Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ:

+ Các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận xuống giống từ 25/4 - 20/5.

          c) Cơ cấu giống

Tập trung sử dụng giống ngắn ngày và cực ngắn ngày, có năng suất, chất

lượng khá, cứng cây chống đổ ngã, chống chịu khô hạn tốt.

- Những vùng có nguy cơ thiếu nước tưới hoặc ngập úng vào cuối vụ nên bố trí giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, cực ngắn từ 90 ngày trở lại.

- Đối với vùng chủ động có đủ nước tưới: Bố trí sản xuất những giống có thời gian sinh trưởng từ 90-95 ngày, giống lúa thuần, lúa lai có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh; khuyến cáo nông dân sử dụng cấp giống xác nhận và nằm trong cơ cấu khuyến cáo của tỉnh.

- Cơ cấu giống lúa khuyến cáo:

+ Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ:

   Giống chủ lực: DV108, OM6976, ML48, TH6; lúa lai TH3-3, ANS1, TBR1, Đài Thơm 8,..

   Giống bổ sung: SH2, AS996, HT1, TH41, ML202, ML214, TBR36, TBR45, TBR225, BC15, KD28, MT10, DT45, Hương Châu 6, Hương Xuân, BĐR27,...

  Giống triển vọng: TBR279, BĐR57, BĐR999, AN1 (NA6), Thiên Châu 16, Ma Lâm 232, Hà Phát 3, DH81-56, GL105, Kim cương 111, OM 6600, QS 12, ADI28, ADI 168,  MHC2 (lúa lai),...

          d) Áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến cho lúa, tiết kiệm nước tưới

- Cần tập trung chỉ đạo gói kỹ thuật“1 phải, 5 giảm” đồng bộ.

  - Tăng cường bón lót phân hữu cơ. Sử dụng các dạng phân Ure chậm tan để chống thất thoát đạm.

- Sử dụng hạt giống xác nhận đối với lúa thuần, hạt lai F1 đối với lúa lai.

- Gieo sạ thưa hợp lý: lúa thuần gieo 80 kg/ha, lúa lai gieo 40 kg/ha.

- Tưới phương pháp “Nông-Lộ-Phơi” và theo Sổ tay hướng dẫn tưới tiết kiệm nước của Tổng Cục Thủy lợi ban hành.

- Tranh thủ nguồn nước để tưới đủ nước cho 3 lần bón phân và thời kỳ trỗ.

          e) Quản lý tốt nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả

- Nạo vét các kênh mương, bờ vùng, bờ thửa; gia cố các bờ đập, tiến hành kiểm tra và sửa chữa, tu bổ các công trình thủy lợi.

- Tổ chức quản lý chặt chẽ nguồn nước, vận hành hợp lý các công trình, điều tiết nước theo từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu cây trồng.

- Bố trí diện tích sản xuất không vượt quá năng lực phục vụ của công trình thủy lợi, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng tại những nơi có khả năng thiếu nước.

- Xây dựng, bổ sung, cập nhật phương án phòng chống hạn, phòng chống lũ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó cần lưu ý việc bố trí kinh phí và dự phòng giống cho sản xuất khi có thiên tai.

- Thường xuyên thông báo tình hình thời tiết, nguồn nước để điều chỉnh việc cấp thoát nước cho phù hợp với sản xuất.

          f) Đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng trên đất lúa

          - Rà soát  diện tích cho từng loại cây trồng theo tiểu vùng sinh thái:

+ Vùng khả năng bị hạn, thiếu nước tưới cần chuyển đổi cây trồng cạn như mè, sắn,...hoặc chuyển dịch mùa vụ gieo trồng để tránh thiệt hại do khô hạn.

+ Vùng có tưới khi chuyển đổi màu, tập trung đầu tư thâm canh những cây trồng hiệu quả cao: ngô lai, lạc, đậu tương, rau đậu các loại,…

+ Trên đất lúa chuyển đổi cần qui hoạch bố trí gieo trồng tập trung cùng nhóm cây trồng như vùng ngô lai, vùng đậu đỗ,...để dễ điều tiết nguồn nước.  

          -  Kỹ thuật canh tác:

          Biện pháp canh tác cây rau màu tùy thuộc vào điều kiện đất đai, mùa vụ, hệ thống tưới tiêu, đối tượng cây trồng để xác định biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý mới có hiệu quả cao.

          + Trên đất chuyên màu: cần chú trọng biện pháp luân canh mùa vụ, thiết kế hệ thống tưới hợp lý và bón phân cân đối.

          + Trên đất chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu: cần chú trọng hệ thống tưới, tiêu nội đồng, tuyệt đối không để úng cục bộ; lên băng liếp thông thoáng, liên vùng không có hiện tượng lúa màu đan xen, tùy theo thành phần cơ giới đất và độ màu mỡ của đất để bón cân đối NPK, không để thừa đạm gia tăng sâu bệnh và năng suất thấp.

          2. Đối với cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày

          Trên cơ sở điều kiện đất đai của mỗi địa phương, định hướng tiêu thụ theo nhu cầu thị trường, chọn giống phù hợp và hướng dẫn qui trình thâm canh để tăng năng suất, sản phẩm đạt chất lượng cao dễ tiêu thụ với giá bán cao. Cụ thể:

-  Trên đất chuyên màu: Cần chú trọng biện pháp luân canh mùa vụ, thiết kế hệ thống tưới hợp lý và bón phân cân đối.

-  Trên đất chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu: Cần chú trọng hệ thống tưới, tiêu nội đồng, tuyệt đối không để úng cục bộ; lên băng liếp thông thoáng, liên vùng không có hiện tượng lúa màu đan xen, tùy theo thành phần cơ giới đất và độ màu mỡ của đất để bón cân đối NPK, không để thừa đạm gia tăng sâu bệnh và năng suất thấp.

- Thời vụ: Bố trí xuống giống vụ Hè Thu để ngô, lạc, rau đậu các loại ra hoa, trổ cờ phun râu trước 10/6 hoặc sau 20/7, né tránh gió Tây Nam khô nóng có cường độ mạnh, nhiệt độ cao, ẩm độ thấp ảnh hưởng đến khả năng đậu trái của cây trồng.

- Cơ cấu giống: Trên cơ sở điều kiện đất đai của mỗi địa phương, định hướng tiêu thụ theo nhu cầu thị trường, chọn giống phù hợp và hướng dẫn qui trình thâm canh để tăng năng suất, sản phẩm đạt chất lượng cao dễ tiêu thụ với

giá bán cao.

- Áp dụng phương thức sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP… để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; chăm sóc cây trồng phù hợp với quy trình của từng loại cây để hạn chế sinh vật gây hại và đạt năng suất cao.

          3. Đối với cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả

          a) Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất

- Các tỉnh cần tăng cường rà soát tình hình sản xuất các đối tượng cây công nghiệp, cây ăn quả trên địa bàn. Xác định các đối tượng cây ăn quả chủ lực, có lợi thế phát triển, phù hợp với đất đai, điều kiện sinh thái. Trên cơ sở rà soát, đưa ra các chính sách, giải pháp phát triển bền vững, đặc biệt không phát triển các đối tượng cây trồng ngoài vùng quy hoạch đã được phê duyệt, không trồng tái canh hồ tiêu đối với diện tích già cỗi, đất đai không phù hợp hoặc đã bị nhiễm nặng sâu bệnh; chuyển đổi diện tích này sang trồng các cây khác có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả….

- Rà soát, đánh giá các mô hình trồng xen cây ăn quả như bơ, sầu riêng, … trong cây công nghiệp hồ tiêu, cà phê, điều …, mô hình trồng xen tiêu trong cà phê, … để quy hoạch vùng sản xuất phù hợp, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững.   

- Cơ quan chuyên môn tỉnh tăng cường công tác dự tính, dự báo sâu bệnh hại trên các đối tượng cây công nghiệp, cây ăn quả như điều, hồ tiêu, cà phê, cao su, sầu riêng,.. khi mùa mưa tới; thông tin dự tính dự báo, dự tính cần được cập nhật thường xuyên và có hướng dẫn kịp thời tới người sản xuất.

- Người sản xuất cần chủ động kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện sâu bệnh kịp thời và có biện pháp phòng trừ thích hợp. Tăng cường vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư thực vật, cắt tỉa những cành khô, cành bị sâu bệnh, làm cho vườn cây thông thoáng, tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng phát triển, hạn chế sâu bệnh hại.

b) Tăng cường đầu tư, chăm sóc

- Tăng cường đầu tư chăm sóc bón phân hữu cơ, bón phân vô cơ tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả và nâng cao năng suất các đối tượng cây công nghiệp, cây ăn quả.

- Tăng cường đầu tư, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ vào sản xuất, tưới nước tiết kiệm (tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, ...), sử dụng giống mới có khả năng kháng sâu bệnh, thích nghi với sự biến đổi của khí hậu, …

          c) Liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm

- Các tỉnh cần vận dung linh hoạt các cơ chế chính sách, đầu tư nguồn lực, tăng cường đẩy mạnh liên kết sản xuất, sản xuất theo chuỗi gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua hình thức liên kết như tổ hợp tác, Hợp tác xã, cánh đồng mẫu lớn, ..... đặc biệt liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đầu vào cho sản xuất, ...

- Tăng cường sản xuất có chứng nhận VietGAP, UTZ, 4C, Rainforest, ... trên các đối tượng cây công nghiệp, cây ăn quả.

- Các tỉnh cần tăng cường công tác thanh kiểm tra về vệ sinh an toàn trên các đối tượng cà phê, hồ tiêu, có những khuyến cáo, cảnh báo tới người sản xuất kịp thời.

          d) Trồng mới và tái canh:

- Rà soát tình hình tái canh, ghép cải tạo trên cây cà phê, điều, có số diện tích cụ thể đến tận thôn, bản về nhu cầu cần tái canh, ghép cải tạo; xây dựng kế hoạch và triển khai tái canh, ghép cải tạo cụ thể cho từng năm.

- Vận dung cơ chế chính sách hiện có để đẩy mạnh tái canh cà phê, điều. Tăng cường công tác công nhận cây đầu dòng, vườn đầu dòng gắn với quản lý tốt chất lượng cây giống phục vụ cho tái canh.

- Tích cực tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích khi tham gia chương trình tái canh cà phê, điều. Trên cơ sở đó người dân tích cực tham gia và chương trình tái canh được triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả cho sản xuất./.

BBT